Hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa các thành phần hành vi công dân với ý định ở lại công ty của các nhân viên văn phòng trong các công ty – trường hợp nghiên cứu tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 5 HÀM Ý VÀ KẾT LUẬN

5.1 Hàm ý quản trị

5.1.1 Hàm ý cho yếu tố tinh thần dũng cảm

Người lãnh đạo cần xem xét việc tăng cường các yếu tố động viên những nhân viên thường xuyên thể hiện tinh thần dũng cảm như tiên phong trong việc phản ánh những điều bất thường của công ty, dành rất nhiều thời gian để phản ánh các vấn đề không đúng của tổ chức,... Điều này giúp cho các nhân viên trong cơng ty nhận thức rằng người lãnh đạo có ghi nhận sự nổ lực đóng góp ý kiến và quan tâm của họ đến cơng ty. Từ đó, gia tăng ý định ở lại công ty của nhân viên. Cách này giúp cho người lãnh đạo giảm được việc phải sử dụng công cụ “cây gậy và củ cà rổt” để động viên nhân viên, giúp tiết kiệm một phần nguồn lực tài chính của cơng ty.

Song song đó, người lãnh đạo cũng phải thể hiện tinh thần dũng cảm của mình. Tinh thần dũng cảm cũng góp phần tạo nên cảm giác an tâm cho nhân viên dưới quyền giúp họ gắn bó với cơng ty hơn. Khơng cá nhân nào dám gắn bó với cơng ty lâu dài khi người lãnh đạo có lời nói và hành động khơng đồng nhất.

Tinh thần dũng cảm khơng phải là yếu tố có sẵn của bất kỳ người lãnh đạo công ty nào. Nhưng điều tối thiểu mà các nhà lãnh đạo cần thực hiện là xây dựng tính ngay thẳng trong lối sống. Điều này giúp nhân viên có thêm niềm tin nơi lãnh đạo và có thái độ tích cực hơn với nơi làm việc.

Để thể hiện tinh thần dũng cảm, lãnh đạo các công ty cần phải thoải mái hơn trong việc tự nhìn nhận bản thân và cởi mở hơn trong việc thổ lộ tâm tư với các đồng nghiệp.

Nhà lãnh đạo cũng là con người, cũng có mặt mạnh và mặt yếu riêng. Việc chấp nhận điểm yếu, nhận thức rõ điểm mạnh giúp nhân viên cảm thấy bớt áp lực, tạo bầu khơng khí thoải mái, tự tin nơi nhân viên. Bên cạnh đó, việc thường xuyên mở rộng nội tâm và hướng ngoại hơn kéo gần mọi người lại với nhau giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt. Điều này cũng giúp nhân viên gia tăng ý định ở lại làm việc và gắn bó lâu dài hơn với công ty.

Việc thể hiện tinh thần dũng cảm cịn mang lại kết quả tích cực khi Thuyết học hỏi xã hội cũng giải thích điều này góp phần giúp nhân viên noi gương, học tập theo

52

hình mẫu người lãnh đạo và cảm thấy thoải mái hơn tại nơi làm việc, giúp gia tăng sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên tại cơng ty.

5.1.2 Hàm ý cho yếu tố sự vị tha

Người lãnh đạo cần xem xét việc tăng cường các yếu tố động viên những nhân viên thường xuyên thể hiện sự vị tha như giúp những đồng nghiệp có cơng việc q tải, giúp đồng nghiệp gặp vấn đề liên quan đến công việc,...

Theo kết quả nghiên cứu, yếu tố hỗ trợ từ phía nhà lãnh đạo là yếu tố tác động tích cực đến ý định ở lại của nhân viên. Do đó, việc hỗ trợ nhân viên trong công việc là tối quan trọng, khi nhận thức được sự hỗ trợ này, nhân viên sẽ cảm thấy hài lịng hơn trong cơng việc. Và đây là tiền đề cho sự gắn kết với công việc, gắn kết với cơng ty và nhiều lợi ích khác như: Nâng cao năng suất làm việc, gia tăng hiệu quả công việc và đem lại sự thịnh vượng cho công ty.

