.3 Tóm tắt kết quả phân tích Cronbach’s alpha các thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại viện kiểm nghiệm thuốc TP hồ chí minh (Trang 40 - 42)

Thang đo Số biến

quan sát Hệ số Cronbach’s alpha Hệ số tương quan biến - tổng nhỏ nhất Môi trường (MT) 4 0,869 0,629 Lãnh đạo (LD) 4 0,825 0,577 Đồng nghiệp (DN) 4 0,723 0,427 Đào tạo (DT) 4 0,909 0,740 Trả công lao động (TC) 4 0,908 0,716 Gắn kết tình cảm (GKTC) 3 0,842 0,695 Gắn kết lợi ích (GKLI) 3 0,853 0,706 Gắn kết đạo đức (GKDD) 3 0,821 0,610

(Nguồn: Dữ liệu do tác giả xử lý)

3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi kiểm định Cronbach’s alpha, tác giả tiếp tục kiểm định giá trị của thang đo bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm kiểm tra khả năng đo lường của các biến quan sát đối với các khái niệm mà chúng đo lường và loại bỏ các biến rác. Từng nhóm biến được đưa vào phân tích EFA nhằm gom các biến thành từng nhóm nhân tố mới có ý nghĩa.

Những tiêu chí cần chú ý trong thực hiện phân tích EFA bao gồm:

- Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin (KMO): Giá trị của KMO phải nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1; nếu nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố khơng thích hợp với dữ liệu (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

- Sig của kiểm định Bartlett ≤ 0,05 thì các biến có tương quan với nhau, kiểm định có ý nghĩa thống kê (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

- Số lượng nhân tố trích được: dừng khi nhân tố có Eigenvalue ≥ 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

- Thang đo có tổng phương sai trích từ 50% trở lên thì được chấp nhận (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).

- Các biến quan sát có hệ số tải nhân tố dưới 0,5 sẽ bị loại để đảm bảo sự hội tụ biến quan sát (Hair và cộng sự, 1998).

- Phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis sử dụng phép xoay Varimax là cách thức phổ biến nhất được lựa chọn nhằm tối đa tổng phương sai trích từ các biến quan sát ban đầu. (Gerbing và Anderson, 1988; Hair và cộng sự, 2010).

Kết quả phân tích EFA đối với nhóm biến phụ thuộc và nhóm biến độc lập (chi tiết tại Phụ lục 7) cho thấy:

- Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin (KMO) của từng nhóm biến đạt từ 0,5 trở lên cho thấy dữ liệu nghiên cứu là phù hợp để tiến hành phân tích tương quan. Giá trị Sig của kiểm định Barlett nhỏ hơn 0,05 cho thấy các biến quan sát trong nội bộ từng nhóm biến có tương quan.

- Tổng phương sai trích mỗi nhóm biến đều trên 50%.

- Các biến có hệ số tải nhân tố dao động trên 0,5 và khơng có hệ số tải trên hai nhân tố. Như vậy, các biến đảm bảo được tiêu chuẩn phân tích EFA và được đưa vào phân tích tương quan.

3.3.4. Phân tích tương quan Pearson

Phân tích tương quan Pearson dùng để xem xét mức tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc. Tương quan Pearson có giá trị nằm trong khoảng từ -1 đến 1; càng tiến về 0 thì tương quan càng yếu.

Tuy nhiên, tương quan Pearson chỉ có ý nghĩa khi giá trị sig nhỏ hơn 0,05. Như vậy, nếu sig. tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc nhỏ hơn 0,05 thì chúng có tương quan và được tiếp tục dùng để phân tích hồi quy, ngược lại thì cần loại bỏ.

Từ kết quả phân tích tương quan Pearson (chi tiết tại Phụ lục 8), với các giá trị sig nhỏ hơn 0,05, các biến độc lập có sự tương quan khá yếu nên ít nguy cơ xảy ra

tình trạng đa cộng tuyến và 5 biến độc lập LD, DN, MT, TC, DT được đưa vào hồi quy với biến phụ thuộc GKLI; 3 biến độc lập LD, MT, TC được đưa vào hồi quy với biến phụ thuộc GKDD; 3 biến độc lập LD, DN, MT, TC được đưa vào hồi quy với biến phụ thuộc GKTC.

3.3.5. Phân tích hồi quy

Bước phân tích hồi quy cho biết biến độc lập có gây ảnh hưởng đến biến phụ thuộc hay không và mức độ ảnh hưởng như thế nào.

Những tiêu chí cần chú ý trong thực hiện phân tích hồi quy bao gồm: - Sig của kiểm định F < 0,05 thì mơ hình hồi quy phù hợp với tổng thể.

- Hệ số Durbin – Watson nằm trong khoảng từ 1 đến 3 và chỉ số VIF < 10 để tránh hiện tượng tự tương quan.

- Giá trị R2 hiệu chỉnh phản ánh mức độ các biến độc lập giải thích được bao nhiêu % cho sự biến động của biến phụ thuộc.

- Giá trị sig kiểm định t của biến độc lập nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 thì biến độc lập đó có ý nghĩa trong mơ hình.

- Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta cho biết mức độ ảnh hưởng của biến phụ thuộc lên biến độc lập.

Kết quả phân tích hồi quy (chi tiết tại Phụ lục 9) cho thấy rằng mỗi thành phần của sự gắn kết chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Mức độ tác động của mỗi yếu tố đến mỗi thành phần của sự gắn kết được thể hiện tại Bảng 2.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại viện kiểm nghiệm thuốc TP hồ chí minh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)