Biến độc lập
Biến phụ thuộc
Gắn kết lợi ích Gắn kết đạo đức Gắn kết tình cảm
β Sig. β Sig. β Sig.
Trả công ,483 ,000
Đào tạo ,429 ,000
Lãnh đạo ,738 ,000 ,484 ,000
Đồng nghiệp ,388 ,000
Phương trình hồi quy của mơ hình theo hệ số β chuẩn hóa như sau:
GKLI = 0,483*TC + 0,429*DT GKDD = 0,738*LD
GKTC = 0,484*LD + 0,388*DN + 0,292*MT
- Sự gắn kết lợi ích (GKLI) của người lao động chịu tác động bởi yếu tố Trả công lao động (TC) và Đào tạo (DT):
Hệ số β của yếu tố yếu tố Trả công lao động (TC) và Đào tạo (DT) mang dấu dương nghĩa là hai yếu tố này tác động thuận chiều đến sự gắn kết lợi ích của người lao động với tố chức. Xét theo độ lớn của hệ số β thì trong hai yếu tố này, yếu tố Trả công lao động (TC) tác động mạnh hơn đến sự gắn kết lợi ích so với yếu tố Đào tạo (DT).
Chính sách trả cơng lao động xứng đáng với những đóng góp cuả người lao động cho tổ chức không chỉ giúp người lao động đảm bảo kinh tế để yên tâm cơng tác mà cịn thể hiện sự công tâm của tổ chức trong việc ghi nhận công lao của họ. Việc tổ chức tạo cơ hội cho người lao động được đào tạo không chỉ giúp họ cập nhật kiến thức mới để thực hiện cơng việc hiện tại tốt hơn mà đó cịn là sự chuẩn bị cho những bước phát triển sự nghiệp tiếp theo của họ. Do đó, chính sách trả cơng thỏa đáng và đường hướng phát triển sự nghiệp rõ ràng là những yếu tố tạo động lực cho người lao động tiếp tục ở lại cống hiến cho tổ chức.
- Sự gắn kết đạo đức (GKDD) chịu tác động bởi yếu tố Lãnh đạo (LD): Hệ số β của yếu tố yếu tố Lãnh đạo (LD) mang dấu dương nghĩa là yếu tố này tác động thuận chiều đến sự gắn kết lợi ích của người lao động với tố chức.
Người lãnh đạo quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của nhân viên; hỗ trợ khi nhân viên gặp khó khăn trong cơng việc; đánh giá khách quan, công bằng về kết quả làm việc và thể hiện sự ghi nhận với những đóng góp của nhân viên cho đơn vị sẽ tạo động lực cho nhân viên gắn kết bền chặt hơn với đơn vị.
- Sự gắn kết tình cảm (GKTC) chịu tác động bởi yếu tố Lãnh đạo (LD), Đồng nghiệp (DN) và Môi trường (MT):
Hệ số β của yếu tố yếu tố Lãnh đạo (LD), Đồng nghiệp (DN) và Môi trường (MT) mang dấu dương nghĩa là ba yếu tố này tác động thuận chiều đến sự gắn kết lợi ích của người lao động với tố chức. Xét theo độ lớn của hệ số β, trong ba yếu tố này thì yếu tố Lãnh đạo (LD) tác động mạnh nhất đến sự gắn kết tình cảm, tiếp theo là yếu tố Đồng nghiệp (DN) và cuối cùng là yếu tố Mơi trường (MT).
Thực tế cho thấy ngồi yếu tố vật chất, việc được thỏa mãn về yếu tố tinh thần chi phối việc người lao động tiếp tục gắn kết với tổ chức. Một công việc mặc dù đem đến nhiều lợi ích vật chất nhưng đi kèm với sự ức chế tinh thần, sự kìm nén về cảm xúc sẽ không phải là lựa chọn tốt để gắn kết trong thời gian dài, nhất là khi người lao động trẻ hiện nay không làm việc đơn thuần vì mưu sinh. Quan hệ với cấp trên và với đồng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong việc khiến đời sống cơng sở của người lao động có ý nghĩa hơn. Khi cấp trên thể hiện sự quan tâm đến nhân viên, thực hiện trao quyền, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy sự chủ động, sáng tạo trong cơng việc; đồng nghiệp có sự cởi mở, thân thiên, tương trợ lẫn nhau sẽ tạo cho người lao động cảm thấy an toàn và toàn tâm toàn ý với trách nhiệm của họ. Trung bình người lao động dành hơn 8 giờ đồng hồ mỗi ngày ở nơi làm việc, do đó mơi trường làm việc là một yếu tố rất quan trọng với họ. Môi trường làm việc khơng chỉ bao gồm máy móc, trang thiết bị mà còn bao gồm yếu tố con người. Mơi trường làm việc an tồn, trang thiết bị hiện đại, khơng khí làm việc tích cực, cởi mở sẽ tạo tâm lý thoải mái cũng như phát triển tình cảm muốn gắn bó lâu dài ở người lao động.
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 mô tả phương pháp nghiên cứu tác giả sử dụng để thực hiện đề tài, cụ thể: tác giả thực hiện nghiên cứu qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Dữ liệu được phân tích qua các bước: thống kê mơ tả, kiểm định Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy để kiểm định độ phù hợp của mơ hình. Nội dung này là nền tảng để tác giả tiến hành đánh giá thực trạng tình hình gắn kết của người lao động tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. HCM tại
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GẮN KẾT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC TP. HCM
4.1. Tình hình biến động nhân sự tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh những năm gần đây (2016-2018) Minh những năm gần đây (2016-2018)
Trong ba năm từ năm 2016 đến năm 2018, Viện giải quyết thủ tục cho 28 hồ sơ xin thôi việc. Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc tăng dần qua các năm, tập trung vào nhóm nhân sự từ 35 tuổi trở xuống, chi tiết tại Bảng 4.1.
Bảng 4.1 Thống kê tình hình nghỉ việc giai đoạn 2016-2018 tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh
(đvt: người)
THỐNG KÊ TÌNH HÌNH
NHÂN SỰ NGHỈ VIỆC NĂM 2016-2018 Năm 2016
Năm 2017 Năm 2018 Tổng số nhân sự 288 290 284 Theo độ tuổi Từ 35 tuổi trở xuống 157 160 159
Trên 35 tuổi đến 50 tuổi 106 106 105
Trên 50 tuổi 25 24 20
Số nhân sự nghỉ việc 6 9 13
Theo độ tuổi
Từ 35 tuổi trở xuống 6 8 12
Trên 35 tuổi đến 50 tuổi 0 1 1
Trên 50 tuổi 0 0 0
Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc / Tổng số nhân sự (%) 2,08 3,10 4,58
Theo độ tuổi
Từ 35 tuổi trở xuống 3,82 5,00 7,55
Trên 35 tuổi đến 50 tuổi 0 0,94 0,95
Trên 50 tuổi 0 0 0
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)
4.2. Thực trạng sự gắn kết của người lao động tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh
Kết quả khảo sát về thực trạng sự gắn kết của người lao động tại Viện hiện nay thể hiện tại Bảng 4.2, Bảng 4.3 và Bảng 4.4.
Bảng 4.2 Khảo sát về sự gắn kết lợi ích
của người lao động tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM Ký
hiệu Thang đo
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Gắn kết lợi ích 3,41
GL1 Làm việc tại Viện giúp tơi thể hiện được vị trí xã
hội 3,41 0,61
GL2 Nếu rời bỏ Viện thì cuộc sống của tôi sẽ bị ảnh
hưởng nhiều về mặt kinh tế 3,39 0,68
GL3 Nếu rời bỏ Viện thì quá trình phát triển sự nghiệp
của tôi sẽ bị gián đoạn 3,45 0,62
(Nguồn: Dữ liệu do tác giả xử lý)
Bảng 4.3 Khảo sát về sự gắn kết đạo đức
của người lao động tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM Ký
hiệu Thang đo
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Gắn kết đạo đức 3,45
GD1 Trung thành với Viện là điều tôi nên làm 3,46 0,85
GD2 Tôi vẫn sẽ tiếp tục làm việc tại Viện dù có cơ hội
tốt hơn ở tổ chức khác 3,43 0,82
GD3
Viện đã mang lại cho tơi nhiều thứ nên tơi cảm thấy có trách nhiệm ở lại cùng góp sức xây dựng và phát triển Viện, nhất là khi Viện gặp khó khăn
3,47 0,77
(Nguồn: Dữ liệu do tác giả xử lý)
Bảng 4.4 Khảo sát về sự gắn kết tình cảm
của người lao động tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM Ký
hiệu Thang đo
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Gắn kết tình cảm 3,67
GT1 Tơi xem Viện như là ngơi nhà thứ 2 của mình. 3,66 0,66
GT2 Tôi thể hiện sự tự hào vì được làm việc tại Viện khi
nói chuyện với bạn bè và người thân 3,70 0,68
GT3 Tôi luôn cố gắng hết sức nâng cao kỹ năng để có
thể cống hiến nhiều hơn cho Viện. 3,66 0,62
Điểm trung bình của mỗi thành phần gắn kết dao động quanh mức 3,4 [theo thứ tự giảm dần: gắn kết tình cảm (3,67), gắn kết đạo đức (3,45) và gắn kết lợi ích (3,41)] cho thấy mức độ gắn kết của người lao động từ 35 tuổi trở xuống tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM đang ở mức độ trung bình thấp.
4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh
4.3.1. Mơi trường làm việc
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát về yếu tố môi trường làm việc tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh
Ký
hiệu Thang đo
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Môi trường làm việc 4,01
MT1 Khơng khí ở nơi làm việc cởi mở và tin tưởng lẫn nhau 4,29 0,79 MT2 An toàn lao động là ưu tiên hàng đầu tại Viện 4,02 0,70 MT3 Tơi có đủ điều kiện cần thiết để thực hiện cơng việc của
mình 3,45 0,61
MT4 Khi kết thúc cơng việc, tơi có đủ thời gian cho cuộc
sống cá nhân 4,28 0,74
(Nguồn: Dữ liệu do tác giả xử lý)
Môi trường làm việc là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người lao động hàng ngày. Môi trường làm việc đảm bảo an tồn, có sự giao tiếp cởi mở, tơn trọng lẫn nhau và những mối quan hệ cộng tác tích cực giúp người lao động khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần và làm việc hiệu quả hơn. Điểm trung bình của thang đo “Mơi trường làm việc” đạt ở mức trung bình cao (4,01) cho thấy người lao động tương đối hài lịng với mơi trường làm việc tại Viện với điều kiện làm việc được đánh giá là khá an toàn, trang thiết bị đầy đủ và thời gian làm việc được sắp xếp phù hợp.
Sự hịa hảo giữa các cá nhân trong mơi trường làm việc tạo nên khơng khí tích cực tại mơi trường đó. Biến “Khơng khí ở nơi làm việc cởi mở và tin tưởng lẫn nhau” đạt mức đánh giá là 4,29 cho thấy mơi trường làm việc tại Viện có sự thân thiện và hòa đồng. Từ năm 2014, Viện triển khai thực hiện Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày
25.02.2014 của Bộ Y tế quy định về “Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế” thành nề nếp thường xuyên và liên tục tại Viện. Biến “Khi kết thúc cơng việc, tơi có đủ thời gian cho cuộc sống cá nhân” đạt mức khảo sát là 4,28 cho thấy người lao động khá hài lòng về thời gian làm việc và tăng ca tại Viện và họ vẫn có sự cân bằng cuộc sống cá nhân sau giờ làm. Kết quả này phù hợp với thời gian làm việc quy định tại “Nội quy cơ quan” của Viện, cụ thể:
Một tuần làm việc từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ/ ngày, 40 giờ/tuần Buổi sáng: từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30
Buổi chiều: từ 12 giờ 30 đến 16 giờ 30
Đối với những trường hợp phải làm thêm giờ do yêu cầu cơng việc như trực
máy phân tích mẫu kiểm nghiệm cần thời gian chạy máy lâu hoặc qua đêm, hoặc trực qua đêm để lấy máu của người tình nguyện thử thuốc tương đương sinh học, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
Đối với trường hợp yêu cầu làm việc vào thứ 7, chủ nhật trong những giai
đoạn cần tăng ca để giải quyết khối lượng công việc lớn như thời điểm cuối quý hoặc quyết toán năm, người lao động đi làm sẽ được tính ngày bù (được nghỉ bù vào một ngày khác). Số giờ làm thêm ngoài giờ đảm bảo chấp hành đúng theo Bộ Luật Lao động hiện nay: không vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày, 30 giờ/tháng và tổng số khơng q 200 giờ/năm. Những quy định trên cho thấy Ban Lãnh đạo Viện quan tâm đến việc giúp cho người lao động có thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động và chăm sóc cho cuộc sống riêng của họ.
