Tiêu chí Số người Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 65 41,9 Nữ 90 58,1 Học vấn Trung cấp/Cao đẳng 20 12,9 Đại học 79 51 Sau đại học 56 36,1
Thâm niên công tác
Dưới 3 năm 28 18,1
Từ 3 năm – dưới 5 năm 35 22,7
Từ 5 năm – dưới 10 năm 64 43,1
Từ 10 năm trở lên 28 18,1
(Nguồn: Dữ liệu do tác giả xử lý)
Về giới tính: có 65 đối tượng là nam tham gia khảo sát, chiếm tỷ lệ 41,9% trong khi đó giới tính nữ tham gia khảo sát là 90 chiếm 58,1%. Tỷ lệ này phản ánh tương đối sát với tỷ lệ phân chia người lao động theo giới tính tại Viện.
Về trình độ học vấn: Trình độ học vấn của người lao động từ 35 tuổi trở xuống tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TPHCM tập trung nhiều nhất ở trình độ đại học chiếm 51%. Tại đơn vị có chế độ đài thọ khuyến khích học tập nâng cao kiến thức và chuyên mơn nên trình độ sau đại học cũng được nâng cao, chiếm 36,1%.
Thời gian công tác tại Viện kiểm nghiệm của các đối tượng khảo sát tập trung chủ yếu ở 2 khoảng thời gian: từ 3 năm đến dưới 5 năm (chiếm 22,7%), từ 5 năm đến dưới 10 năm (chiếm 43,1%).
3.3.2. Kiểm định Cronbach’s alpha
Bước kiểm định hệ số Cronbach’s alpha đối với dữ liệu thu thập được từ 155 bảng khảo sát hợp lệ nêu trên nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo, loại bỏ các biến không phù hợp để mô tả khái niệm cần đo lường, cụ thể: biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn hoặc bằng 0,3 và thang đo có giá trị Cronbach’s alpha nhỏ hơn 0,6 (Nunally và Burnstein, 1994; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Ngồi biến quan sát MT1 bị loại vì có hệ số tương quan biến – tổng bằng 0,3 và việc loại bỏ biến này làm tăng giá trị Cronbach’s alpha của thang đo “Môi trường”; các biến quan sát cịn lại đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0,3; hệ số Cronbach’s alpha của các thang đo đều lớn hơn 0,6 và việc loại bỏ bất kỳ biến nào cũng không thể làm giá trị này của thang đo lớn hơn giá trị hiện tại (chi tiết tại Phụ lục 6). Do đó, các biến quan sát này được chấp nhận và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.