Nguồn vốn XDNTM của huyện Hồng Ngự giai đoạn 2016 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động các nguồn lực đóng góp của người dân vào công trình xây dựng nông thôn mới tại huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 35)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng huy động nguồn lực đóng góp từ người dân trong xây dựng các

2.2.2. Nguồn vốn XDNTM của huyện Hồng Ngự giai đoạn 2016 2018

Hàng năm huyện Hồng Ngự tiếp nhận nguồn vốn cho chương trình XDNTM từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó trọng tâm vẫn là nguồn vốn từ NSNN, vốn tín dụng và nguồn vốn đóng góp trong cộng đồng dân cư. Nhìn chung, trong giai đoạn 2016 - 2018, nguồn vốn đầu tư cho chương trình XDNTM mới tại huyện Hồng Ngự có xu hướng giảm dần (Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn XDNTM huyện Hồng Ngự giai đoạn 2016 - 2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1. Vốn NSNN 54.853 73,8 35.317 74,3 29.596 66,4

Ngân sách Trung ương 32.648 44,0 24.903 52,4 21.806 48,9

Ngân sách địa phương 22.205 29,9 10.414 21,9 7.790 17,5

2. Vốn tín dụng 1.850 2,5

3. Vốn của cộng đồng

dân cư 17.574 23,7 12.197 25,7 14.985 33,6

Tổng số 74.277 100,00 47.514 100,00 44.581 100,00

Nguồn: Ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự (2019)

Năm 2016, nguồn vốn NSNN cấp cho toàn huyện là 54.853 triệu đồng (chiếm 73,8% tổng nguồn vốn), đây được xem là nguồn vốn chính để thực hiện các chương trình XDNTM. Trong đó: ngân sách từ Trung ương là 32.648 triệu đồng và ngân sách từ địa phương là 22.205 triệu đồng. Nguồn vốn tín dụng là 1.850 triệu đồng (chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 2,5%) và nguồn vốn huy động trong cộng đồng dân cư là 17.574 triệu đồng (chiếm 23,7%).

Năm 2017, nguồn vốn NSNN giảm đi đáng kể chỉ còn 35.317 triệu đồng (chiếm 74,3% tổng nguồn vốn), trong đó: ngân sách Trung ương là 24.903 triệu đồng và ngân sách địa phương là 10.414 triệu đồng. Nguồn vốn huy động trong cộng đồng dân cư là 12.197 triệu đồng (chiếm 25,7% tổng nguồn vốn).

Năm 2018, nguồn vốn NSNN tiếp tục giảm chỉ còn 29.596 triệu đồng (chiếm 66,4% tổng nguồn vốn), trong đó: ngân sách Trung ương là 21.806 triệu đồng và ngân sách địa phương là 7.790 triệu đồng. Nguồn vốn huy động trong cộng đồng dân cư tăng hơn so với năm trước là 14.985 triệu đồng (chiếm 33,6% tổng nguồn vốn).

Căn cứ theo nhu cầu vốn dành cho xây dựng NTM tại huyện Thanh Bình thì năm 2016 nhu cầu vốn là 94.821 triệu đồng (tỷ lệ đáp ứng là 78,33%); năm 2017 nhu cầu vốn là 78.315 triệu đồng (tỷ lệ đáp ứng là 60,67%); năm 2018 nhu cầu vốn

là 71.520 triệu đồng (tỷ lệ đáp ứng là 62,33%). Như vậy nhìn chung nguồn vốn ngân sách cấp cho hoạt động xây dựng NTM hàng năm tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng vẫn chưa để đáp ứng nhu cầu thực tế. Chính vì thế, để đẩy nhanh tốc độ xây dựng và phát triển các cơng trình NTM tại địa phương thì việc tích cực huy động nguồn lực đóng góp của người dân là vơ cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động các nguồn lực đóng góp của người dân vào công trình xây dựng nông thôn mới tại huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)