6. Bố cục của luận văn
1.4. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài
Đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính cho phát triển nơng thơn. Có thể kể tên một số nghiên cứu tiêu biểu sau:
“Dakley và cộng sự (1991) nghiên cứu thực tiễn trong phát triển nơng thơn, đã
hài hồ giữa sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên với nguồn lực con người, phải tạo cơ chế để người dân nơng thơn tham gia vào q trình triển khai, kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án xây dựng và phát triển nông thôn.
Nguyễn Sinh Cúc (2013), cho rằng chương trình XDNTM đã huy động được nguồn lực tài chính rất lớn cho xây dựng, hồn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa... Tuy nhiên, các những trở ngại chủ yếu mà chương trình XDNTM gặp phải là nguồn lực từ Nhà nước có hạn, nhiều địa phương có tư tưởng ỷ lại, trơng chờ vào NSNN nên tiến độ triển khai các dự án phát triển nông thôn rất chậm.
Nguyễn Tiến Định (2010), khi nghiên cứu về cơ chế chính sách huy động nội lực từ người dân vùng núi phía Bắc tham gia XDNTM đã chỉ ra các khía cạnh của việc người dân tham gia vào XDNTM bao gồm: Được tham gia vào các cuộc họp dự án, được tham gia vào q trình ra quyết định, tham gia thi cơng thực hiện (tham gia bằng ngày công lao động trực tiếp hoặc gián tiếp), được tham gia vào giám sát dự án, được tham gia quản lý bảo dưỡng cơng trình. Sự tham gia của người dân có tác động tích cực đến chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn lực xây dựng cơng trình hạ tầng trên các khía cạnh: giảm chi phí đầu tư xây dựng cơng trình, giảm chi phí đầu tư ngân sách, góp phần đảm bảo chất lượng cơng trình và phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân.
Đoàn Thị Hân (2012), cho rằng các địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội thì việc huy động sự đóng góp của các đơn vị, cá nhân trên địa bàn đạt kết quả khá tốt; ngược lại, ở những địa phương kinh tế kém phát triển thì vấn đề huy động sự đóng góp các nguồn lực cho XDNTM là hết sức khó khăn, vấn đề đầu tư cho chương trình XD NTM chủ yếu phải trơng chờ vào nguồn đầu tư từ NSNN.
Nguyễn Quế Hương (2013) cho rằng XDNTM là chương trình tiếp cận có sự tham gia, lấy người dân làm trung tâm, người dân là chủ thể. Do vậy, nâng cao vai trò của người dân, thu hút sự tham gia đóng góp của người dân vào chương trình có ý nghĩa quyết định sự thành cơng của chương trình. Theo Nguyễn Quế Hương
(2013), sự sẵn lịng tham gia đóng góp của người dân chịu ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố chính là: (1) Mức độ người dân được tham gia ra quyết định, trực tiếp tham gia vào các hoạt động cụ thể của chương trình và (2) Chất lượng của cơng tác tun truyền, thuyết phục, vận động người dân.
Nguyễn Thành Lợi (2012) nghiên cứu về XDTNM ở Nhật Bản đã chỉ ra rằng Nhật Bản đã rất sáng tạo trong q trình phát triển nơng thơn khi xác định nhiệm vụ trọng tâm theo từng giai đoạn: Trong giai đoạn đầu Nhà nước tăng cường nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường các khoản cho vay từ các quỹ tín dụng nơng nghiệp của Chính phủ và các phương thức hỗ trợ đặc biệt; Sang giai đoạn hai, chính sách tập trung vào đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống của người dân, thu hẹp khoảng cách thành thị và nông thôn; Giai đoạn ba, hướng tới việc lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của địa phương để phát triển. Yếu tố thành cơng chủ yếu của chương trình phát triển nơng thơn là nhận biết những nguồn lực chưa được sử dụng tại địa phương, sau đó vận động nguồn lực một cách sáng tạo để tham gia vào xây dựng nông thôn.
Vũ Nhữ Thăng (2015) cho rằng cơ chế, chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả huy động và quản lý các nguồn lực tài chính phục vụ XDNTM ở Việt Nam.”Vấn đề mẫu chốt để tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho XDNTM chính là hồn thiện các chính sách chính sách về huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính.