Thứ tự ưu tiên 1 2 3 4 5 6
Ô 1 x 1 1 x 3 2 x 2 3 x 2 3 x 4 3 x 5
(Nguồn: Dữ liệu do tác giả xử lý)
Như vậy, trong thời gian trước mắt cần ưu tiên giải quyết hạn chế về sự gắn kết lợi ích và sự gắn kết đạo đức, tức là cần chú trọng giải quyết trước yếu tố Trả công lao động, Đào tạo và phát triển và Lãnh đạo. Các yếu tố về Đồng nghiệp và Môi trường làm việc (tác động đến sự gắn kết tình cảm) sẽ tiếp tục được lên lộ trình cải thiện dần trong thời gian tiếp theo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Tác giả giới thiệu tổng quan về Viện Kiểm nghiệm thuốc TPHCM, trình bày mơ hình nghiên cứu và thang đo nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại Viện. Thông qua việc đánh giá thực trạng tình hình gắn kết tại Viện, những thành tựu đạt được nguyên nhân của những tồn tại gây ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động trong Chương 5.
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC TP. HỒ CHÍ MINH
5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM
Xuất phát từ Nghị quyết số 20 – NQ/TW ngày 25/10/2017, các định hướng chiến lược quốc gia đối với lĩnh vực y tế, từ nhu cầu thực tế về xu hướng phát triển của ngành kiểm nghiệm dược, mục tiêu giai đoạn 2020 – 2030 của Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM phát triển thành một Viện nghiên cứu, kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm và sinh phẩm với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ lao động ngang tầm các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Để đạt mục tiêu này, con người là yếu tố cần tập trung hoạch định hàng đầu. Nhằm đáp ứng yêu cầu nhân sự theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành Dược Việt Nam nói chung và quy hoạch phát triển ngành kiểm nghiệm nói riêng. Vấn đề đặt ra cho Viện là phải có hướng đi cụ thể để xử lý những tồn tại gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự gắn kết của người lao động theo trình tự ưu tiên: cơ cấu lại nhân sự tương xứng với chức năng từng khoa, phòng; chuẩn hóa yêu cầu năng lực của kiểm nghiệm viên; tạo cơ hội cho người lao động được bồi dưỡng và phát triển liên tục nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cho mục tiêu hiện tại và tương lai của Viện; thực hiện chính sách trả cơng hấp dẫn, tương xứng để thu hút ứng viên có tay nghề cao; trang bị mơi trường làm việc với máy móc cơng nghệ tiên tiến, áp dụng công nghệ thông tin trong điều hành và xử lý công việc.
5.2. Đề xuất giải pháp
5.2.1. Giải pháp về Trả công lao động
Những hạn chế hiện nay về trả công lao động tại Viện: thu nhập tại Viện chưa tương xứng với công sức của từng cá nhân đóng góp, nội dung chi phúc lợi chưa phong phú, chính sách khen thưởng khá hạn chế do nội dung cơng việc cho từng vị trí chưa chi tiết, việc đánh giá kết quả vẫn theo khuynh hướng trung bình. Ngồi ra,
thu nhập bình qn hàng tháng của người lao động có khuynh hướng giảm do Viện chịu sự cạnh tranh từ trung tâm kiểm nghiệm tại các địa phương và các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực y tế đối với việc ký hợp đồng dịch vụ.
Tác giả đề xuất một số giải pháp về yếu tố này như sau:
5.2.1.1. Lương và phụ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước:
Các khoản thu nhập chi từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp hiện nay tại Viện được thực hiện theo quy định nên tác giả chỉ đưa ra đề xuất về phụ cấp bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật như sau: đề nghị Ban chấp hành Cơng Đồn thực hiện đấu giá từ ít nhất 3 nhà cung cấp để có được danh mục sữa đa dạng với giá ưu đãi nhất cho CCVC. Bên cạnh đó, có thể cân nhắc linh động quy đổi tiền độc hại hiện vật này ra đường, gạo, một vài nhu yếu phẩm khác theo nhu cầu của CCVC.
5.2.1.2. Thu nhập tăng thêm:
Việc phân phối thu nhập tăng thêm tại Viện hiện nay dựa trên hai yếu tố: kết quả thi đua hàng quý và học hàm, học vị của từng cá nhân. Hiện nay có một số CCVC thường xun đi trễ, về sớm hoặc khơng có mặt tại vị trí làm việc trong giờ hành chính – điều này khơng chỉ khiến việc liên hệ cơng tác nội bộ gặp khó khăn, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Viện đối với các đối tác mà cịn tạo nên sự khơng cơng bằng trong đánh giá thi đua cá nhân. Do đó, ngồi việc duy trì chấm cơng bằng dấu vân tay, tác giả đề xuất Phòng Tổ chức cán bộ cùng với bảo vệ ghi nhận lại các trường hợp nêu trên, giao cho Lãnh đạo khoa, phòng trực tiếp nhắc nhở và có các hình thức xử phạt nghiêm túc để hạn chế tình trạng này tiếp diễn trong thời gian tới.
Đối với những nhân sự được cơ quan cử đi học, phần thu nhập tăng thêm của họ nên được chuyển sang những người đảm nhiệm chồng gánh thay phần cơng việc của họ trong thời gian đi học.
5.2.1.3. Thu nhập từ nguồn dịch vụ:
Những năm gần đây tình hình thu từ các hoạt động dịch vụ của Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh có xu hướng chững lại do sự cạnh tranh từ các Trung tâm kiểm nghiệm địa phương và các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực y tế. Tác giả đề xuất một số biện pháp để tăng nguồn thu dịch vụ như sau:
Công tác đánh giá tương đương sinh học
Doanh thu từ các hợp đồng đánh giá tương đương sinh học in vivo luôn là nguồn thu lớn nhất trong các dịch vụ mà Viện cung cấp trong 5 năm gần đây. Các đề tài đều thực hiện tuân thủ GCP (Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng) và đảm bảo an tồn cho người tình nguyện tham gia nghiên cứu. Toàn bộ nhân viên tham gia nghiên cứu thử lâm sàng đều đạt chứng nhận GCP của Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế.
Giai đoạn 2016-2018, số lượng người tình nguyện đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng có xu hướng giảm khiến việc triển khai thực hiện đề tài đánh giá tương đương sinh học gặp khó khăn và kéo theo doanh thu từ hoạt động này giảm sút. Khảo sát sơ bộ cho thấy nguyên nhân xuất phát từ việc phần lớn chưa hiểu rõ về mục đích của việc thử tương đương sinh học của thuốc và lo ngại các biến cố bất lợi do khi tham gia nghiên cứu có thể gây ra như buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, tụt đường huyết, tụt huyết áp, ngất,… Để tạo sự hiểu biết và yên tâm cho người tình nguyện tham gia đề tài, tác giả đề xuất Viện hợp tác với các trường đại học thuộc lĩnh vực y tế để phát tờ rơi, tổ chức các buổi phổ biến thông tin chuẩn mực về nghiên cứu tương đương sinh học đến với các sinh viên, gia đình, bạn bè của họ và thực hiện mua bảo biểm cho người tình nguyện tham gia thử tương đương sinh học. Bên cạnh đó, Viện có thể cân nhắc thêm việc chi hoa hồng cho những cá nhân đem được những hợp đồng thử nghiệm tương đương sinh học về Viện.
Công tác nhân chuẩn đối chiếu – dược liệu đối chiếu
Một hoạt động quan trọng khác góp phần lớn cho nguồn thu dịch vụ trong Viện là hoạt động sản xuất chất chuẩn. Năm 2018, số lượng chất đối chiếu hoá học Viện đánh giá mới tăng 7% so với năm 2017; so với danh mục hoạt chất đã được cấp số đăng ký lưu hành trên thị trường Việt Nam thì số hoạt chất này cần mở rộng để phục vụ nhu cầu kiểm nghiệm của các đơn vị kiểm nghiệm, giảm chi phí kiểm nghiệm do chất đối chiếu mua từ nước ngoài rất đắt tiền và mất nhiều thời gian nhập khẩu.
