septicaemia (VHS)
Bệnh nhiễm trùng xuất huyết gây ra bởi Novirhabdovirus, synonym: Egtved virus, thuộc họ Rhabdoviridae, là bệnh được nhắc tới nhiều nhất trên cá hồi vân
mykiss. Bệnh VHS được báo cáo lần đầu tiên ở vùng Tây Âu những năm 1980
[135, 168]. Trong những năm đầu 1990, Đan Mạch chịu tổn thất khá nặng do bệnh
này, mỗi năm mất khoảng 60 triệu đô la Mỹ, nên chính phủ thông báo giảm việc
nuôi cá hồi vân, khử trùng các trang trại kĩ. Thậm chí, tổ chức Thú y thế giới (OIE) buộc người dân phải khai báo khi phát hiện thấy. Lúc đầu, người ta cho rằng virus
này chỉ gây hại trong môi trường nước ngọt. Nhưng sau đó, bệnh lại xuất hiện trên cá hồi nâu, cá hồi bạc [73, 50] và cá biển ở Bắc Mỹ [99, 100, 103, 85]. Hơn nữa,
bệnh này cũng thấy có mặt ở Nhật, tại những vùng có cá bơnParalichthys olivaceus
tự nhiên cách xa miền đông châu Á [142]. VHS còn lây nhiễm thành dịch lớn ở cá bơn Scotland (1994), và làm chết hơn 90% cá bơn giống vùng biển Đen thuộc Thổ
Nhĩ Kì (2002). Điều đó nhắc nhở các nhà chức trách cần quan tâm mở rộng vùng kiểm soát vùng lan truyền bệnh. Cho đến nay, ít nhất 45 loài cá khác nhau (cả nước
ngọt và biển) dương tính với vi rút [154]
Cá mắc bệnh thường bơilờ đờ, tách biệt khỏi bầy hoặc tụ lại chỗ dòng nước,
hai bên bờ ao; xuất huyết trên da, gốc vây, mang nhợt nhạt, xuất huyết ở các cơ
quan nội tạng, cơ, mô mỡ và bong bóng. Do tắc nghẽn mạch, các cơ quan nội tạng như thận bị suy yếu, trao đổi và cân bằng ion kém, nên cá mất thăng bằng, bơi xoay
vòng rồi chết. Cá bị bệnh cấp tính thường không có dấu hiệu gì cả [154].
Qua nghiên cứu, Jørgensen (1974)cho rằng con đường lan truyền chính là theo chiều ngang từ cá sang cá thông qua môi trường nước, hiếm thấy lây nhiễm
theo chiều dọc [77]. Cũng theo nghiên cứu của OIE, VHS không truyền qua phân
chim. Mặc dù virus có thể bám trên chân hoặc lông, nhưng thực tế không đủ số lượng virus để gây bệnh cho cá [154].
Có bốn kiểu gen chính của VHSV được xác định liên quan đến vị trí địa lý
thu mẫu. Trong đó, kiểu Gen Ia (được phân lập từ các trang trại châu Âu) độc lực
cao, gây hại chính cho cá hồi vân [154].
Có hai yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của
bệnh VHS : nhiệt độ nước và tình trạng sốc của vật chủ. Các chủng virus, nhất là chủng châu Âu, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nước là 4 – 14oC. Bất kỳ một yếu tố
gây stress, bao gồm chất lượng nước kém hoặc thiếu thức ăn, kích thích tố khác liên
quan đến sinh sản đều có thể ngăn chặn hoặc ức chế hệ miễn dịch. VHS xảy ra các
mùa, nhưng phổ biến nhất vào mùa xuân khi nhiệt độ nước biến động [154].
Hiện tại, không có phương pháp điều trị cá bị nhiễm bệnh.Vaccine để phòng bệnh cho chủng châu Âu đang được phát triển. Tuy nhiên, theo kết quả thử nghiệm
của một số nhà khoa học, thường xuyên khử trùng bề mặt trứng với iodophor là rất
có hiệu quả [58, 169, 5] do virus này không xâm nhập vào bên trong trứng cá.