Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng nghề khai thác hải sản và giải pháp phát triển nguồn lợi hải sản tại vùng sinh thái rừng ngập mặn cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 56)

C ần Giờ làm ột huyện cĩ thế mạnh về Nơng Lâm, Ngư, cách khơng xa trung tâm thành phố Hồ chí Minh ( khoảng 50 km ), nhưng tiềm năng kinh tế

1.Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản

Nguồn lợi hải sản Biển Cần Giờ mang những đặc điểm chung của vùng biển Đơng Nam Bộđĩ là trữ lượng lớn, phong phú về giống lồi bao gồm cá đáy, cá nổi, tơm và các lồi hải sản khác[2]. Cá biển ở khu vực này mang nét đặc trưng của khu hệ cá biển nhiệt đới. Nguồn lợi hải sản Biển Cần Giờ cịn cĩ nét riêng của

một khu vực cửa sơng, nơi tập trung nguồn dinh dưỡng từđất liền, từ biển và tại

chỗ, là nơi nuơi dưỡng ấu thể của các lồi động vật biển, nơi vỗ béo của nhiều lồi và là nơi sống bắt buộc trong giai đoạn nhất định của một số lồi như giáp xác, cá…. Tuy nhiên hiện tại biển Cần Giờ đang đứng trước nguy cơđĩ là nguồn lợi hải sản đang ở tình trạng cạn kiệt. Sản lượng hải sản đánh bắt liên tục giảm

mặc dù năng lực khai thác thể hiện qua cơng suất máy khơng ngừng gia tăng. Trên vùng biển khơng cịn xuất hiện những đàn cá, đối tượng khai thác truyền thống của ngư dân như cá đối, cá trích, cá chẽm…Sản lượng tơm đã ở mức cạn

kiệt. Tính đa loài trong sản phẩm khai thác được cũng giảm một cách rõ rệt.

Nếu coi biển Cần Giờ là cái nơi nuơi dưỡng của các loài hải sản cịn non, là nguồn cung cấp trữ lượng cho các loài hải sản của các vùng biển kế cận bên ngồi thì việc cần thiết phải cĩ sự chấn chỉnh kịp thời cả số phương tiện khai

thác và phương pháp khai thác để gĩp phần duy trì và bảo vệ nguồn lợi hải sản

trong khu vực.

Biến động nguồn lợi hải sản theo xu hướng giảm dần là tình trạng chung trên tất cả các vùng biển của nước ta cũng như các vùng biển khác trên thế

giới[16]. Nguyên nhân làm giảm sút trữ lượng được đề cập trong rất nhiều tài liệu của nghề cá trên thế giới, cả về kinh tế, sinh học và ngư cụ - kỹ thuật khai thác[10]. Cĩ thể tập trung vào 2 nguyên nhân chính đĩ là: Do tác động của các yếu tố tự nhiên mơi trường và do khai thác quá mức, thiếu kiểm sốt.

Biến động nguồn lợi hải sản do các yếu tố tự nhiên, mơi trường [4],[5] Quầnđàn thủy sản cĩ khả năng tăng mạnh về sinh khối khi các yếu tố mơi trường thuận lợi cho sự phát triển của chúng, phù hợp với các đặc điểm sinh học của đối tượng như sinh sản, sinh trưởng, dinh dưỡng và di cư. Các giai đoạn trong vịng đời của mỗi lồi thuỷ sảnđều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố mơi trường vì

điều kiện đĩ cĩ thể tác động đến mức tăng trưởng, tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết của mỗi lồi. Vùng biển Cần Giờ với các yếu tố tự nhiên nhưđã nêu, cĩ thể nĩi đây là cái “nơi” cho sự sinh trưởng và phát triển của rất nhiều giống lồi thuỷ sản. Nhiều năm qua do áp lực phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số, những khiếm khuyết trong quản lý… đã dẫn đến những biến đổi bất lợi về mơi sinh, mơi trường cho các giống lồi thuỷ sản. Ảnh hưởng của yếu tố mơi trường thể hiện trên các mặt như sau:

- Rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái khơng chỉ quan trọng trong việc lấn biển giữ đất mà cịn cĩ ý nghĩa đặc biệt về sinh thái và đa dạng sinh học [9]. Các sản phẩm hữu cơ sinh ra từ các lồi cây trong hệ sinh thái RNM trở thành nguồn thức ăn

đầu tiên cho các lồi thuỷ sản sống trong đĩ, nằm trong chu trình khép kín của chuỗi thức ăn. Rừng ngập mặn duy trì chếđộ thủy lý, thuỷ hố vùng nước, là chỗ ẩn náu cần thiết cho giai đoạn cịn non của các lồi thuỷ sản. Rừng ngập mặn Cần Giờ cũng nằm trong tình trạng chung của RNM vùng biển Đơng Nam Bộ, tốc độ

mất rừng diễn ra khá nghiêm trọng do chiến tranh, do phá rừngđể mưu sinh ( lấy gỗ làm nhà, làm chất đốt) và thời gian gần đây là phá rừng để làm vuơng nuơi tơm. Sự biến động của diện tích rừng cĩ liên quan mật thiết với biến động của năng suất hải sản trong khu vực.

