Các nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110 220kv tại tổng công ty điện lực tp hồ chí minh (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 2 : KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm

2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài

- Nghiên cứu của Nida Azhar và cộng sự (2008) về các yếu tố gây phát sinh chi phí trong ngành xây dựng tại Pakistan. Nghiên cứu nêu một số yếu tố ảnh hưởng gây tăng chi phí trong ngành cơng nghiệp xây dựng của Pakistan và đã đưa ra mơ hình khảo sát bao gồm 42 yếu tố.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có tổng cộng 10 yếu tố chính gây ra sự gia tăng chi phí xây dựng đối với ngành xây dựng ở Pakistan gồm các yếu tố sau:

+ Sự thay đổi giá nguyên liệu thô

+ Thời gian từ khi thiết kế đến đấu thầu kéo dài + Vật liệu sản xuất không ổn định

+ Dự tốn khơng phù hợp + Giá ca máy thiết bị cao + Công việc phát sinh + Phương thức chọn thầu + Kế hoạch không phù hợp + Quản lý kém

+ Chính sách địa phương khơng phù hợp

- Nghiên cứu của Zarina Alias, E.M.A. Zawawi, Khalid Yusof và Aris (2014) về việc xác định các yếu tố thành công quan trọng của thực tiễn quản lý dự án. Mục đích của nghiên cứu này là xác định mức độ của mối quan hệ giữa các yếu tố thành công quan trọng (CSF) và hiệu quả dự án. CSF là đầu vào cho thực tiễn quản lý dự án có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả của dự án. CSF bao gồm nhiều yếu tố được đồng bộ hóa để đảm bảo dự án đúng tiến độ.

Kết quả nghiên cứu sẽ được kỳ vọng giúp tổ chức đánh giá hiệu quả quản lý dự án. Cuối cùng, nghiên cứu đã xác định năm biến cần được xem xét trong suốt các giai đoạn của dự án từ khi chuẩn bị cho đến khi hoàn thành dự án để đảm bảo dự án hiệu quả là:

+ Hoạt động quản lý dự án; + Thủ tục thực hiện dự án;

+ Yếu tố con người; + Yếu tố bên ngoài; và

+ Yếu tố liên quan đến dự án.

2.2.2. Các nghiên cứu trong nước

- Nghiên cứu của Long Le-Hoai, Young Dai Lee và Jun Yong Lee (2008) về sự chậm trễ và phát sinh chi phí ở các dự án xây dựng lớn tại Việt Nam. Các tác giả đã trình bày bảy yếu tố ảnh hưởng đến thời gian và chi phí, đó là: sự chậm trễ và thiếu ràng buộc; thiếu năng lực; thiết kế kém; thiếu nghiên cứu thị trường; khả năng tài chính; chính phủ; và cơng nhân.

Bảng câu hỏi khảo sát được phân phối ngẫu nhiên cho ba đơn vị chính (chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu). Đối với mỗi yếu tố được yêu cầu trả lời cả tần suất xảy ra và mức độ quan trọng, thang điểm từ 0 đến 4 (đối với tần suất: 0= không xảy ra, 1= hiếm khi, 2= đôi khi, 3= thường xuyên, 4= luôn luôn; đối với mức độ nghiêm trọng: 0= khơng, 1= ít, 2= trung bình, 3= rất, 4= vơ cùng). Các dự án lớn được các tác giả khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương và Long An. Bảng câu hỏi thu thập và xử lý thống kê bởi SPSS.

Kết quả nghiên cứu: Dựa vào các nghiên cứu của các tác giả, tổng hợp thành mơ hình nghiên cứu và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng dự án xây dựng bao gồm:

+ Quản lý, giám sát công trường yếu kém; + Trợ giúp quản lý dự án yếu kém;

+ Khó khăn về tài chính của chủ đầu tư; + Khó khăn về tài chính của nhà thầu; và + Thay đổi thiết kế.

- Nghiên cứu của Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009) về các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án cơng trình ngành điện Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố tác động đến dự án và các tiêu chí thành

quả của các dự án trong ngành điện. Các tiêu chí để đo lường hiệu quả dự án điện được dựa vào các nghiên cứu trước đây gồm: chi phí, thời gian, kỹ thuật cơng nghệ và yêu cầu các bên liên quan.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các tiêu chí và các nhân tố tác động đến hiệu quả dự án điện có mối quan hệ đồng biến, có ý nghĩa thống kê và phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Năm yếu tố liên quan đến thành quả dự án gồm:

+ Ổn định mơi trường bên ngồi; + Năng lực nhà quản lý dự án;

+ Năng lực thành viên tham gia dự án; + Sự hỗ trợ của tổ chức dự án; và + Đặc trưng dự án.

- Nghiên cứu của Cao Hào Thi và Fredric William Swierczek (2010) về các yếu tố thành công quan trọng trong quản lý dự án ở Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của dự án dựa trên các yếu tố chính của dự án. Các chỉ số hiệu quả của dự án là chi phí, thời gian, kỹ thuật cơng nghệ và sự hài lòng của khách hàng. Phân tích hồi quy đã được sử dụng để kiểm tra mối liên quan của 5 yếu tố sau đây:

+ Ổn định mơi trường bên ngồi; + Năng lực nhà quản lý dự án;

+ Năng lực thành viên tham gia dự án; + Sự hỗ trợ của tổ chức dự án; và + Đặc trưng dự án.

Kết quả nghiên cứu là ba nhóm yếu tố đầu tiên có mối quan hệ tích cực đáng kể với các tiêu chí hiệu quả, hai nhóm yếu tố sau có tác động mạnh đến sự hiệu quả của dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư.

- Nghiên cứu của Trần Hoàng Tuấn (2014) về các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và thời gian hồn thành dự án trong giai đoạn thi cơng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Mục tiêu của nghiên cứu của bài viết để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và thời gian của dự án nhằm giúp cho người làm công tác quản lý chủ động hơn trong công việc điều hành dự án. Thông qua phương pháp phân tích nhân tố cùng các phép kiểm nghiệm trị số thống kê, nghiên cứu đã chỉ ra bảy nhân tố có liên quan gồm:

+ Tổ chức lao động trong thi công;

+ Khối lượng công việc thực hiện và vật tư tiêu hao; + Kế hoạch và phương án thi cơng;

+ Sai sót trong thiết kế và thi công; + Năng lực của nhà thầu thi công; + Năng lực của chủ đầu tư;

+ Đặc điểm dự án và điều kiện thi công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110 220kv tại tổng công ty điện lực tp hồ chí minh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)