Gyrodactylus spp thuộc họ Gyrodactylidae, lớp Monogenea, là một trong
những ký sinh trùng cá phổ biến nhất, thường xuyên gây ra vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở quy mô lớn tại các trang trại nuôi cá. Theo Schaperclaus (1979), giống
Gyrodactylus được nghiên cứu rộng rãi và phân loại cụ thể bởi nhiều tác giả như
Bychowsky (1957), Bauer et al(1969), Glaser (1969), Mattheis Và Glaser (1970) [131]. Việc loại bỏ chúng là hết sức khó khăn bởi nếu hóa chất có khả năng đem lại
hiệu quả thường gây độc cho cá .
Gyrodactylusgây bệnh gyrodactylosis, chủ yếu ảnh hưởng đến các loài cá nước
ngọt như cá hồi. Trong số đó,G. salaris, được xem là loài gây bệnh nhiều nhất. Chúng có mặt trên 45 dòng sông ở Na Uy và 39 trang trại nuôi cá hồi vân ở Thụy Điển, Đan
Qua sự chẩn đoán của rất nhiều phòng thí nghiệm tại nhiều quốc gia, người
ta thấy rằng loài cá chịu ảnh hưởng nặng nhất là Cá hồi đại tây dương Salmon salar
và cá hồi vân mykiss, ngoài ra còn một vài loài khác thuộc họ cá hồi, họ cá chép. Vào tháng 5/1972, G. salaris được ghi nhận là có mặt trên cá hồi vân tại Đan
Mạch.Tới năm 1997, Buchmann và Bresciani thông báo loài sán lá đơn chủ này đã có mặt ở hầu hết các vùng thuộc Jutland. Điều đó chứng tỏ sự lây nhiễm mạnh mẽ
của chúng qua đường vận chuyển bởi vì hầu hết cá hồi sử dụng trong các dự án nuôi
lớn tại Đan Mạch đều lấy từ Nauy [33]. .
G. salaris có kích thước từ 0,5-1 mm, thường ở trên vây và da. Phần sau cơ
thể là đĩa bám gồm 2 móc lớn ở giữa, 14 hoặc 16 móc nhỏ xung quanh.
Soleng và Bakke (1997) đã tiến hành thí nghiệm khả năng chịu đựng độ mặn
của G. salaris, cho biết rằng ở độ mặn 7,5 ‰ toàn bộ kí sinh trùng bị chết sau 56 ngày. Ở độ mặn cao hơn thời gian sống giảm [137]. Do đó, G. salaris mặc nhiên
được công nhận là một ký sinh trùng nước ngọt và chúng thích nghi với nhiệt độ
lạnh khá tốt, sống bình thường ở phạm vi 0°C đến 25°C [95]
Một vài loại hóa chất như formaldehyde, các hợp chất có chứa chlorine,
iodine, nhôm sunfat hoặc nước muối có thể dùng để trị Gyrodactylus. Nhưng hầu
hết chúng gây độc cho cá. Tuy nhiên, theo thí nghiệm của Santamarina và cộng sự
(1991), bithionol và nitroscanate trị sán lá tốt, không độc với cá nuôi [130].