Bảng thang đo Likert 5 điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa các thành phần hành vi công dân với ý định ở lại công ty của các nhân viên văn phòng trong các công ty – trường hợp nghiên cứu tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 33 - 38)

1 2 3 4 5

Hoàn tồn

khơng đồng ý Khơng đồng ý Trung hịa Đồng ý

Hồn tồn đồng ý

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bảng câu hỏi sơ bộ đã thiết kế trong nghiên cứu định tính được đưa ra phỏng vấn thử với 5 đối tượng khảo sát nhằm đánh giá và điều chỉnh hình thức, câu từ của thang đo, đảm bảo đối tượng khảo sát hiểu đúng câu hỏi và trả lời chính xác. Kết thúc khâu này, tác giả có thang đo nháp cuối cùng để sẵn sàng cho khâu đánh giá sơ bộ và thực hiện đánh giá sơ bộ.

23

Phần 1: Các câu phát biểu nhằm thu thập thông tin về mối quan hệ giữa hành vi

công dân và ý định ở lại tổ chức của nhân viên (29 câu phát biểu).

Phần 2: Các câu hỏi về thông tin của đối tượng khảo sát để phân loại và phân

tích dữ liệu (3 câu phát biểu).

3.3.3 Thu Thập dữ liệu

Thông tin được thu thập bằng cách phát bảng câu hỏi trực tiếp đến tay các đối tượng khảo sát của nghiên cứu, được chọn mẫu tại các công ty trong khu công nghiệp Biên Hịa 1, khu cơng nghiệp Biên Hịa 2 và trong nội thành Biên Hịa: Cơng ty TNHH Hưng Thịnh Phát, công ty Cổ phẩn đầu tư Trung Hiếu IDICO, công ty cổ phần Bao bì Việt Hưng – chi nhánh Biên Hịa, cơng ty TNHH Biên Hoa SCM, công ty TNHH Thanh Thanh, cơng ty TNHH Thanh Bình, cơng ty cổ phần Cơ điện 1, công ty TNHH Boramtek Việt Nam, công ty TNHH Bao bì VISY Việt Nam, cơng ty TNHH May mặc CIVIC. Thời gian thu thập thông tin từ tuần 1 đến tuần 3 của tháng 4/2019.

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện – phi xác xuất. Kết quả thu thập: 300 mẫu, trong đó thu về 293 bảng khảo sát. Trong số 293 bảng khảo sát thu về có 9 bảng hỏi bị lỗi và số bảng câu hỏi chính thức được đưa vào để phân tích định lượng chính thức là 284 quan sát (tỷ lệ 94,67%), đạt tiêu chuẩn cỡ mẫu tối thiểu là 160.

3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

Các kỹ thuật định lượng được sử dụng bao gồm kỹ thuật phân tích Cronbach’s Alpha nhằm kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA (một lần nữa kiểm tra độ tin cậy của thang đo) xem xét các biến quan sát có thực sự đo lường tốt cho nội dung mà nó đo lường hay khơng.

Phân tích hồi quy tuyến tính bội nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu để có thể kiểm định mơ hình nghiên cứu chính thức.

3.3.4.1. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố.

24

Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0;1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này khơng hồn tồn chính xác. Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (α > 0.95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là trùng lắp trong đo lường (redundancy) (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Mơ hình đo lường kết quả dựa trên nguyên tắc trùng lắp (De Vellis, 2003 trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013). Các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi kiểm tra từng biến đo lường chúng ta sử dụng hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation). SPSS sử dụng hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh (corrected item-total correlation). Hệ số này lấy tương quan của biến đo lường xem xét với tổng các biến còn lại của thang đo (khơng tính biến đang xem xét). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến- tổng hiệu chỉnh ≥ 0.30 thì biến đó đạt u cầu (Nunnally và Bernstein, 1994; trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Vì vậy, một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.75-0.95]. Nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0.60 là thang do có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally và Bernstein, 1994 trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013).

3.3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, được sử dụng để đánh giá hai loại giá trị này và thông qua đánh giá ba thuộc tính quan trọng trong kết quả EFA gồm: (1) Số lượng nhân tố trích được, (2) Trọng số nhân tố và (3) Tổng phương sai trích.

Với bài nghiên cứu này, phương pháp mơ hình nhân tố chung (Common Factor Model – CFM) được sử dụng với phép trích Principal Axis Factoring và phép xoay Promax, bởi vì phương pháp này phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn các phương pháp khác (Gerbing và Anderson, 1988; trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ, 2013).

(1) Xem xét số lượng nhân tố trích cho phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng khái niệm nghiên cứu. Nếu đạt được điều này, có thể kết luận là các khái niệm nghiên cứu (đơn hướng) đạt giá trị phân biệt.

25

(2) Trọng số nhân tố của biến Xi trên nhân tố mà nó là một biến đo lường sau khi quay phải cao và các trọng số trên các nhân tố khác nó khơng đo lường phải thấp. Đạt được điều kiện này, thang đo đạt giá trị hội tụ. Theo Hair và cộng sự (2009) thì:

• Trọng số nhân tố ≥ 0.3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại. • Trọng số nhân tố ≥ 0.5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt.

• Trọng số nhân tố ≥ 0.7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt.

Tuy nhiên, giá trị tiêu chuẩn của trọng số nhân tố phụ thuộc vào kích thước mẫu. Với từng khoảng kích thước mẫu khác nhau, mức trọng số nhân tố để biến quan sát có ý nghĩa thống kê là hoàn toàn khác nhau. Với tiêu chí chấp nhận: trọng số nhân tố ≥ 0.4 (với kích thước mẫu tối thiểu 200) để đảm bảo ý nghĩa thiết thực của phân tích khám phá nhân tố trong trường hợp này (Hair và cộng sự, 2010; trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013). Chênh lệch giữa trọng số nhân tố lớn nhất và trọng số nhân tố bất kỳ ≥ 0.3 (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003; trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013) để đảm bảo giá trị thang đo.

(3) Tổng phương sai trích TVE ≥ 50% (Gerbing và Anderson, 1988) để đảm bảo giá trị trong nghiên cứu thực tiễn.

Kiểm định KMO là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa hai biến với độ lớn của hệ số tương quan từng phần của chúng (Norusis, 1994 trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013). Để sử dụng EFA, KMO ≥ 0.50. Kaiser (1974) đề nghị với 0.50 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp.

Kiểm định Bartlett dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là một trận đơn vị I. Nếu kiểm định này có p < 0.05 (có ý nghĩa thống kê) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

3.3.4.3 Phân tích hồi quy bội

Sau khi kiểm định thang đo thông qua kỹ thuật phân tích EFA và Cornbach Alpha tiến hành dùng kỹ thuật hồi quy bội nhằm lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố thành phần lên động lực làm việc của cán bộ, nhân viên. Bên cạnh đó, xem xét kiểm định xem các yếu tố nào thực sự tác động có ý nghĩa lên động lực làm việc và dùng kỹ thuật thống kê mơ tả tính điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm đồng ý của các vấn đề thuộc các yếu tố thành phần có tác động lên động lực làm việc. Dựa vào kết quả phân

26

tích hồi quy bội và phươn pháp thống kê mô tả nhằm hướng tới những giải pháp tập

trung vào các yếu tố có tác động đến động lực làm việc của nhân viên để cải thiện động lực làm việc của họ.

3.3.4.4 Mẫu nghiên cứu

Theo Hair và cộng sự (1992): Số mẫu quan sát trong phân tích nhân tố khám phá phải lớn hơn 100 và có tỷ lệ so với biến ít nhất là 5/1, tốt nhất trong khoảng tỷ lệ 5/1 - 10/1.

Do đó đối với đề tài này, việc xác định cỡ mẫu của nghiên cứu định lượng được thực hiện theo con số kinh nghiệm mẫu tối thiểu = (số biến có trong mơ hình) x 5, số câu hỏi quan sát của bài nghiên cứu dự kiến là 32 biến quan sát, như vậy theo công thức mẫu tối thiểu là 32 * 5 = 160. Do yêu cầu về số lượng mẫu tối thiểu để phân tích hồi quy thấp hơn so với phân tích EFA nên ta chỉ cần đảm bảo số lượng mẫu tối thiểu phân tích EFA và bài nghiên cứu cụ thể thực hiện gửi 300 bảng câu hỏi để có thể đảm bảo mẫu tiến hành phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày các vấn đề như thiết kế khung nghiên cứu cho luận văn, quy trình nghiên cứu, cách thức thực hiện nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng thích hợp để đi đến giải quyết mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3 cũng trình bày về phương pháp chọn mẫu, số lượng mẫu thích hợp phục vụ cho nghiên cứu nhằm có được những kết quả nghiên cứu khách quan nhất nhằm làm cơ sở và căn cứ cho kết luận và hàm ý.

27

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tóm tắt thơng tin mẫu nghiên cứu

Bài nghiên cứu thực hiện khảo sát 300 mẫu, trong đó thu về 293 bảng khảo sát, trong số 293 bảng khảo sát thu về có 9 bảng hỏi bị lỗi và số bảng câu hỏi chính thức được đưa vào để phân tích định lượng chính thức là 284 quan sát. Trong số 284 quan sát số mẫu nam chiếm 51.4% và nữ chiếm 48.6%. Về trình độ học vấn số đáp viên có trình độ đại học chiếm phần lớn 52.8% và đáp viên trình độ cao đẳng chiểm 32.4%. Về tuổi phần lớn đáp viên trong độ tuổi trên 25, trong đó trên 35 đến 45 chiếm nhiều nhất 29.2% trong tổng số mẫu quan sát. Về thâm niên đi làm phần lớn các đáp viên có thâm niên đi làm thuộc 4 nhóm phân bổ tương đối đều trong nhóm thâm niên đi làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa các thành phần hành vi công dân với ý định ở lại công ty của các nhân viên văn phòng trong các công ty – trường hợp nghiên cứu tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)