CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. Động cơ dẫn đến việc quản trị lợi nhuận
Healy và Wahlen (1999) đã tổng hợp, thống kê các nghiên cứu trước đó về QTLN nhằm cung cấp cho các cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán và các cơ quan quản lý những bằng chứng thực nghiệm về QTLN, bao gồm: cường độ và tần suất của QTLN, các khoản dồn tích cụ thể và các phương pháp kế toán được sử dụng để QTLN, các động cơ của việc QTLN và tác động của QTLN đến việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Theo Healy và Wahlen (1999), những nghiên cứu trước đó đã xem xét ba nhóm động cơ dẫn đến QTLN: nhóm liên quan đến thị trường vốn, nhóm liên quan đến các hợp đồng và nhóm liên quan đến các cơ quan quản lý (nhóm này liên quan đến hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tài chính).
Beneish (2001) thì sắp xếp các nghiên cứu trước đó về động cơ QTLN thành hai nhóm: nhóm các động cơ QTLN theo hướng tăng lợi nhuận lên và nhóm các động cơ QTLN theo hướng giảm lợi nhuận xuống.
Còn theo Dechow và Schrand (2004), dựa trên các nghiên cứu trước đó, nguyên nhân QTLN được chia thành ba nhóm là: nhóm liên quan đến thị trường vốn, nhóm liên quan đến các hợp đồng và nhóm liên quan đến việc dự báo.
Dựa theo nghiên cứu của Healy và Wahlen (1999), của Dechow và Schrand (2004), và một số nghiên cứu khác, tác giả khái quát một số nguyên nhân, động cơ của việc QTLN như sau:
2.2.1. Liên quan đến thị trường vốn:
Việc các nhà đầu tư và các nhà phân tích tài chính sử dụng thơng tin được công bố trên BCTC của doanh nghiệp để định giá chứng khoán dẫn đến động cơ cho các nhà quản trị thực hiện thao túng lợi nhuận nhằm tác động đến giá chứng khoán trong ngắn hạn (Healy và Wahlen, 1999). Bất kỳ sự kiện nào liên quan đến việc chứng khốn được mua bán đều có thể tạo động cơ cho nhà quản trị thực hiện QTLN. Các nghiên cứu đã tìm thấy nhiều bằng chứng về QTLN trong các trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, hợp nhất hay nhà quản lý mua lại tồn bộ cổ phiếu của các cổ đơng, và cuối cùng là các giao dịch cổ phiếu nội gián (Dechow và Schrand, 2004).
Thứ nhất, trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu: Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về việc doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu là một nguyên nhân có thể dẫn đến QTLN nhằm làm tăng giá cổ phiếu phát hành (Dechow và Schrand, 2004).
Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng:
Theo Dechow và Schrand (2004), một doanh nghiệp phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng cũng tạo ra động cơ cho QTLN, thậm chí cơ hội cịn nhiều hơn trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu. Thường thì các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu lần đầu ra cơng chúng có một lịch sử hoạt động ngắn hơn các doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu. Đối với các công ty hoạt động lâu đời thì lượng thơng tin tài chính q khứ cần phải cơng bố của cơng ty phát hành cổ phiếu lần đầu cũng ít hơn cơng ty phát hành thêm cổ phiếu. Do đó, rất khó cho các thành viên thị trường ước lượng được phần dồn tích khơng thể điều chỉnh và phần dồn tích có thể điều chỉnh của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Nhiều nghiên cứu cũng đã tìm thấy bằng chứng rằng các doanh nghiệp thực hiện QTLN thông qua khoản dồn tích có thể điều chỉnh trước đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Thứ ba, trường hợp hợp nhất công ty hoặc nhà quản lý mua lại toàn bộ cổ phiếu của các cổ đông:
Đối với trường hợp hợp nhất công ty, cả bên hợp nhất và bên bị hợp nhất đều có động cơ để thực hiện QTLN nhằm tăng giá cổ phiếu. Và bằng chứng thực nghiệm cũng đã chứng minh điều này khi các doanh nghiệp thường sử dụng khoản dồn tích có thể điều chỉnh để QTLN (Dechow và Schrand, 2004).
Khi nhà quản lý mua lại toàn bộ cổ phiếu của các cổ đông, các nhà quản lý thường muốn mua lại với mức giá thấp nhất nên họ thường thực hiện QTLN theo hướng giảm lợi nhuận nhằm giảm giá cổ phiếu của công ty (Dechow và Schrand, 2004).
