CHƯƠNG 2 : KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả dự án đầu tư xây dựng
2.1.2. Hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ bản
2.1.2.1. Hiệu quả tài chính 2.1.2.1.1. Khái niệm
Hiệu quả tài chính (Etc) của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trên số vốn đầu tư mà đơn vị đã sử dụng so với các kỳ khác, các đơn vị khác hoặc so với định mức chung.
Etc = á ế ả à ơ ở đượ ự ệ đầ ư ố ố đầ ư à ơ ở đã ự ệ để ạ á ế ả ê Đầu tư được coi là có hiệu quả khi Etc > Etc0
Trong đó, Etc0 là chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức, hoặc của kỳ khác mà đơn vị đã đạt được được chọn làm kết quả so sánh, hoặc của đơn vị khác đạt tiêu chuẩn hiệu quả.
Do đó, để phản ánh hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư người ta phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của hiệu quả và được sử dụng trong điều kiện nhất định. Trong đó, chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền được sử dụng rộng rãi nhất.
2.1.2.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư Thời gian thu hồi vốn đầu tư (ký hiệu T): là số thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Khi lập dự án, người ta thường sử dụng hai khái niệm thời gian thu hồi vốn đơn (khơng tính đến giá trị tiền theo thời gian) và thời gian thu hồi vốn động (có tính đến giá trị tiền theo thời gian); và vì thế phải chuyển các dòng lợi nhuận, khấu hao và vốn đầu tư về cùng một thời điểm. Chỉ tiêu này giúp chúng ta nhìn rõ thời gian thu hồi vốn của một dự án để có giải pháp rút ngắn. Nhược điểm của nó là phụ thuộc nhiều vào lãi suất tính tốn và dễ gây ngộ nhận phải chọn phương án có T nhỏ nhất mà bỏ qua phương án có NPV cao.
Giá trị hiện tại rịng (kí hiệu NPV): là thu nhập thuần của dự án sau khi đã trừ đi các khoản chi phí của cả đời dự án được tính về mặt bằng hiện tại. NPV phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ chiết khấu dùng để tính tốn trong khi việc xác định tỷ lệ chiết khấu là rất khó khăn trong thị trường vốn đầy biến động. Chỉ tiêu này được sử dụng rộng rãi nhưng đòi hỏi xác định rõ ràng dòng thu và dịng chi của cả đời dự án. Đây là cơng việc khó khăn và nhược điểm của phương pháp này.
Suất thu hồi vốn nội bộ (kí hiệu IRR): là mức lãi suất mà tại đó các khoản thu và chi của dự án cân bằng nhau sau khi cùng quy về mặt bằng hiện tại. IRR cho biết tỉ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chịu đựng được, nếu lãi vay lớn hơn IRR thì dự án sẽ bị thua lỗ. Thực tế IRR được tính theo phương pháp nội suy, tức là xác định một phương án gần đúng. Nhược điểm lớn là tốn nhiều thời gian và tính tốn khá phức tạp nếu dự án có vốn đầu tư bổ sung lớn, nhiều lần.
Chỉ tiêu tỷ số lợi ích - chi phí (kí hiệu B/C): được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích và chi phí. Chỉ tiêu này có thể được tính về thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Chỉ tiêu này ít được sử dụng. Ưu điểm nổi bật của nó là xác định được hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra, nhưng nó cũng phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu lựa chọn để tính tốn.
Mỗi chỉ tiêu đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy khi đánh giá dự án chúng ta phải kết hợp tất cả các chỉ tiêu để có thể đánh giá một cách chính xác nhất.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phân tích tài chính của dự án đầu tư
Tên chỉ tiêu Cơng thức tính Giải thích kí hiệu Nguyên tắc chọn
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư Tth = V/(P+KHCB) T T t t t t t 0 t 0 R (1 i) C (1 i)
Rt: suất thu hồi ròng tại năm t.
Ct: vốn đầu tư tại năm t.
i: lãi suất chiết khấu. t: năm thứ t.
T: thời gian hoàn vốn nội bộ.