Để làm được điều này, trước hết các lãnh đạo của công ty cần gia tăng đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất hơn cho nhân viên khi làm việc và giải quyết kịp thời các nguyện vọng chính đáng của nhân viên. Hơn hết, các lãnh đạo phải ln đặt lợi ích nhân viên là nhiệm vụ trung tâm, hướng dẫn nhân viên tự phát triển bản thân. Những điều này ln mang lại lợi ích cho cả đơi bên khi nhân viên ngày một phát triển và cơng ty theo đó ngày một vững mạnh.

Ngoài ra, bất kỳ nhân viên nào cũng xem người lãnh đạo ở một vị trí rất đặc biệt. Do đó, sự cơng nhận thành quả và đóng góp của nhân viên đem lại tác dụng rất lớn trong việc động viên đội ngũ lao động. Các lãnh đạo xem trọng và đề cao nhân viên sẽ giúp nhân viên cảm thấy mình có giá trị tại cơng ty, mang lại cho họ động lực nội tại, một động lực quan trọng đối với sự gắn kết trong cơng việc và gắn bó lâu dài với cơng ty.

Bên cạnh đó, một điều quan trọng người lãnh đạo cần có là kiến thức và kỹ năng liên quan để thể hiện yếu tố hỗ trợ một cách hiệu quả. Nhà lãnh đạo thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, học tập các kiến thức hỗ trợ trong công việc sẽ hiệu quả hơn trong việc giúp đỡ nhân viên. Từ đó, nhân viên lại càng làm việc được thuận lợi và cũng từ đó gia tăng ý định ở lại công ty.

53

5.1.3 Hàm ý cho yếu tố sự tử tế

Các lãnh đạo cơng ty cần phát huy hơn nữa trí tuệ cảm xúc, cởi mở hơn nữa trong việc lắng nghe quan điểm của người khác. Người lãnh đạo hiểu tâm ý nhân viên sẽ giúp họ cảm nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ tổ chức, từ đó gắn kết hơn với nơi mình làm việc.

Các lãnh đạo cũng nên tránh việc lạm dụng những quyền lợi của mình để gây trở ngại người khác hoặc có hành vi ảnh hưởng đến cơng việc của người khác.

Sự tử tế cũng là một đặc tính phân biệt phong cách lãnh đạo tận tâm với các phong cách lãnh đạo khác, khi đó là khả năng hàn gắn cảm xúc, hàn gắn mối quan hệ của người lãnh đạo. Nhà lãnh đạo với sự tử tế có thể xoa dịu những căng thẳng trong mơi trường làm việc. Từ đó, tạo cảm giác an tâm, thấu hiểu, tin tưởng và gắn kết nhau giữa các thành viên. Kết quả là, nhân viên gia tăng mong muốn gắn bó lâu dài với cơng ty hơn.

5.1.4 Hàm ý cho yếu tố phẩm hạnh nhân viên

Trong xu thế hội nhập quốc tế và trình độ dân trí ngày càng cao, nhu cầu về cảm giác tự chủ của người lao động cũng sẽ dần một tăng lên. Do đó, nhà lãnh đạo nên cởi mở hơn trong việc trao quyền tự quyết định cho nhân viên.

Để gia tăng sự gắn bó với cơng ty của nhân viên, các lãnh đạo cần mạnh dạn hơn trong việc hướng dẫn và tạo điều kiện cho nhân viên tự làm chủ bản thân và cơng việc của mình. Cụ thể như: Khéo léo cho phép nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định, tự tìm giải pháp cho các vấn đề trong cơng việc của mình để nhân viên có thể tự chủ với cơng việc hơn. Qua đó, gắn trách nhiệm bản thân với trách nhiệm chung của đội nhóm.