Để tăng doanh thu từ hoạt động này, tác giả đề xuất như sau: Khoa Chất chuẩn- chất đối chiếu thực hiện mở rộng danh mục chất đối chiếu theo nhu cầu của thị trường,
tối thiểu 5% mỗi năm (hiện tại mức mở rộng danh mục chuẩn từ năm 2016-2018 của Viện đạt trung bình 5%/năm); hướng tới tự động hóa trong khâu đóng ống để sản xuất lơ lớn; quy hoạch lại danh mục chất đối chiếu, tiến tới sản xuất theo nhu cầu của khách hàng; gửi email hàng tháng hoặc hàng quý cập nhật tiến độ sản xuất, danh mục chất đối chiếu cho khách hàng; tăng cường quảng bá sản phẩm thơng qua các kênh chính thống (website, email), cũng như phi chính thống (mạng xã hội) và thực hiện tăng giá bán chuẩn tương đương với giá bán chuẩn trên thị trường.
Triển khai và mở rộng các dịch vụ hợp tác với các đơn vị quốc tế
Tháng 7/2017, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM đạt tiêu chuẩn thực hành tốt phịng thí nghiệm (GLP). Năm 2018, Viện được cơng nhận trong Hệ thống phịng Kiểm nghiệm tham chiếu của WHO, là thành viên trong Hệ thống phịng thí nghiệm Châu Á - Thái Bình Dương do Hội đồng Dược điển Mỹ khởi xướng trong trao đổi kỹ thuật và duy trì hệ thống chất lượng phịng kiểm nghiệm. Đây là những tiền đề tốt để Viện triển khai và mở rộng các dịch vụ hợp tác với các đơn vị quốc tế để tạo nguồn thu mới cho Viện bên cạnh việc tập trung phát triển các dịch vụ mũi nhọn mang đến doanh thu cao hiện nay.
Ngồi ra, Phịng Khoa học - Đào tạo nên tìm hiểu thêm về nhu cầu cần đào tạo của các trung tâm kiểm nghiệm, công ty dược, … để tổ chức các lớp học, khóa học kịp thời đáp ứng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo mạng lưới và tăng nguồn thu từ đào tạo cho cơ quan.
5.2.1.4. Khen thưởng:
Việc chi thưởng tại Viện hiện nay chủ yếu dựa vào chỉ tiêu doanh thu kế hoạch năm giao cho khoa, phòng và danh hiệu thi đua hàng năm của cá nhân và tập thể khoa, phòng.
Khen thưởng trên cơ sở định mức chỉ tiêu doanh thu hàng năm
Tại Hội nghị Công chức viên chức thời điểm đầu năm, Lãnh đạo Viện thực hiện việc giao chỉ tiêu doanh thu cho các khoa phòng và phòng Kế hoạch tổng hợp sẽ ước thực hiện phân bổ mẫu kiểm tra cho từng khoa, phòng trên cơ sở số lượng mẫu kiểm tra khách hàng gửi năm trước đó. Việc phân mẫu phụ thuộc vào nhân lực từng
khoa, phòng và điều kiện trang thiết bị, máy móc hiện có của khoa, phịng có đáp ứng được điều kiện thực hiện mẫu hay không.
Một số khoa, phịng cho biết thường gặp tình trạng bị dồn mẫu vào những thời điểm cuối năm khiến khoa, phịng khó hồn thành chỉ tiêu được giao. Nguyên nhân xuất phát từ việc các khách hàng có xu hướng gửi mẫu kiểm tập trung khoảng từ sau quý 2 hàng năm và số lượng mẫu mỗi năm biến động khác nhau nên phịng Kế hoạch tổng hợp khó có cơ sở phân bổ mẫu cho khoa, phịng theo tổng số tháng làm việc thực tế và phân mẫu dàn trải đều từng tháng trong năm.
Tác giả đề xuất: tại cuộc họp giao ban Quý 3 hàng năm, lãnh đạo các khoa, phịng báo cáo tình hình thực hiện mẫu kiểm tra và tình trạng nhân lực cụ thể tại khoa, phòng (trường hợp nhân viên khoa, phịng đó có quyết định điều động sang khoa, phịng khác; nhân viên nghỉ việc hoặc tuyển mới) để Ban Lãnh đạo xem xét và phòng Kế hoạch tổng hợp thực hiện điều chỉnh số lượng mẫu giao tương ứng. Khi có áp lực về thời gian và số lượng mẫu cần làm, Ban lãnh đạo cần xem xét chỉ đạo cho các khoa, phòng về xếp lịch chạy máy phân tích mẫu một cách khoa học, tránh tình trạng Kiểm nghiệm viên chạy mẫu liên tục ngày đêm ảnh hưởng đến thể chất cá nhân và chất lượng công việc. Khi Kiểm nghiệm viên phải kiểm mẫu qua đêm để trả kết quả đúng hạn, Viện cần có chính sách ưu đãi: tăng ngày nghỉ bù, chi bồi dưỡng,... Đối với những cá nhân có kinh nghiệm lâu năm và tay nghề cao, có thể bổ sung những ưu đãi như hỗ trợ chỗ ở, vay mua nhà, mua xe, … giúp họ cảm thấy được trọng dụng, tạo tâm lý ổn định và niềm tin vững chắc cho họ.
