Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
3.3. Phương pháp đánh giá sự lựa chọn của khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng
3.3.3.3. Phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập bảng câu hỏi khảo sát, các bảng khảo sát sẽ được xem xét, kiểm tra, loại bỏ những bảng không đạt yêu cầu. Dữ liệu từ các bảng khảo sát đạt yêu cầu sẽ được mã hóa, nhập liệu vào phần mềm SPSS. Thông qua các công cụ của phần mềm SPSS, dữ liệu sẽ được chuẩn hóa để phục vụ cho nghiên cứu định lượng chính thức.
Bước 1: Kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến khơng phù hợp vì các biến khơng phù hợp này nếu tồn tại cóthể tạo ra các nhân tố giả khi phân tích EFA. Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), khi chạy Cronbach’s Alpha nếu hệ số Cronbach’s Alpha tổng > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng > 0,3 là đạt yêu cầu.
Bước 2: Phân tích nhân tố khám EFA, đây là phương pháp phân tích được sử dụng để thu gọn bộ dữ liệu ban đầu, giúp tìm ra mối quan hệ giữa các biến và tập hợp các biến quan trọng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, chúng ta cần kiểm định các điều kiện thực hiện phân tích EFA. Thơng thường, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin), đại lượng Bartlett’s test of sphericity và hệ số tải nhân tố (Factor Loading), trong đó:
KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, nếu 0.5 ≤ KMO ≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp (Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Đại lượng Bartlett’s test of sphericity là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thiết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Nếu sig kiểm định nhỏ hơn hoặc bằng 0.05, thì kiểm định có ý nghĩa thống kê, có thể sử dụng kết quả phân tích EFA (Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Theo Hair và ctg (1998), Factor Loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA, Factor Loading > 0.3 được xem là mức tối thiểu, Factor Loading > 0.4 được xem là quan trọng, Factor Loading ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Bên cạnh đó Hair và ctg (1998) cũng khuyên rằng nếu chọn tiêu chí Factor Loading > 0.3 thì mẫu nghiên cứu tối thiểu là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn Factor Loading > 0.55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì nên chọn Factor Loading > 0.75. Trong bài nghiên cứu này, cỡ mẫu là 250 nên thống nhất chọn Factor Loading ≥ 0.5 để tiến hành phân tích.
Như vậy phân tích nhân tố khám phá EFA trong bài nghiên cứu này đạt yêu cầu khi 0.5 ≤ KMO ≤1, sig ≤ 0.05 và Factor Loading ≥ 0.5.
Kết luận chƣơng 3
Trong chương 3, đã tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu về tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại, các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ tín dụng bán lẻ, trên cơ sở đó đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa
chọn của khách hàng cá nhân đối với ngân hàng cung cấp dịch vụ tín dụng bán lẻ bao gồm: Sự đáp ứng, lợi ích tài chính (lãi suất và phí dịch vụ), thương hiệu của ngân hàng, nhân viên phục vụ, sự tiện lợi, gợi ý của người thân và hoạt động chiêu thị.phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ tín dụng bán lẻ của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa.
Tác giả cũng trình bày các phương pháp, quy trình thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Quy trình bày gồm các bước cơ bản như: thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý số liệu, xây dựng thang đo. Quy trình nghiên cứu này chính là cơ sở để tác giả tiến hành khảo sát, thu thập số liệu và phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa cọn ngân hàng vay vốn của khách hàng cá nhân tại BIDV Bà Rịa.