Necrosis (IHNV)
Tác nhân gây bệnh này là Novirhabdovirus thuộc họ Rhabdoviridae. Lần đầu
tiên, bệnh xuất hiện ở Oregon và Washington trong những năm 1950 trên loài cá hồi đỏ nerka [123, 160].
Tại California, IHNV lần đầu tiên được báo cáo ở cá hồi O. tshawytscha vào
năm 1960. Và với sự bùng nổ bệnh thời kì này, người ta đã gọi là “bệnh cá hồi vua
sông Sacramento” [121]. Ở Alaska , tỷ lệ trung bình hằng năm cá hồi mẹ O. nerka
nhiễm IHNV từ 1981-2000 là 40,4% và người ta ước lượng mất mát tài chính dựa
trên tỷ lệ tử vong của cá giống khoảng 8.6 triệu đô năm 1992 [101]. Ngoài ra, IHNV cũng gây cản trở đối với các chương trình nhân giống cá do chúng đe dọa ở
mức độ nguy hiểm tới sự sống sót của quần thể cá hồi giống.
Bệnh cũng bùng nổ thành dịch lớn trên cá hồi vânOncorhynchus mykiss vào
năm 1967, ở British Columbia (Canada). Amend và các cộng sự đã phân lập được
tác nhân gây bệnh và dựa trên những đặc điểm bệnh lí nổi bật như thận, lá lách bị
hoại tử, tên gọi "bệnh truyền nhiễm hoại tử cơ quan tạo máu" ra đời. Sau đó, Amend và Chambers (1970) đề xuất rằng tất cả ba chủng virus : British Columbia, Oregon,
sông Sacramento được gọi chung là IHNV [4, 3].
Ngoài khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, virus cũng lây lan sang châu Âu
theo thông báo của Baudin-Laurencin (Pháp), Bovo và cộng sự (1987) (Ý) [16, 27] và một số nước châu Á như Nhật Bản [129], Đài Loan [39]. Tác nhân gây bệnh được
cho là lan truyền qua những lô hàng cá hoặc trứng bị nhiễm bệnh [3, 104].
Cá bị bệnh có dấu hiệu hôn mê, hoạt động bất thường. Bề mặt bên ngoài của
cá xuất hiện màu thâm đen, mang cá nhợt nhạt và xuất huyết ở gốc của vây. Bụng cá thường sưng lên, mắt cá lồi ra. Trong nội tạng của cá có màu xanh nhợt với
những dịch nhầy giống như chất lỏng thay vì thức ăn được tìm thấy trong đường tiêu hoá. Nhưng biểu hiện đặc trưng nhất là hoại tử thận và lá lách [174]. Tuy nhiên, trong một trận bùng phát dịch gần đây nhất ở Đài Loan 11/1994 – 2/1995, hầu như
không có dấu hiệu gì ngoại trừ xuất hiện màu tối trên cơ thể cá nhiễm bệnh và cá đã chết [161]. Bằng các kỹ thuật nuôi cấy tế bào, các xét nghiệm huyết thanh học hoặc
PCR, người ta mới phát hiện được virus.
Cá bột, cá giống bị nhiễm nặng nhất. Trong trường hợp cấp tính, tỷ lệ tử
vong tích lũy có thể đạt 90-95%. Tuy nhiên, mức độ gây hại còn tùy thuộc vào loài cá, chủng virus, điều kiện mội trường [89]. Trong trường hợp mãn tính, thời gian bị
bệnh sẽ kéo dài hơn và do đó, các thời kì của bệnh cũng được quan sát một cách rõ ràng. Nói chung, cá lớn hơn, khả năng đề kháng với IHNV cũng tăng, tuy nhiên, đã có báo cáo về thiệt hại do IHNV ở cá hồi vân 2 năm tuổi [148].
Theo nghiên cứu của Wedemeyer và cộng sự (1978), virus này phần lớn lây truyền ở môi trường nước ngọt, chúng có thể sống sót ở nhiệt độ 100C trong vòng 7 tuần [162]. Những con cá hồi còn sống sót sau khi dịch bệnh IHN bùng phát thì sẽ trở
thành những con cá mang bệnh và là ổ chứa nguồn gây bệnh. Chúng phát tán virus
IHN ra ngoài qua phân, nước tiểu và dịch của cơ thể.Chim ăn cá cũng có thể chuyển virus đến các khu vực mới. Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho biết chất dịch trong
sinh sản cũng là một yếu tố làm lây nhiễm bệnh. IHN là bệnh nước lạnh, hiếm khi
xảy ra khi nhiệt độ trên 15°C và đòi hỏi phải có độ pH trung tính khoảng 7.
Loại virus này có thể cô lập được từ trứng cá, manh tràng môn vị, ruột,
buồng trứng và tinh dịch. Virus có khả năng tái tạo trong màng tế bào của mạch
máu, trong mô tạo huyết và trong tế bào của ống sinh niệu.
Ngoài cá hồi vân mykiss, các loài cá khác như cá trích Clupea pallasi, cá tuyết Gadus morhua, cá tầm Acipenser transmontanus, cá chó Esox lucius, cá pecca
Cymatogaster aggregata cũng bị nhiễm bệnh trong tự nhiên.
Virus gây bệnh IHNV có thể lây truyền trong nước khi cá di chuyển, lây qua
các chất thải nhiễm bệnh không được xử lý như bùn, nước thải, trang thiết bị trong
quá trình sản xuất như vợt, sàng cho cá ăn... Trong những khu vực nơi có dịch bệnh,
kiểm soát bằng cách giữ vệ sinh tốt, khử trùng nước trước khi cấp, tiệt trùng trứng
cá từ những trang trại bị bệnh IHNV, kiểm tra kỹ đàn cá bố mẹ là rất quan trọng
lý tiệt trùng trứng cá bằng iodine là một trong những biện pháp được khuyến khích
sử dụng để phòng bệnh.