Khen thưởng theo danh hiệu thi đua hàng năm của cá nhân và tập thể khoa, phịng
Cơng tác đánh giá thi đua khen thưởng tại Viện vẫn còn một số điểm bất cập như sau:
- Để đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” thì khoa, phịng phải có nhân sự đạt thành tích “Chiến sĩ thi đua”, tức là phải“có sáng kiến, cải tiến, có giải pháp
cơng tác, có đề tài nghiên cứu khoa học, đề xuất hoặc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động của Viện mang lại hiệu quả thiết thực như tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân
lực hoặc nâng cao được chất lượng, hiệu quả công việc và phải hồn thành 100% trước thời điểm bình chọn các danh hiệu thi đua”. Khoa, phòng thuộc khối hậu cần
rất khó để có đề tài như khối chun mơn nên việc có nhân sự đạt thành tích “Chiến sĩ thi đua” rất khó.
- Nếu sáng kiến nhiều và liên tục thì rõ ràng cần đặt câu hỏi về tính đảm bảo, tồn diện của hệ thống đảm bảo chất lượng hiện tại của cơ quan.
- Chỉ tiêu danh hiệu thi đua cho cá nhân và tập thể khoa, phòng được giao theo tỷ lệ % cụ thể trên tổng số CCVC tại khoa, phòng và đối tượng đạt được những danh hiệu này có xu hướng rơi vào lãnh đạo khoa, phịng khi Hội đồng thi đua bình bầu.
Do đó, tác giả đề xuất Hội đồng thi đua của Viện ban hành Danh mục chấm điểm đánh giá khi xét danh hiệu thi đua khen thưởng cho cá nhân và tập thể. Đồng thời, bổ sung điều kiện yếu tố về sáng kiến, cải tiến đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” như sau: “Có sáng kiến, cải tiến, có giải pháp cơng tác, có đề tài nghiên cứu
khoa học, đề xuất hoặc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động của Viện mang lại hiệu quả thiết thực như tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực hoặc nâng cao được chất lượng, hiệu quả công việc (đối với viên chức và người lao động làm việc ở các phòng chức năng và nhân viên Y cơng có thể tham gia đăng ký biên soạn, sửa đổi, bổ sung SOP phù hợp với ISO và GLP được Ban đảm bảo chất lượng của Viện xác nhận) và phải hồn thành 100% trước thời điểm bình chọn các danh hiệu thi đua.”
5.2.1.5. Phúc lợi:
Các hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động được Viện tổ chức sôi nổi và rải đều trong năm tạo được môi trường thân thiện, tiếp lửa cho tinh thần làm việc hăng hái tích cực của nhân viên.
Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, đơn vị được trích tối đa khơng q 3 tháng lương thực hiện đối cho hai quỹ: Quỹ phúc lợi và Quỹ khen thưởng. Khi lương tối thiểu cho CCVC tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2020, mức trích hai quỹ nên trên vào năm 2020 sẽ cao hơn năm 2019. Đối với phần chênh lệch tăng, tác giả đề xuất Ban Chấp hành Cơng đồn Viện thêm mới một số nội dung chi phúc lợi như sau:
- Hỗ trợ 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động đủ điều kiện theo Nghị định 37/2016/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. Mỗi người chỉ được nhận hỗ trợ một lần trong một năm.
- Hỗ trợ kinh phí rèn luyện sức khỏe cho người lao động như tổ chức các lớp khiêu vũ, yoga, cầu lơng, bóng đá, …; trong đó, Cơng đồn đài thọ 50% chi phí, cá nhân tham gia sẽ đóng 50% cịn lại.
- Khen thưởng con em CCVC đang cơng tác tại Viện có thành tích học tập