NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 41 - 45)

Chương 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

TẠI VIETINBANK CẦN THƠ

4.2.1 Nguyên nhân khách quan 4.2.1.1 Đối thủ cạnh tranh: 4.2.1.1 Đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh của Vietinbank Cần Thơ trên địa bàn thành phố Cần Thơ rất đa dạng. Vietinbank Cần Thơ phải cạnh tranh quyết liệt với các ngân hàng cổ phần lớn có vốn Nhà nước là Agribank, Vietcombank và BIDV. Trong đó, Agribank có lãi suất huy động linh hoạt, các kỳ hạn dài hạn có lãi suất cao hơn so với Vietinbank, mạng lưới giao dịch rộng khắp và có lịch sử lâu đời chiếm được lịng tin của khách hàng. BIDV có đến 3 chi nhánh cịn Vietcombank có 2 chi nhánh tại thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, có sự phân chia rõ ràng trong hoạt động của các chi nhánh ngân hàng đối thủ về phân khúc khách hàng và địa bàn kinh doanh. Đối với BIDV, Chi nhánh Tây Nam phục vụ khách hàng doanh nghiệp lớn, Chi nhánh Cần Thơ và Chi nhánh Tây Đô phục vụ khách hàng nhỏ lẻ. Còn về Vietcombank, Chi nhánh Cần Thơ quản lý địa bàn các quận Ninh Kiều, Cái Răng, huyện Phong

32

Điền trong khi Chi nhánh Tây Đô quản lý địa bàn Bình Thủy, Thốt Nốt, Thới Lai, Cờ Đỏ. Trong khi đó, Vietinbank Cần Thơ và Tây Đơ khơng có sự phân chia rõ ràng phân khúc khách hàng phục vụ và địa bàn kinh doanh. Điều này khiến cho Vietinbank Cần Thơ ngoài cạnh tranh với các đối thủ còn phải chia sẻ nguồn khách hàng cho Chi nhánh Tây Đô. Đây là một bất lợi rất lớn đối với Vietinbank Cần Thơ.

Các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần khác dù tiềm lực tài chính và mạng lưới hoạt động khơng so sánh được với Vietinbank Cần Thơ tuy nhiên lại có lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn cao hơn rất nhiều so với Vietinbank Cần Thơ. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ còn cho phép khách hàng rút tiền gửi khi chưa đến hạn mà vẫn được hưởng lãi suất theo kỳ hạn đã gửi. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác huy động vốn.

4.2.1.2 Tâm lý thói quen giao dịch của khách hàng:

Tại khu vực nội ô thành phố, các ngân hàng Agribank, Vietcombank và BIDV đều có uy tín và lịch sử hình thành lâu đời – một trong những lợi thế cạnh tranh của Vietinbank. Ngoài ra những ngân hàng này đều có mạng lưới giao dịch rộng khắp tại tất cả các quận huyện của thành phố Cần Thơ. Đặc biệt tại thành phố Cần Thơ, Vietcombank Cần Thơ thực hiện chiến lược marketing hết sức hiệu quả, thu hút hầu hết các đơn vị chi lương của hệ thống giáo dục, cơ quan chính quyền của thành phố. Từ đó nâng cao vị thế và tận dụng nguồn lực bán chéo sản phẩm.

Đối với một số khu vực ngoại thành có thu nhập bình quân cao như Quận Thốt Nốt, người dân ở khu vực này lại ưu tiên lựa chọn ngân hàng có lãi suất cao như Sacombank hay KienlongBank khi muốn gửi nguồn tiền nhàn rỗi. Chính vì vậy mà dù nguồn tiền gửi dân cư tại khu vực này rất lớn, Vietinbank Cần Thơ có đặt phịng giao dịch tại đây nhưng vẫn khơng cạnh tranh được với đối thủ.