Bên cạnh đó, các lãnh đạo cần khuyến khích nhân viên tự đề nghị thời gian hoàn thành cơng việc nhưng có lý giải vì sao cần lượng thời gian như vậy, và cam kết thực hiện đúng tiến độ cũng như chất lượng đã đề nghị. Điều này có thể xây dựng cho nhân viên cảm giác tự chủ đối với công việc, giúp gia tăng sự gắn bó với cơng ty.

Ngồi ra, các lãnh đạo cũng cần tăng cường việc khuyến khích nhân viên tự tìm tịi các kiến thức phục vụ cho cơng việc. Các lãnh đạo cũng phải thường xuyên tổ chức thêm các buổi đào tạo để tạo điều kiện cho nhân viên được học tập kỹ năng mới và khuyến khích nhân viên vận dụng tất cả các tài năng, kinh nghiệm của mình trong cơng

54

việc hoặc tổ chức các cuộc thi, giao lưu và rèn luyện kỹ năng, tay nghề. Từ đó, nhân viên nhận diện bản thân với vai trị cơng việc hơn, có được sự phát triển cho bản thân và càng cảm thấy gắn bó hơn với cơng ty.

Việc trao quyền tự chủ và khuyến khích tự nâng cao trình độ cần được thực hiện song song. Khi nhân viên nắm vững công việc và kiến thức chun mơn, các lãnh đạo có thể khuyến khích nhân viên phát triển bằng cách trao quyền tự do làm chủ công việc. Tuy nhiên, nếu nhân viên chưa đạt độ thuần thục trong công tác mà nhà lãnh đạo lại lạm dụng sự trao quyền có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực.

Các lãnh đạo cần trao quyền tự chủ và giúp nhân viên phát triển. Đây cũng là một trong những phương cách giúp tổ chức phát triển. Vì mỗi nhân viên là một tế bào của công ty, công ty mạnh khi mỗi tế bào mạnh.

5.1.5 Hàm ý yếu tố sự tận tâm

Các lãnh đạo cần đặt lòng tin nơi nhân viên, tín nhiệm nhân viên, giúp họ có thêm sự tự tin hoàn thành cơng việc. Đặt lịng tin là một chiến lược khơn ngoan trong việc kích thích những tiềm năng của đội ngũ lao động, giúp nhân viên có cảm giác được tin tưởng, nhận việc nhưng khơng có cảm giác bị ép làm việc. Trái lại, nhân viên hăng say hơn trong công việc.

Lịng tin có giá trị rất lớn kể cả ở người cho lẫn người nhận, ở bản thân lẫn ở đồng đội. Lịng tin có thể đem lại động lực từ bên trong, giúp nhân viên trách nhiệm hơn trong công việc, biết tổ chức đang trơng đợi mình. Từ đó, cố gắng vượt lên giới hạn và gặt hái thành công.

Các lãnh đạo cần nhận thức rõ rằng sự tin tưởng nhân viên xuất phát từ nhận định đúng đắn về phẩm chất, năng lực của nhân viên. Các lãnh đạo cần quan tâm đến điểm mạnh, yếu của từng cá nhân và từ đó có bước tác động thích hợp, giúp nhân viên vượt qua giới hạn của bản thân và gặt hái thành công.

Sự tận tâm của lãnh đạo đem lại niềm vui cho nhân viên khi được tổ chức, người khác tin tưởng. Nhân viên được tín nhiệm cảm thấy mình có giá trị trong tổ chức, dẫn đến tích cực hơn trong cuộc sống, từ đó tích cực hơn trong cơng việc.

Thuyết đánh giá nhận thức và Thuyết tự trọng thành viên tổ chức giải thích việc lãnh đạo tin tưởng nhân viên sẽ đem lại sự tự tin và giúp nhân viên gắn kết hơn với công ty.

55

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa các thành phần hành vi công dân với ý định ở lại công ty của các nhân viên văn phòng trong các công ty – trường hợp nghiên cứu tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)