CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Định nghĩa quản trị lợi nhuận
Theo Beneish (2001), vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu kế toán là mức độ mà người quản lý doanh nghiệp thực hiện QTLN vì lợi ích của chính họ. Đây là một đề tài khá thú vị, được nhiều nhà nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau quan tâm bởi vì nó cho thấy một bức tranh về các hành động của nhà quản lý trong việc lập BCTC của doanh nghiệp. Với các cách nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau, nhiều định nghĩa về QTLN đã được đưa ra. Một số định nghĩa tiêu biểu như sau:
Watts và Zimmerman (1990) cho rằng QTLN xảy ra khi các nhà quản trị doanh nghiệp tìm cách biến đổi các số liệu kế tốn có thể theo ý định chủ quan của mình, việc này có thể dẫn đến kết quả là làm tăng giá trị cơng ty, cũng có thể chỉ là hành vi mang tính cơ hội.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về QTLN, đĩnh nghĩa về thuật ngữ QTLN thường được trích dẫn là định nghĩa trong nghiên cứu của Schipper (1989) và Healy và Wahlen (1999). Theo Schipper (1989, trang 92), QTLN là “một sự can thiệp có mục đích trong q trình lập BCTC bên ngồi, với mục đích đạt được một số lợi ích riêng tư”; ngoài ra, tác giả cũng bổ sung thêm rằng “mở rộng của định nghĩa QTLN cần phải bao gồm QTLN thực tế, điều mà đạt được thông qua các quyết định về thời gian của các hoạt động đầu tư và tài chính để thay đổi lợi nhuận được báo cáo hoặc các chỉ tiêu liên quan”.
Healy và Wahlen (1999, trang 368) định nghĩa: “QTLN xảy ra khi các nhà quản lý vận dụng những xét đốn trong việc trình bày thơng tin tài chính và trong
q trình hình thành các giao dịch để làm thay đổi BCTC, nhằm lừa dối các cổ đơng về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp hoặc tác động đến kết quả các hợp đồng mà chúng dựa vào số liệu báo cáo của kế toán”.
Cũng giống như Healy and Wahlen (1999), Leuz và cộng sự (2003) định nghĩa QTLN là sự sửa đổi kết quả hoạt động kinh tế được báo cáo của doanh nghiệp bởi những người bên trong doanh nghiệp nhằm lừa dối các cổ đông hoặc tác động đến các kết quả hợp đồng.
Trong nghiên cứu của Ronen và Yaari (2008), các tác giả đã tóm tắt những định nghĩa khác nhau về QTLN của những nhà nghiên cứu trước và phân loại chúng thành ba nhóm là trắng, xám và đen:
- QTLN trắng là dựa trên sự linh hoạt trong việc lựa chọn chính sách kế tốn để phát tín hiệu thơng tin cá nhân (sự kỳ vọng) của nhà quản lý về dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai. Loại này được xem là có lợi và tăng cường tính minh bạch của các BCTC.
- QTLN xám là việc lựa chọn các chính sách kế tốn nhằm mục đích vụ lợi (tối đa hóa lợi ích của nhà quản lý) hoặc nhằm đạt được hiệu quả về mặt kinh tế (tăng tính minh bạch của BCTC).
- QTLN đen là việc sử dụng các thủ thuật để làm sai lệch hoặc giảm tính minh bạch của các BCTC.
Sau khi phân tích các khía cạnh của ba nhóm định nghĩa QTLN ở trên, Ronen và Yaari (2008, trang 27) đã đưa ra định nghĩa như sau:
“QTLN là tập hợp các quyết định quản lý, dẫn đến không phản ánh đúng giá trị lợi nhuận trong ngắn hạn, không tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Việc này có thể có lợi nếu nó báo hiệu giá trị dài hạn, có thể nguy hại nếu nó che giấu giá trị ngắn hạn hoặc dài hạn, và cũng có thể là trung lập nếu nó cho thấy kết quả thực sự trong ngắn hạn. QTLN có thể được thực hiện bằng các hành động liên quan đến
hoạt động sản xuất, đầu tư của doanh nghiệp hoặc liên quan đến việc lựa chọn chính sách kế tốn mà những điều này có thể tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp.”
Như vậy, các định nghĩa về QTLN khác nhau ở mục đích của nhà quản trị và chúng không phải luôn luôn xấu, tuy nhiên tất cả đều thống nhất ở kết quả của việc QTLN là thơng tin tài chính được cung cấp ra bên ngoài doanh nghiệp bị thay đổi bởi sự can thiệp của nhà quản trị.