Bảng 20. Diện tích RNM và sản lượng cá, tơm đánh bắt tại Cần Giờ. Năm Diện tích RNM (ha) Sản lượng cá (tấn) Sản lượng tơm (tấn)

1980 6.204 3,172 150

1981 9.054 4.054 1.146

1983 11.533 10.442 1.423

1984 12438 14.500 1.780

1989 15.650 15.876 2.433

Nguồn: Phan Nguyên Hồng 1992[28]

- Ơ nhiễm mơi trường[7],[2]

Ơ nhiễm mơi trường biển là việc đưa vào biển một lượng chất hố học hoặc sự

biến đổi đặc trưng vật lý, hố học của mơi trường biển. Các chất ơ nhiễm ảnh

hưởng ở mức độ khác nhau lên đời sống của sinh vật như: + Gây chết các động thực vật đã trưởng thành.

+ Làm trở ngại các quá trình sinh lý, đặc biệt là sinh sản. + Gây hại cho sự phát triển của trứng và ấu trùng.

+ Làm cho vùng biển khơng cịn phù hợp cho sự phục hồi hoặc phát triển các tiềm năng sinh vật.

+ Phá vỡ hoặc thay đổi cấu trúc quần cư.

Ơ nhiễm mơi trường nĩi chung và ơ nhiễm biển nĩi riêng là hậu quả của thành tựu khoa học cơng nghệ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển trên nhiều lãnh vực kinh tế, xã hội . Ơ nhiễm mơi trường biển cũng là hậu quả của việc bùng nổ gia tăng dân số, hoạtđộng khai thác biển thiếu kiểm sốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại Cần Giờ vấn đề ơ nhiễm mơi trường biển cũng đã được nghiên cứu trong

những năm gần đây. Nguyễn Tác An và cộng sự 1995, đã phát hiện những biến đổi dị thường các đặc trưng mơi trường do hoạt động kinh tế của con người gây

ra. Hàm lượng ơ xy hồ tan trong nước tương đối thấp ở một số thủy vực trong

những thời kỳ nhất định trong năm là dấu hiệu cho thấy hiện tượng ưu dưỡng và phì hố của các thuỷ vực này. Kết quả đo đạc tại khu trung tâm huyện và khu vực nuơi trồng thuỷ sản cho thấy hàm lượng trung bình của PO4- P; NO3-N đều

cao gấp 2 lần so với giá trị “nền” cũng như giá trị chuẩn mơi trường thuỷ sản Trung Quốc 1991( 15µg/l đối với PO4- P; 100 µg/l đối với NO3-N). Nguyên nhân của tình trạng ơ nhiễm mơi trường biển do một số yếu tố tác động như sau:

+ Hệ thống sơng rạch là phương tiện chuyên chở nguồn chất thải cơng nghiệp và sinh hoạt từ thành phố ra biển, chúng bị lắng đọng và ngưng tụ tại

các thuỷ vực thuộc trung tâm huyện và khu vực ven biển. trong mùa mưa lượng chất hữu cơ và kim loại nặng độc hại gia tăng đáng kể, tạo nên sự biến

đổi dị thường các đặc trưng ơ xy hồ tan trong nước, COD và BOD, độ mặn, năng suất sơ cấp…

+ Nước thải từ khu vực nơng nghiệp và nuơi trồng thủy sản bao gồm thuốc trừ sâu, trừ cỏ, hố chất xử lý ao nuơi, thuốc chống dịch bệnh thuỷ sản, thức ăn thừa, chất hữu cơ nguồn gốc từ vật nuơi, xác chết động vật …Nguồn nước bị

nhiễm bẩn làm giảm lượng ơ xy hồ tan trong nước, sinh vật kỵ khí phát triển kéo theo việc sản xuất các sản phẩm độc hại như H2S, NH4, cân bằng sinh học bị phá vỡ.

+ Tình trạng phát triển nuơi thủy sản mạnh mẽ, thiếu quy hoạch thống nhất với các yêu cầu của ngành kinh tế khác, dẫn đến tình trạng hệ thống ao đìa cản trở việc lưu thơng của nước, làm cho chất thải bị ứ đọng ở khu vực ven biển. Phì hố là hiện tượng tăng dinh dưỡng quá mức dẫn đến sự phát triển quá mức của một số lồi rong tảo, thực vật nước…Hiện tượng “ nở hoa “ở các vực nước, các độc tố tiết ra từ rong tảo cùng với sự thối rữa của chúng sẽ làm biến

đổi sinh thái gây chết nhiều lồi cá trong khu vực.