Thời gian thu hồi vốn nhỏ nhất
Giá trị hiện
tại ròng NPV NPV =
B − C (1 + i)
Bt: khoản thu năm t. Ct: khoản chi năm t. i: lãi suất chiết khấu. t: năm thứ t.
n: tuổi thọ dự án.
- NPV>0: dự án có lời, có thể đầu tư. - NPV=0: dự án chỉ hoà vốn. - NPV<0: dự án bị lỗ.
Suất thu hồi vốn nội bộ IRR
IRR là lãi suất chiết khấu mà ứng với nó giá trị hiện tại
rịng NPV = 0
NPV = B − C
(1 + IRR) = 0
r: suất thu lợi nhuận tối thiểu
Một phương án được coi là có hiệu quả khi IRR ≥ r
Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) B/C = ∑ B (1 + i) ∑ C (1 + i) - B/C>1: thu nhập lớn hơn chi phí. - B/C=1: thu nhập vừa đủ bù chi phí. - B/C<1: dự án bị lỗ
2.1.2.2. Hiệu quả kinh tế xã hội. 2.1.2.2.1. Khái niệm
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động đầu tư có khả năng sinh lời chưa hẵn sẽ tạo ra những ảnh hưởng tốt đẹp đối với nền kinh tế và xã hội. Do đó, trên góc độ quản lý vĩ mơ cần phải xem xét những lợi ích kinh tế - xã hội do thực hiện đầu tư đem lại. Điều này giữ vai trò quyết định để được các cấp có thẩm quyền chấp nhận cho phép đầu tư, các định chế tài chính quốc tế, các cơ quan viện trợ song phương và đa phương tài trợ cho hoạt động đầu tư.
Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế - xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra để thực hiện đầu tư.
Những lợi ích mà xã hội thu được là sự đáp ứng của đầu tư với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể mang tính chất định tính như việc đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước, góp phần chống ơ nhiễm mơi trường, cải tạo môi sinh…, hoặc đo lường bằng các tính tốn định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức tăng số người có việc làm…
Chi phí của xã hội phải gánh chịu khi một đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào cơng việc khác trong tương lai.
2.1.2.2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá
- Chỉ tiêu hiện giá giá trị gia tăng quốc dân thuần của dự án – P(NNVA) Hiện giá giá trị gia tăng quốc dân thuần (P(NNVA) – Present Value of Net National Value Added) là tổng giá trị gia tăng quốc dân thuần hàng năm được chiết khẩu trong tuổi thọ kinh tế của dự án.
- Chỉ tiêu hiện giá thu nhập lao động trong nước của dự án – P(W) Hiện giá thu nhập lao động trong nước của dự án (P(W) – Present Value of Wage) là tổng giá
trị thu nhập hàng năm của lao động trong nước được chiết khấu trong tuổi thọ kinh tế của dự án.
- Chỉ tiêu hiện giá giá trị thặng dư xã hội của dự án – P(SS) Hiện giá giá trị thặng dư xã hội của dự án (P(SS) – Present Value of Social Surplus) là tổng các giá trị thặn dư xã hội hàng năm được chiết khẩu trong tuổi thọ kinh tế của dự án.
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư Tên chỉ tiêu Cơng thức tính Giải thích kí hiệu Nguyên tắc chọn Tên chỉ tiêu Cơng thức tính Giải thích kí hiệu Nguyên tắc chọn
Hiện giá giá trị gia tăng quốc dân thuần
P(NNVA) = NNVA × a
với ats =
( )
NNVAt: Giá trị gia tăng quốc dân thuần hàng năm
ats: hệ số chiết khấu SRD: tỷ suất chiết khấu xã hội, tính bằng %/năm
P(NNVA) > 0
Hiện giá thu nhập lao động trong nước
P(W) = W × a
Wt: Thu nhập hàng năm của lao động trong nước
P(NNVA) > P(W)
Hiện giá giá trị
thặng dư xã hội P(SS) = SS × a
SSt: Giá trị thặng dư xã hội hàng năm (có thể có giá trị dương hoặc âm)
P(SS) > 0
(Nguồn: GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005. Giáo trình Kinh tế Phát triển. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội)