6. Bố cục của luận văn
1.5. Kinh nghiệm thực hiện xây dựng NT Mở một số địa phương
1.5.1. Kinh nghiệm xây dựng NTM ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Sau 8 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Kim Bảng đã thực sự làm thay đổi tồn diện bộ mặt nơng thơn, kinh tế xã hội trên địa bàn, nhận thức của người dân được nâng lên, cơ sở hạ tầng nơng thơn được hồn thiện; người dân có ý thức hơn trong việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần, nâng cao thu nhập; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững... Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM huyện đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: Cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền
về mục đích, ý nghĩa, chủ thể xây dựng NTM bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức hội họp, phát thanh, cổ động và tun truyền trực quan, tạo khơng khí sơi nổi, đồng thuận trong xây dựng NTM. Phát huy sức mạnh toàn dân, tạo sức lan tỏa nhanh, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM. Thành lập, kiện tồn bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng từ huyện đến xã, đây là yếu tố rất quan trọng quyết định tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Hệ thống chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả, có bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên môn, sát thực tế, phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện từ huyện đến cơ sở. Phải lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. Với phương thức huy động các nguồn lực phù hợp. Đồng thời, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững an ninh chính trị, trât tự an tồn xã hội.
1.5.2. Kinh nghiệm xây dựng NTM của xã Hòa An thuộc thành phố Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Xã Hịa An có xuất phát điểm thấp chỉ đạt 6/19 tiêu chí. Sau 3 năm xây dựng, Hịa An đã được cơng nhận đạt chuẩn xã NTM. Trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM xã Hòa An đã đúc kết được một số kinh nghiệm như sau: Trước hết, cấp ủy và chính quyền địa phương phải nghiên cứu nắm vững mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của CTMTQG xây dựng NTM để xây dựng kế hoạch thực hiện tuyên truyền, tổ chức triển khai có hiệu quả. Thứ hai, tập trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các ngành; nêu cao vai trò của các chi bộ, tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, sự tham gia tích cực của các đồn thể, các tổ chức xã hội làm đơn vị hạt nhân để vận động xây dựng NTM. Thứ ba, triển khai lồng ghép các phong trào ở địa phương, hình thành những mơ hình phát triển kinh tế - xã hội điển hình để phát huy được các nguồn lực và sự đồng thuận của nhân dân. Thứ tư, lãnh đạo Đảng và chính quyền phải gắn bó, sâu sát với dân nhằm kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của họ. Thứ năm, trong thực hiện Chương trình cần chi tiết cơng tác xây dựng kế hoạch, có lộ trình thích hợp và sắp xếp việc nào làm trước việc nào làm sau đối với từng tiêu chí, có phân cơng trách nhiệm rõ ràng sẽ thực hiện các tiêu chí đạt vững chắc. Cơng tác tham
mưu, thông tin báo cáo và tổng hợp cần thực hiện đúng quy định để Ban chỉ đạo, Ban quản lý nắm rõ diễn biến, kết quả thực hiện của các bộ phận chuyên môn mà đề ra những giải pháp cụ thể, sát hợp cho từng lĩnh vực. Công tác tổ chức sơ, tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện kịp thời để rút kinh nghiệm, phát huy những ưu điểm, khắc phục thiếu sót, chấn chỉnh yếu kém. Thứ sáu, làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong cộng đồng dân cư, khen thưởng cá nhân tiêu biểu sẽ tạo được sự khích lệ kịp thời, người dân sẽ phấn khởi nâng cao tính tự giác tham gia thực hiện xây dựng NTM.
Tóm tắt Chương 1
Chương 1 đã trình bày các khái niệm về NTM và XDNTM; Lý thuyết về nguồn lực tài chính thực hiện chương trình XDNTM và các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực thực hiện Chương trình XDNTM. Đồng thời, đã lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan để làm cơ sở phân tích chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐÓNG GÓP TỪ NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG CÁC CƠNG TRÌNH NTM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỒNG NGỰ
TỈNH ĐỒNG THÁP