Do tính chất cơng việc, nhân viên các khoa chun mơn tại Viện tiếp xúc với hóa chất hàng ngày trong q trình làm việc. Tuy nhiên, biến “An tồn lao động là ưu tiên hàng đầu tại Viện” vẫn đạt được đánh giá khá cao (4,02). Kết quả này đạt được nhờ vào sự chỉ đạo từ Ban Lãnh đạo Viện yêu cầu phòng Khoa học và Đào tạo đưa nội dung “An toàn phịng cháy chữa cháy”, “An tồn vệ sinh lao động” và tập huấn sơ cấp cứu vào chương trình đào tạo bắt buộc hàng năm với toàn thể người lao động tại Viện. Những nội dung nêu trên được cập nhật thành những văn bản quy định cụ thể như “Nội quy an tồn phịng thí nghiệm”, “Nội quy sử dụng điện”, “Nội dung
phòng cháy và chữa cháy”, “Quy chế xử lý chất thải phòng kiểm nghiệm và xử lý rác thải y tế” ... phổ biến đến từng khoa, phòng để thực hiện. Hệ thống phòng cháy chữa cháy được bảo dưỡng thường xuyên và được Sở cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Quận 1 kiểm tra đánh giá hàng năm. Viện thực hiện cấp phát quần áo, các dụng cụ bảo hộ lao động cho kiểm nghiệm viên thực hiện theo định kỳ. Bên cạnh đó, Viện thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật hàng tháng đối với người lao động theo định mức bồi dưỡng phù hợp đảm bảo tính pháp lý. Tuy nhiên, trên thực tế, sự an tồn khơng được đánh giá là yếu tố được ưu tiên tối ưu tại Viện. Do khuôn viên của Viện hạn chế về diện tích nên một số máy móc mang tính phát xạ vẫn chưa được đặt trong những khu nhà riêng biệt và chưa có những biện pháp cách ly đảm bảo an toàn cho người lao động.
Giai đoạn 2016 - 2018, Viện đầu tư gần 50 tỷ đồng để mua sắm thiết bị chuyên môn nhằm tăng cường năng lực trang thiết bị phịng thí nghiệm và đáp ứng nhu cầu kiểm tra giám sát chất lượng thuốc trên thị trường. Năm 2017-2018, Viện thực hiện cải tạo dãy nhà văn phịng để mở rộng diện tích phịng làm việc cũng như nơi đặt các máy móc phục vụ cơng tác kiểm nghiệm của các khoa chun mơn. Việc mua sắm văn phịng phẩm, vật tư văn phịng, dung mơi, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm thực hiện theo dự trù của các khoa, phòng và giao cho các lãnh đạo các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý. Hàng năm, người lao động được cấp đồng phục, trang phục bảo hộ lao động theo định mức và tính chất cơng việc.
Có thể thấy rằng Ban Lãnh đạo Viện quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại để tạo thuận lợi cho người lao động công tác. Tuy nhiên, kết quả đánh giá biến “Tơi có đủ điều kiện cần thiết để thực hiện công việc của mình” chỉ đạt mức 3,45. Nguyên nhân của kết quả này xuất phát từ việc cơ sở thông tin nội bộ của Viện hoạt động chưa thực sự hiệu quả khiến người lao động khó tìm được thơng tin tồn diện để xử lý công việc. Năm 2015, để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nội bộ, Viện thành lập tổ Công nghệ thông tin. Tuy nhiên thời điểm hiện tại, hệ thống thông tin nội bộ tại Viện vẫn chưa đạt được yêu cầu kết nối thông suốt như mong đợi do phần mềm quản lý sử dụng mang tính nội bộ theo từng khoa,
phòng, thiếu sự liên kết nên việc truy xuất dữ liệu khó tránh khỏi sự thiếu đồng bộ và mất nhiều thời gian liên hệ nhiều bộ phận để tìm kiếm và xác nhận thơng tin. Ngồi ra, có nhiều trường hợp người lao động phản ánh họ không nhận được thông báo về những sự kiện sắp diễn ra tại Viện. Luồng thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và hiệu suất công việc.
4.3.2. Lãnh đạo
Bảng 4.6 Kết quả khảo sát về yếu tố lãnh đạo tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh Ký
hiệu Thang đo
Trung bình Độ lệch chuẩn Lãnh đạo 3,48
LD1 Lãnh đạo trực tiếp của tơi có năng lực chun mơn tốt 3,74 0,85 LD2 Lãnh đạo trực tiếp của tơi có sự trao đổi cởi mở với nhân viên 3,21 0,73 LD3 Lãnh đạo trực tiếp của tôi đối xử công bằng với nhân viên 3,36 0,69