Đánh giá hiệu quảhuy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 37 - 41)

Chương 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢHUY ĐỘNG VỐN CỦA VIETINBANK CẦN

4.1.2 Đánh giá hiệu quảhuy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018

4.1.2.1 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Biểu đồ 4.5: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn – dư nợ 2016 – 2018

(Nguồn: Vietinbank Cần Thơ)

5,61% 6,95% 17,44% 8,08% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 20.00% 2017/2016 2018/2017 Nguồn vốn Dư nợ

28

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ năm 2016 – 2018 được thể hiện trên biểu đồ 4.5. Theo đó qua các năm, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đều cao hơn so với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động. Đặc biệt năm 2017, tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt đến 17,44% so với 5,61% tốc độ tăng trưởng nguồn vốn so với năm 2016. Đến năm 2018 thì chênh lệch giảm xuống khi dư nợ đạt tốc độ tăng trưởng 8,08% trong khi nguồn vốn đạt tốc độ tăng trưởng 6,95% so với năm trước đó.

Như vậy, có thể kết luận giai đoạn vừa qua, nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng trưởng thấp cả về số tuyệt đối lẫn tương đối so với dư nợ cho vay. Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh, mà phải phụ thuộc vào vốn điều chuyển từ trụ sở chính. Điều này sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh.

4.1.2.2 Tỷ trọng các loại nguồn vốn tương ứng với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.

Biểu đồ 4.6: Tỷ trọng các loại nguồn vốn tương ứng nhu cầu sử dụng vốn năm 2016 - 2018

(Nguồn: Vietinbank Cần Thơ)

Một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn của một ngân hàng thương mại là tỷ trọng các loại nguồn vốn tương ứng với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này của Chi nhánh được thể hiện ở Biểu đồ 4.6; trong đó cho thấy sự thay đổi về cơ cấu vốn huy động và cơ cấu dư nợ cho vay thay đổi theo thời gian. Năm 2016, dư nợ trung dài hạn của Chi nhánh chiếm đến 28,46% tổng dư nợ cho vay trong khi nguồn vốn trung dài hạn chỉ chiếm 15,86% trong tổng nguồn vốn huy

71,56% 84,14% 70,94% 65,49% 71,22% 65,15%

28,46% 15,86% 29,06% 34,51% 28,78% 34,85%

Dư nợ Nguồn vốn Dư nợ Nguồn vốn Dư nợ Nguồn vốn

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

29

động. Đến năm 2017 đã có sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu nguồn vốn huy động khi tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn tăng lên đến 34,51% so với tỷ trọng dư nợ trung dài hạn là 29,06% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2018 cơ cấu kể trên tiếp tục được duy trì với tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn là 34,85% còn tỷ trọng dư nợ trung dài hạn 28,78%.

Do cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn tương tự khơng có sự chênh lệch lớn giúp hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có sự chủ động, giảm thiểu rủi ro khi nguồn vốn ngắn hạn phải tài trợ cho nhu cầu sử dụng vốn trung dài hạn. Thời gian tới, trong định hướng kinh doanh của Chi nhánh cần tính đến duy trì cơ cấu nguồn vốn hợp lý để đảm bảo phát triển ổn định. 4.1.2.3 Chi phí huy động vốn Bảng 4.4: Chi phí huy động vốn 2016 – 2018 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Tăng trưởng Năm 2018 Tăng trưởng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Thu nhập 466.010 774.400 308.390 66,18% 853.600 79.200 10,23% Thu nhập lãi 237.766 422.634 184.868 77,75% 474.749 52.115 12,33% Thu điều tiết

nội bộ

180.586 317.296 136.710 75,70% 343.997 26.701 8,42%

Chi phí 330.760 672.650 341.890 103,36% 751.350 78.700 11,70%

Chi phí lãi 87.712 167.061 79.349 90,47% 208.673 41.612 24,91% Chi điều tiết

nội bộ

175.561 361.204 185.643 105,74% 420.978 59.774 16,55%

(Nguồn: Vietinbank Cần Thơ)

Chi phí huy động vốn của Chi nhánh được thể hiện trong Bảng 4.4 trong đó bao gồm chi phí lãi và chi điều tiết nội bộ tương ứng với thu nhập lãi và thu điều tiết nội bộ. Do Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam hiện điều hành vốn theo cơ chế điều chuyển vốn nội bộ. Do đó, việc tính tốn thu nhập và chi phí của nguồn vốn cần phải tính đến khoản thu chi điều tiết nội bộ. Cụ thể, năm 2016, thu nhập từ lãi và điều tiết nội bộ - phần thu từ việc bán vốn cho trụ sở chính là 466.010 triệu

