Bệnh sưng thận do kí sinh trùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh lở loét trên cá hồi vân (oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) nuôi tại lâm đồng (Trang 29 - 30)

(PKD)

Bệnh đãxảy ra trên diện rộng từ Châu Âu (đặc biệt là Pháp và Ý) đến Bắc Mỹ,

lây nhiễm chủ yếu ở cá hồi vân. Mặc dầu bệnh xuất hiện đã vài thập kỉ, nhưng mãi

đến những năm 1980, tác nhân gây ra bệnh này mới được xác định là myxospore có 4 thể cực – Tetracapsuloides bryosalmonae [83]. Kí chủ trung gian của kí sinh trùng này là bryozoan (một loài động vật không xương sống nước ngọt). T. bryosalmonae nhiễm vào bryozoans, hình thành túi bào tử hình cầu. Mặc dầu số lượng bryozoan không nhiều nhưng lượng bào tử sinh ra rất lớn, phát tán vào nước,

dễ dàng lây nhiễm cho cá hồi và biểu hiện thành bệnh lí. Ký sinh trùng nhiễm vào thận cá, gây viêm, sưng. Hệ thống miễn dịch vì thế bị yếu đi [41]

Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm màu sắc da sẫm tối, bụng trương lên, mắt lồi,

mang nhợt nhạt, cá bị mất cân bằng, hô hấp yếu. Bên trong cơ thể thận sưng lên, có sự hiện diện của bào tử.

PKD được xem là một căn bệnh theo mùa, dịch thường xảy ra trong những

tháng ấm, nhiệt độ nước vượt quá 12ºC, chủ yếu trên cá con. Mặc dù vậy, vòng đời

của tác nhân vẫn chưa hoàn toàn được hiểu rõ. Thời kỳ ủ bệnh ở cá khá dài, khoảng

7 tuần trước khi có dấu hiệu rõ ràng. Tỉ lệ nhiễm có thể lên tới 100%, nhưng tỉ lệ tử

vong phần lớn tùy thuộc vào tác động của các nhân tố môi trường và việc quản lí ao

nuôi. Cá vẫn có khả năng sống sót sau dịch bệnh và trong cơ thể sẽ hình thành miễn

dịch với bệnh này [114].

Hiện nay, chưa có vaccine điều trị, nhưng trước đây người ta dùng Xanh Malachite có hiệu quả, tuy nhiên hóa chất này độc cho cá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh lở loét trên cá hồi vân (oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) nuôi tại lâm đồng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)