4.2.2 Nguyên nhân chủ quan: 4.2.2.1 Lãi suất huy động: 4.2.2.1 Lãi suất huy động:

Là chi nhánh một ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước, Vietinbank Cần Thơ phải đảm bảo hài hịa giữa lợi ích kinh doanh và nhiệm vụ chính trị. Trong đó, vấn đề giữa ổn định lãi suất huy động trên thị trường tuân thủ tuyệt đối chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước là điều bắt buộc. Thời gian qua, lãi suất huy động tất cả các kỳ hạn của Vietinbank luôn nằm ở mức thấp so với mặt bằng lãi

33

suất trên thị trường. Tại một số thời điểm khi các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ nhận gửi giữ vàng hoặc ngoại tệ có lãi suất thì Vietinbank khơng có sản phẩm này. Ngồi ra, các ngân hàng này cho phép khách hàng tất toán trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất có kì hạn. Đồng thời các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước như Vietcombank, BIDV lại tạo điều kiện cho khách hàng cầm cố sổ tiết kiệm với lãi suất chênh lệch thấp hơn và thủ tục đơn giản thời gian giải quyết nhanh chóng hơn so với Vietinbank. Chính vì những điều kiện kể trên khiến cho việc thu hút khách hàng tiền gửi mới của Vietinbank Cần Thơ gặp rất nhiều khó khăn.

4.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn:

Như đã phân tích, bên cạnh tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn hợp lý thì hiệu quả sử dụng vốn của Vietinbank Cần Thơ còn tồn tại rất nhiều vấn đề cần khắc phục. Thứ nhất, với cơ chế điều chuyển vốn nội bộ như tại hệ thống Vietinbank thì cần phải tập trung vào nguồn vốn có lãi suất thấp mà giá bán vốn cao như nguồn vốn không kỳ hạn. Bên cạnh đó, quy mơ nguồn vốn của Chi nhánh còn chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay mà phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ trụ sở chính. Ngồi ra, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (Năm 2018, dư nợ KHDN đạt 3.567 triệu đồng/5.750 triệu đồng tương đương tỷ trọng 62,04% tổng dư nợ toàn Chi nhánh). Đặc thù dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp là thời hạn cho vay ngắn và lãi suất rất thấp. Trong khi cơ chế mua bán vốn nội bộ thì hầu như khơng có khác biệt về lãi suất mua vốn giữa khoản vay cho khách hàng bán lẻ hay khách hàng doanh nghiệp. Chi phí lãi và mua bán vốn nội bộ cao đồng thời chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào rất thấp ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.

4.2.2.3 Uy tín ngân hàng, mạng lưới cơ sở vật chất, nguồn nhân lực:

Về uy tín ngân hàng, tại địa bàn nội ơ uy tín của Vietinbank chưa vượt qua được các đối thủ như Agribank, Vietcombank và BIDV mà chỉ là một trong những lựa chọn của khách hàng. Ngược lại tại các khu vực ngoại ơ nhưng có nguồn tiền gửi dân cư lớn thì Vietinbank phải cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ có mức lãi suất huy động cao và chính sách chăm sóc khách hàng hấp dẫn như Sacombank, Kienlongbank.

34

Về cơ sở vật chất, hiện tại các địa điểm giao dịch của Vietinbank Cần Thơ đã cũ, xuống cấp, không gian giao dịch chật hẹp không phân rõ khu vực phục vụ khách hàng ưu tiên. Trong đó, 5/9 các điểm giao dịch đều th ngồi, đặt ở những vị trí khơng thuận lợidẫn đến khó thu hút khách hàng, chi phí hoạt động cao, đồng thời khó chủ động trong việc tu sửa làm đẹp các điểm giao dịch.

Về nguồn nhân lực, do chính sách luân chuyển cán bộ 2 năm/lần của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nên nhân lực tại các điểm giao dịch thường xun thay đổi. Ngồi ra, tại các phịng giao dịch địa bàn xa như Thốt Nốt, Phong Điền lại chưa có nguồn nhân lực tại chỗ có thể khai thác khách hàng trên địa bàn tốt hơn. Khi luân chuyển cán bộ phải làm quen lại với khách hàng từ đầu dẫn đến khó khăn trong cơng tác khai thác khách hàng hiện hữu.

Tóm tắt chương

Trong chương 4 này phân tích các chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả trong công tác huy động vốn của Vietinbank Cần Thơ. Đồng thời cũng phân tích nguyên nhân hạn chế hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Đây là nền tảng để xây dựng những giải pháp thiết thực đồng bộ giải quyết vấn đề nghiên cứu ở chương tiếp theo.

35

Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT

NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN SẮP TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 41 - 45)