30

đồng; cịn chi phí lãi và chi điều tiết nội bộ - phần chi từ việc mua vốn từ trụ sở chính là 330.760 triệu đồng. Đến năm 2017, tổng thu nhập từ lãi và điều tiết nội bộ tăng 66,18% trong khi tổng chi phí từ lãi và điều tiết nội bộ tăng đến 103,36% so với năm 2016. Mức tăng này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Nguyên nhân là do năm 2017, nguồn vốn không kỳ hạn của Chi nhánh có sự sụt giảm rất lớn trong khi đây là nguồn vốn có chênh lệch giá mua bán nội bộ lớn, đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Vì vậy mà dù quy mơ nguồn vốn có tăng trưởng thì thu nhập điều tiết nội bộ vẫn giảm. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng của thu nhập lãi và điều tiết nội bộlà 10,23% còn tốc độ tăng trưởng của chi phí lãi và điều tiết nội bộ là 11,70% khơng có sự chênh lệch lớn so với năm trước đó.

Qua các năm có thể thấy hiệu quả cơng tác huy động vốn phụ thuộc rất lớn vào khoản thu chi điều tiết nội bộ. Vì nguồn vốn huy động của Chi nhánh chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng vốn cho vay nền kinh tế nên phải phụ thuộc vào giá mua bán vốn nội bộ. Trong đó, nguồn vốn không kỳ hạn là nguồn vốn có chênh lệch giá mua bán vốn cao nhất đem lại hiệu quả cao nhất. Hiện tại cơ cấu nguồn vốn huy động thì tỷ trọng nguồn vốn khơng kỳ hạn cịn thấp. Thời gian tới, Chi nhánh cần có sự điều chỉnh trong định hướng kinh doanh liên quan đến nguồn vốn không kỳ hạn để đem lại hiệu quả tốt hơn cho công tác huy động vốn.

4.1.2.4 Chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Bảng 4.5: Chênh lệch lãi suất bình quân 2016 – 2018

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng tài sản sinh lời bình quân 4.329.803 5.163.713 5.753.510 + Dư nợ cho vay bình quân 4.090.579 4.925.402 5.535.229 + Tiền và tài sản khả dụng bình quân 55.224 67.311 81.282 + Chứng khoán sẵn sang bán BQ 184.000 171.000 137.000

Thu nhập lãi 237.766 422.634 474.749

Chi phí lãi 87.712 167.061 208.673

Nguồn vốn phải trả lãi bình quân 3.344.633 4.050.005 4.304.690

Chênh lệch lãi suất bình quân 2,87% 4,06% 3,40%

31

Chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại Chi nhánh được thể hiện tại Bảng 4.5. Trong đó, năm 2016 là năm mà chênh lệch lãi suất bình quân ở mức thấp nhất 2,87%. Nguyên nhân là trong năm này các ngân hàng triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất nhằm thu hút khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh. Lãi suất của các chương trình ưu đãi ở mức rất thấp, thời gian ưu đãi tùy theo đối tượng khách hàng và thời gian vay vốn, có thể kéo dài từ 6 tháng đến 36 tháng – thời gian ưu đãi càng dài lãi suất ưu đãi càng cao. Đến năm 2017 khi đạt tốc độ tăng trưởng dư nợ hợp lý, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt gần 5.000 tỷ thì các khoản vay có thời gian ưu đãi ngắn hết hạn dẫn đến chênh lệch lãi suất bình quân cao, đạt mức 4,06%. Năm 2018 các khoản ưu đãi lãi suất vay có thời hạn dài cũng đến hạn nhưng mức ưu đãi không cao nên chênh lệch lãi suất bình qn khơng đạt mức cao như năm trước đó, chỉ đạt 3,40%. Dù vậy xét cả giai đoạn thì chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình quân của Vietinbank Cần Thơ đã có sự cải thiện lớn. Tuy nhiên do hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam áp dụng cơ chế mua bán điều tiết vốn nội bộ khá phức tạp nên việc tính tốn chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình quần có thể khơng được chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 37 - 41)