Những mặt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn ngoài ngân sách thực hiện nông thôn mới huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 42 - 44)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN NGOÀI NGÂN

2.3.1. Những mặt đƣợc

Hình 2.4 cho thấy, nguồn vốn ngân sách trung ƣơng và địa phƣơng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động cho chƣơng trình XDNTM huyện Tháp Mƣời giai đoạn 2015 - 2018.

Hình 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động để XDNTM giai đoạn 2015 - 2018

Nguồn: Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Tháp Mười (2019)

Ngồi ra cịn có nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế khác và nguồn vốn huy động từ dân cƣ chiếm một phần nhỏ và có xu hƣớng tăng dần theo thời gian.

Thực tế, trong những năm qua các doanh nghiệp tại địa phƣơng ln tích cực tham gia đóng góp các kinh phí để xây dựng, phát triển NTM. Khi doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động, muốn vận hành đƣợc thuận lợi thì bắt buộc doanh nghiệp phải bỏ vốn ra để đầu tƣ cho hệ thống đƣờng giao thông, bến bãi, chợ,… Có nhƣ vậy thì khâu vận chuyển nguyên vật liệu hay hàng hóa của doanh

nghiệp đến các thị trƣờng khác mới đƣợc dễ dàng.

Cụ thể nhƣ tại huyện Tháp Mƣời đang có sự đóng góp lớn của một số Cơng ty lớn nhƣ Công ty TNHH Tỷ Thạc với trên 3.000 công nhân chuyên may giày da xuất khẩu; Công ty TNHH kinh doanh và xay xát lúa gạo xuất khẩu Cẩm Nguyên, với công suất trên 200.000 tấn gạo xuất khẩu năm; Công ty TNHH MTV cơ khí nơng nghiệp Phan Tấn chuyên sản xuất máy gặt đập liên hợp với công suất trên 150 máy/năm,… Nhƣng khi các công ty, doanh nghiệp đã đi vào hoạt động hồn chỉnh thì chỉ tập trung sản xuất kinh doanh, ít khi tiếp tục tham gia đóng góp cho nguồn vốn XDNTM tại địa phƣơng. Chỉ khi có thêm nhiều doanh nghiệp nữa thì mới có thể gia tăng đƣợc nguồn vốn đóng góp cho địa phƣơng. Điều này địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành tại địa phƣơng, khuyến khích, hỗ trợ các cơng ty, doanh nghiệp trong việc đầu tƣ mở rộng kinh doanh hiệu quả mới có thể tham gia góp vốn.

Huyện Tháp Mƣời là một trong 12 huyện, thị, thành của tỉnh Đồng Tháp, huyện là cửa ngõ phía Đơng của tỉnh với Thành phố Hồ Chí Minh qua quốc lộ N2. Trong XDNTM, việc xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn đƣợc xem là đồn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từ đó tăng thu nhập cho ngƣời dân, góp phần xây dựng huyện đạt chuẩn NTM đến năm 2020 theo Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 25/5/2016 của Huyện ủy Tháp Mƣời.

Qua nhiều năm triển khai thực hiện Chƣơng trình XDNTM, bộ mặt nơng thơn các xã trên địa bàn huyện có nhiều thay đổi; kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn từng bƣớc phát triển, hệ thống thuỷ lợi đƣợc nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất; hệ thống đƣờng giao thông nông thôn đƣợc nâng cấp, bê tơng hố, cùng với hệ thống đèn chiếu sáng, cổng, ngõ đƣợc xây dựng, bộ mặt nông thôn khang trang, sạch đẹp hơn. Kết quả tính đến cuối năm 2018 huyện có 22/24 chỉ tiêu đạt và vƣợt kế hoạch đề ra. Tồn huyện đã có 9/12 xã đạt danh hiệu xã NTM, đến cuối năm 2019 huyện sẽ tiếp tục xây dựng 03 xã còn lại là: Hƣng Thạnh, Thạnh Lợi, Láng Biển đạt chuẩn xã NTM.

toàn huyện đã huy động đƣợc nguồn lực tài chính lớn, đặc biệt là hoàn thiện cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội. Các cơng trình xây dựng cầu đƣờng trên địa bàn huyện luôn đƣợc trung ƣơng và địa phƣơng quan tâm. Nhiều tuyến đƣờng giao thông nông thôn đƣợc mở rộng giúp cho việc đi lại của ngƣời dân đƣợc dễ dàng hơn. Hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa ở các tuyến đƣờng nhỏ nơng thơn ra các đƣờng chính cũng thuận lợi hơn. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phƣơng, từng bƣớc tiếp cận với văn minh đô thị.

Công tác phân bổ vốn đầu tƣ XDNTM cho các xã trực thuộc huyện thực hiện theo hƣớng dẫn. Vốn từ NSNN cấp cho XDNTM đều đƣợc phân cấp chi tiết, cụ thể, dựa vào kết quả triển khai chƣơng trình, các điều kiện tự nhiên để phân chia nguồn vốn. Từ đó đã thúc đẩy ngƣời dân địa phƣơng tham gia. Việc lồng ghép các nguồn vốn từ NSNN cấp trực tiếp cho XDNTM và các chƣơng trình mục tiêu quốc gia khác đang triển khai trên địa bàn ngày càng hiệu quả. Các chƣơng trình có sự hỗ trợ cho nhau đã giúp tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí.

Cơ chế cấp phát vốn XDNTM đƣợc quản lý chặt chẽ, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong triển khai dự án, địa phƣơng đã tăng cƣờng giám sát thi công kết hợp giám sát cộng đồng để đảm bảo tiến độ, chất lƣợng và hiệu quả khai thác. Quá trình sử dụng vốn XDNTM tại các địa phƣơng đều có sự tham gia của ngƣời dân, vì vậy, tính minh bạch và hiệu quả của vốn XDNTM đƣợc phát huy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn ngoài ngân sách thực hiện nông thôn mới huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 42 - 44)