WD (Whirling disease) là bệnh do Myxobolus cerebralis Hofer, 1903 thuộc họ Myxosporean gây ra. Đây được cho là nguyên nhân của sự suy giảm quần thể cá hồi
vân ở một số bang của Mỹ như như Colorado và Montana. Tỷ lệ chết do bệnh này
ở cá hồi vân nuôi lồng rất cao 23% (Colorado) và 50% (Tasmania) [157]. Cá có dấu
hiệu như bơi quay cuồng, biến dạng xương, đuôi màu đen sẫm, mắt lồi. Theo thống
kê của H. Novick (1994) trên tạp chí “River Reporter”, 95 – 97% cá hồi vân tự nhiên trên sông Colorado đã biến mất trong thời gian 1991 – 1993. Còn ở dòng sông Madison (Montana), mật độ cá giảm đến 90% [153]
Thế nhưng, việc kiểm soát bệnh xoắn là một khó khăn lớn, do các bào tử có
thể tồn tại trong bùn ướt, chịu lạnh ở 20°C ít nhất 3 tháng, và có thể hoạt động trở
lại khi có điều kiện môi trường thuận lợi.
Thực ra, Myxobolus cerebralis là loài đặc hữu ở các thủy vực Châu Âu, nơi nó
phát triển như là một ký sinh tương đối lành tính trên cá hồi nâu (Salmo trutta). Sự
nguy hại của nó tiềm ẩn hoàn toàn. Đó chính là nguyên nhân vì sao cho đến năm 1898, 5 năm sau khi cá hồi vân được di nhập đến Đức, bệnh xoắn mới được phát
hiện [68].
Sau đó, cá hồi bị nhiễm bệnh từ nước Đức đã được chuyển tới Hoa Kỳ, M. cerebralis cũng vì thế lây nhiễm đến Bắc Mỹ [16]. Sự hiện diện của M.cerebralis
lần đầu tiên được phát hiện tại Hoa Kỳ vào năm 1956 tại trại giống Springs Benner ở Pennsylvania, và nhanh chóng có mặt ở 22 bang [16]. Qua một đợt kiểm nghiệm
gần đây, Allen and Bergersen (2002) cho biết 14/15 dòng sông Colorado đều dương
tính với M. cerebralis [2]
Như vậy, M. cerebralis trở thành một mối đe dọa lớn hơn nhiều so với nhận định ban đầu. Ngoài thiệt hại kinh tế, bệnh xoắn khiến con người lo ngại cho sức
khỏe khi ăn thịt cá hồi [2]. Bởi vì vòng đời Myxobolus cerebralis cógiai đoạn chính
nằm trong cơ thể cá, từng được Markiw và Wolf (1984) mô tả đầu tiên trong số
1350 loài kí sinh myxozoan [170].
Có ba giai đoạn chính của M.cerebralis. Giai đoạn bào tử Myxospore nhiễm
vào giun bùn (ít tơ) T.tubifex, myxospores phát triển thành bào tử hoạt động có 3
nhánh gai – bào tử triactinomyxon. Tiếp theo, bào tử này ra ngoài môi trường qua
hậu môn giun bùn, trôi nổi trong nước cho đến khi tiếp xúc với cá. Sau đó, chất bào tử (Sporoplasm) được đưa vào cơ thể cá qua da. Bên trong cá, chất bào tử chia tách
thành các tế bào khác nhau, di chuyển khắp cơ thể của cá. Cuối cùng, các tế bào
sporoplasm đi dọc theo dây thần kinh và thông qua các mô sụn, sụn não, bắt đầu
gây hại. M. cerebralis thông thường phải mất 7-9 tháng để hoàn thành vòng đời
Bệnh thường nặng hơn đối với cá nhỏ. Việc loại bỏ cá bị nhiễm bệnh, khử
trùng các thiết bị dụng cụ, lót bạt ao đất và kiểm soát nguồn nước cấp sẽ giúp phòng bệnh xoắn. Ngày nay, người ta đang đi theo một hướng mới hơn đó là kĩ thuật tạo ra các đàn giống hồi vân kháng bệnh. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể áp dụng với cá
nuôi mà thôi [158].