Thứ tư, trường hợp các giao dịch nội gián: Những người ở bên trong doanh
nghiệp thường muốn làm tăng lợi nhuận để đẩy giá cổ phiếu lên cao nhằm thu được lợi khi họ bán cổ phiếu của công ty (Dechow và Schrand, 2004).
2.2.2. Liên quan đến các hợp đồng:
- Hợp đồng vay nợ:
Theo Dechow và Schrand (2004), các hợp đồng vay nợ thường chứa những điều khoản dựa trên số liệu kế toán hoặc là các tỷ số được tính từ số liệu kế tốn. Sau khi tổng hợp các nghiên cứu trước đó, họ thấy có bằng chứng rằng cho thấy khi công ty gần vi phạm các điều khoản trong hợp đồng vay nợ của họ thì sẽ thực hiện một số thủ thuật kế tốn như sử dụng khoản dồn tích có thể điều chỉnh nhằm tăng lợi nhuận của công ty. Saleh và Ahmed (2005) cũng thống nhất rằng các nghiên cứu trước đó cho thấy nhà quản lý QTLN thông qua việc liên quan chỉ tiêu lợi nhuận lựa chọn chính sách kế tốn nhằm tăng lợi nhuận để giảm khả năng danh nghiệp bị vi phạm các điều khoản trong hợp đồng vay nợ.
- Hợp đồng về chế độ lương thưởng cho nhà quản lý:
Liệu các nhà quản lý có thao túng khoản dồn tích nhằm tối đa hóa tiền thưởng dựa trên lợi nhuận của mình hay khơng đã trở thành một câu hỏi được
nghiên cứu rộng rãi (Dechow và Schrand, 2004). Nghiên cứu của Healy (1985) có thể được coi là điển hình trong các nghiên cứu này với kết quả cho thấy QTLN có liên quan đến kế hoạch lương, thưởng của nhà quản lý. Các nghiên cứu sau đó thì bổ sung bằng chứng về việc nhà quản lý thực hiện QTLN nhằm tác động đến giá cổ phiếu và tối đa hóa các khoản thưởng dựa trên cổ phiếu của họ (Dechow và Schrand, 2004).
2.2.3. Quản trị lợi nhuận nhằm đạt được mức kỳ vọng của các nhà phân tích hoặc đạt được mức dự báo của chính nhà quản lý: tích hoặc đạt được mức dự báo của chính nhà quản lý:
Theo kết quả tổng hợp của Healy (1999), có nghiên cứu cho thấy nhà quản trị thực hiện QTLN theo hướng tăng lên để không thấp hơn mức kỳ vọng của các nhà phân tích tài chính. Bên cạnh đó, cũng có nghiên cứu sử dụng đề xuất của các nhà phân tích tài chính về việc mua, bán, hay nắm giữ cổ phiếu để dự đoán mối quan hệ với QTLN và kết quả đã cho thấy: đối với công ty nhận được đề xuất mua cổ phiếu thì có thể QTLN để đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng của các nhà phân tích. Ngồi ra, cả Healy (1999) và Dechow và Schrand (2004) đều ghi nhận một nghiên cứu cho thấy khi cơng ty có khả năng khơng đạt được lợi nhuận dự báo trước đó của nhà quản lý thì họ sẽ tìm cách đẩy lợi nhuận tăng lên thơng qua việc sử dụng các khoản dồn tích.
2.2.4. Động cơ liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp:
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy doanh nghiệp có động cơ thực hiện QTLN trong giai đoạn luật thuế có thay đổi đáng kể. Ví dụ, khi chính phủ sắp ban hành quy định về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì các doanh nghiệp sẽ thay đổi thời điểm ghi nhận doanh thu, chi phí nhằm trì hỗn việc ghi nhận lợi nhuận, giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ hiện tại (Dechow và Schrand, 2004).
2.2.5. Động cơ khác:
Khi chính phủ có các chương trình ưu đãi như nới lỏng bớt các quy định hoặc ưu đãi cho một số nhóm đối tượng doanh nghiệp khó khăn, các doanh nghiệp sẽ
thực hiện QTLN nhằm đáp ứng điều kiện yêu cầu để được hưởng ưu đãi (Nguyễn Hà Linh, 2017).