thuốc TP Hồ Chí Minh
4.5. Thứ tự giải quyết những yếu tố gây ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động
người lao động tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. HCM
Căn cứ thực trạng tình hình gắn kết của người lao động từ 35 tuổi trở xuống tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM đã phân tích nêu trên, cụ thể:
- Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố có ảnh hưởng tới từng thành phần gắn kết (chi tiết tại Mục 2.3.5):
+ Yếu tố Trả công lao động và Đào tạo và phát triển tác động đến sự gắn kết lợi ích,
+ Yếu tố Lãnh đạo tác động đến sự gắn kết đạo đức,
+ Yếu tố Lãnh đạo, Đồng nghiệp và Môi trường làm việc tác động đến sự gắn kết tình cảm;
- Độ lớn giá trị trung bình (GTTB) của các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết (1: yếu tố có GTTB nhỏ nhất; 5: yếu tố có GTTB lớn nhất) và độ lớn GTTB của các thành phần của sự gắn kết (1: yếu tố có GTTB nhỏ nhất; 3: yếu tố có GTTB lớn nhất). Giá trị trung bình càng lớn thì sự gắn kết và sự hài lòng của người lao động càng cao:
+ Thứ tự tăng dần GTTB của các thành phần gắn kết: (1) gắn kết lợi ích, (2) gắn kết đạo đức, (3) gắn kết tình cảm (chi tiết tại Mục 2.4),
+ Thứ tự tăng dần GTTB của các yếu tố có tác động đến sự gắn kết: (1) trả công lao động, (2) lãnh đạo, (3) đào tạo và phát triển, (4) đồng nghiệp, (5) môi trường làm việc (chi tiết tại Mục 2.5);
- Thực trạng còn hạn chế của các yếu tố có tác động đến sự gắn kết đã phân tích tại Mục 2.6.2;
Có thể thấy rằng hiện nay nhân sự từ 35 tuổi trở xuống tại Viện gắn kết chủ yếu vì lý do tình cảm và đạo đức, họ đánh giá khơng cao về những lợi ích Viện mang lại cho họ; Trong đó, họ khơng hài lịng nhất với việc trả cơng lao động, tiếp đến lần lượt là yếu tố lãnh đạo, đào tạo và phát triển, đồng nghiệp và môi trường làm việc.
Thứ tự xử lý những hạn chế tồn tại được xác định như sau: thành phần gắn kết nào có giá trị trung bình càng thấp sẽ càng được ưu tiên giải quyết trước; trong mỗi thành phần gắn kết thì yếu tố tác động nào có giá trị trung bình càng thấp sẽ càng được tập trung giải quyết trước. Tác giả đề xuất ma trận xác định thứ tự ưu tiên giải quyết các yếu tố để cải thiện sự gắn kết tại Viện tại Bảng 4.11.
Bảng 4.11 Ma trận thứ tự giải quyết các yếu tố để nâng cao
sự gắn kết của người lao động tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh
Yếu tố Yếu tố GTTB GK Lợi ích 1 GK Đạo đức 2 GK Tình cảm 3 Trả cơng 1 1 x 1 Lãnh đạo 2 2 x 2 3 x 2 Đào tạo 3 1 x 3 Đồng nghiệp 4 3 x 4 Môi trường 5 3 x 5
(Nguồn: Dữ liệu do tác giả xử lý)
Bảng 4.12 trình bày thứ tự ưu tiên khắc phục các hạn chế (1: hạn chế cần giải quyết đầu tiên; 6: hạn chế cần giải quyết sau cùng).
Bảng 4.12 Thứ tự ưu tiên khắc phục các hạn chế
Thứ tự ưu tiên 1 2 3 4 5 6
Ô 1 x 1 1 x 3 2 x 2 3 x 2 3 x 4 3 x 5
(Nguồn: Dữ liệu do tác giả xử lý)
Như vậy, trong thời gian trước mắt cần ưu tiên giải quyết hạn chế về sự gắn kết lợi ích và sự gắn kết đạo đức, tức là cần chú trọng giải quyết trước yếu tố Trả công lao động, Đào tạo và phát triển và Lãnh đạo. Các yếu tố về Đồng nghiệp và Môi trường làm việc (tác động đến sự gắn kết tình cảm) sẽ tiếp tục được lên lộ trình cải thiện dần trong thời gian tiếp theo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Tác giả giới thiệu tổng quan về Viện Kiểm nghiệm thuốc TPHCM, trình bày mơ hình nghiên cứu và thang đo nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại Viện. Thông qua việc đánh giá thực trạng tình hình gắn kết tại Viện, những thành tựu đạt được nguyên nhân của những tồn tại gây ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động trong Chương 5.
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC TP. HỒ CHÍ MINH