CHỨNG MINH TÍNH PHÙ HỢP VÀ KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 46 - 48)

Chương 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2 CHỨNG MINH TÍNH PHÙ HỢP VÀ KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP

Việc xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn đều tập trung giải quyết những vấn đề nội tại, chủ quan của đơn vị.

Đầu tiên là về vấn đề điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và phân khúc cho vay khách hàng để cải thiện hiệu quả sử dụng vốn. Theo đó, thời gian tới Chi nhánh chú trọng tăng huy động nguồn vốn không kỳ hạn và giảm tỷ trọng cho vay đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp. Nguồn vốn khơng kỳ hạn có chi phí lãi rất thấp nhưng giá bán vốn cho trụ sở chính lại tương đương với nguồn vốn có kỳ hạn. Chính vì vậy chênh lệch giá bán vốn và chi phí lãi chi trả cho khách hàng sẽ đem lại nguồn thu nhập cao cho chi nhánh. Thêm vào đó, các khoản vay cho khách hàng doanh nghiệp đều có mức lãi suất rất thấp trong khi giá mua vốn từ trụ sở chính khơng có nhiều chênh lệch so với khoản vay đối tượng khách hàng bán lẻ. Như vậy, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra thấp sẽ hạn chế thu nhập của chi nhánh. Do hệ thống Vietinbank áp dụng cơ chế điều tiết vốn nội bộ nên giải pháp này thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Từ trước đến nay, đặc thù kinh doanh của Vietinbank Cần Thơ là tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp và tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn chiếm phần lớn. Việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn và cơ cấu dư nợ theo phân khúc khách hàng khơng phải có thể thực hiện trong thời gian ngắn mà cần cải thiện trong một thời gian dài, từ từ khơng nóng vội. Đây là giải pháp địi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Lãnh đạo cũng như quyết tâm và cần sự thay đổi về nhận thức của các cán bộ nhân viên trực tiếp kinh doanh.Nếu như thiếu một trong hai yếu tố trên thì giải pháp này có thể khơng đạt được hiệu quả như mong muốn.

37

Tiếp theo là giải pháp cải thiện hình ảnh nâng cao uy tín thương hiệu ngân hàng tại địa phương. Hiện tại trên địa bàn thành phố Cần Thơ, khách hàng còn nhiều nhầm lẫn giữa Vietcombank và Vietinbank. Ngoài ra thị phần của Vietinbank Cần Thơ trên địa bàn chưa đến 10% (6.14% thị phần nguồn vốn và 7.41% thị phần cho vay nền kinh tế) - mức rất thấp so với các chi nhánh khác trong khu vực và trên toàn hệ thống. Nguyên nhân là do trên địa bàn thành phố Cần Thơ tập trung rất nhiều chi nhánh ngân hàng trong ngoài nước cũng như các tổ chức tín dụng dẫn đến cạnh tranh quyết liệt. Do đó giải pháp cải thiện hình ảnh nâng cao uy tín thương hiệu ngân hàng tại địa phương là vô cùng phù hợp. Những năm qua, Vietinbank Cần Thơ đều tham gia đóng góp cho các chương trình từ thiện, an sinh xã hội và các hoạt động tuyên truyền văn hoá cộng đồng. Do đó, nguồn kinh phí để thực hiện cơng tác marketing thương hiệu của Vietinbank Cần Thơ hồn tồn có thể thu xếp được. Ngoài ra do trước đây Vietinbank Cần Thơ khi tham gia các hoạt động đều theo hình thức đáp ứng kêu gọi của các tổ chức chính quyền chứ chưa chú trọng thực sự đến việc xây dựng chương trình marketing chuyên nghiệp nên hiệu quả mang lại chưa cao. Nếu giải quyết được vấn đề này thì giải pháp cải thiện hình ảnh nâng cao uy tín thương hiệu ngân hàng của Vietinbank Cần Thơ tại địa phương sẽ thành công.

Giải pháp về mạng lưới cơ sở vật chất là một phương án cần có sự phê duyệt của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam để được cấp nguồn kinh phí. Mạng lưới hoạt động hiện tại của Vietinbank Cần Thơ bao gồm 1 hội sở chi nhánh và 8 phịng giao dịch. Trong đó chỉ có 2 phịng giao dịch đạt yêu cầu về mặt bằng và được bố trí đúng chuẩn thương hiệu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Hội sở chi nhánh và các điểm giao dịch còn lại đều nhỏ hẹp và xuống cấp, một số phòng giao dịch đặt ở những vị trí khơng thuận lợi. Do đó việc đánh giá lại vị trí và cơ sở vật chất của các điểm giao dịch để có phương án di dời hoặc sửa chữa cải tạo là phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên nguồn kinh phí được cấp từ trụ sở chính nên cần có đề án chất lượng, giải trình thuyết phục được cấp có thẩm quyền. Do đó tính khả thi của giải pháp phụ thuộc hoàn toàn vào phương án mà Vietinbank Cần Thơ đề xuất có được phê duyệt hay không.

38

Giải pháp về nhân sự được chia làm hai phương án: sắp xếp cải thiện chất lượng nhân sự hiện tại và quy hoạch nguồn nhân sự tại các địa bàn đặc thù trong giai đoạn tới. Cả hai phương án đều đóng vai trị quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn. Nguyên nhân là hiện tại Vietinbank Cần Thơ có phân cơng 02 cán bộ tín dụng phục vụ khách hàng ưu tiên. Số nhân sự kể trên hầu như chỉ phục vụ khách hàng tiền vay, hoàn tồn khơng đáp ứng được số lượng khách hàng ưu tiên tiền gửi tại Vietinbank Cần Thơ. Tại quầy giao dịch của hội sở chi nhánh có 01 quầy dành cho khách hàng ưu tiên phục vụ cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, tiền gửi và tiền vay. Do đó, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ chuyên phục vụ khai thác khách hàng tiền gửi cả ở hội sở chi nhánh và các phòng giao dịch là vô cùng cần thiết. Những nhân sự trực tiếp kinh doanh cũng cần được đào tạo thường xuyên về kỹ năng bán hàng và phục vụ, khai thác khách hàng. Về phương án quy hoạch nguồn nhân sự tại các địa bàn đặc thù đặc biệt là tại Quận Thốt Nốt cần có sự phê duyệt của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam. Do đó, phương án này có tính khả thi hay không vẫn chưa thể khẳng định nên Vietinbank Cần Thơ cần xây dựng phương án dự phòng trong trường hợp phương án chính khơng được thơng qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)