+ Chất thải từ các khu dân cư ven biển và các bến đậu tàu thuyền. Dân cư

nghề cá ven biển thường sống với mật độ đơng, hầu hết các chất thải sinh hoạt đều đổ trực tiếp ra sơng hoặc biển. Tại các bến đậu tàu rác thải vơ cơ và hữu cơ đều xả vào vùng nước. nước rửa tàu thuyền, dưới hầm máy cĩ dầu mỡ… đều bơm trực tiếp ra biển. Nguồn nước ven biển, cửa sơng nhiễm nhiều độc tố đe doạđời sống của nhiều lồi thuỷ sản khu vực cửa sơng ven biển.

Biến động nguồn lợi do hoạt động khai thác quá mức [5]

Khai thác thuỷ sản là quá trình loại bỏ một khối lượng chủng quần trong mơi trường sơng của quần thểđĩ. Khai thác thuỷ sản tự nhiên mang ý nghĩa kinh tế

và phục vụđời sống dân sinh. Khai thác thuỷ sản tự nhiên cĩ thể cĩ lợi hay cĩ hại cho điều kiện cân bằng sinh thái vùng biển khai thác. Nếu khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản, cĩ thể vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo cân bằng sinh thái trong vùng. Dưới tác động của hoạt động kinh tế trên lãnh vực khai thác thuỷ sản, một bộ phận nguồn lợi cĩ thể bị con người khai thác cạn kiệt, nhiều khi huỷ diệt một hoặc nhiều lồi quý hiếm. Khái niệm quý hiếm trong khai thác thuỷ sản khác với ý nghĩa quý hiếm trong tự nhiên. Điều kiện sống

và phát triển của một lồi bị phá hoại do thiên tai hoặc điều kiện tự nhiên thay

đổi đột ngột cĩ thể gây chết hàng loạt, một số lồi trở thành quý hiếm trên vùng biển. Sự suy giảm nguồn lợi do hoạtđộng khai thác là do quy luật kinh tế

chi phối, một số lồi cĩ giá trị kinh tế bị khai thác với cường độ cao và cơng nghệ khai thác ngày càng tiên tiến do vậy trữ lượng đối với những lồi này giảm một cách nhanh chĩng. Một số nghề khai thác cĩ hiệu quả cao lại là nghề đang trực tiếp phá hoại mơi trường và nguồn lợi biển. Vịng đời của mỗi lồi cá đều trải qua các giai đoạn của quá trình thành thục trưởng thành và chết tự

nhiên. Ở giai đoạn thành thục cá thể lồi sẽ đĩng gĩp cho sự tăng trưởng của

chủng quần bằng số lượng trứngđẻ với tỷ lệ khác nhau. Mỗi lồi cĩ độ tuổi đẻ

trứng sung mãn và mỗi độ tuổi cá thể cĩ kích thước hình dáng bên ngồi, đặc

điểm sinh học khác với các giai đoạn khác trong vịng đời. Khai thác thuỷ sản

thiếu trách nhiệm sẽ khơng chọn lọc được đối tượng theo kích thước bên ngồi và đặc tính sinh học theo độ tuổi, như vậy sẽ gây nên sự tổn thất một lượng lớn cá thể ngay trong giai đoạn chưa trưởng thành và thời kỳ đẻ trứng sung mãn. hệ quả của nĩ là sự suy giảm nguồn lợi theo các mức độ khác nhau và dẫn tới hủy diệt nguồn lợi nhất là nhữngđối tượng khai thác truyền thống.

Biển Cần Giờ mang đậm nét sinh thái của vùng cửa sơng và rừng ngập mặn ven biển [27], là nơi tập trung sinh sản của nhiều lồi cá cĩ đặc tính di cư sinh sản mặn lợ. Vùng của sơng ven biển cũng là nơi sinh trưởng và phát triển của các lồi cá con. Tơm biển, một trong những lồi hải sản cĩ giá trị kinh tế cao, vịng đời của các lồi tơm biển cĩ sự liên quan mật thiết với rừng ngập mặn.

Điều kiện tự nhiên vùng biển cĩ chế độ thuỷ lý, thuỷ hố và thức ăn phong phú

đảm bảo cho sự phát triển của ấu trùng của các lồi hải sản. Rừng Ngập Mặn với thảm thực vật và hệ rễ, là chỗ ẩn náu, bảo vệ nuơi dưỡng các lồi hải sản giai đoạn cịn non. Để vùng biển cĩ thể phát huy đượv vai trị của nĩ trong xu thế phát triển bền vững hiện nay, nhất định phải cĩ sự quy hoạch lại cơ cấu nghề nghiệp, kiểm sốt chặt chẽ các hoạt động kể cả khai thác và nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường biển.

2. Ảnh hưng của ngư cụ khai thác đến sinh thái vùng nước 2.1. Nghề đáy

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng nghề khai thác hải sản và giải pháp phát triển nguồn lợi hải sản tại vùng sinh thái rừng ngập mặn cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 56)