Đánh giá thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ công tại sở công thương tỉnh đồng nai (Trang 47 - 52)

Trong nghiên cứu định lượng, khi sử dụng các thang đo chi tiết gồm nhiều câu hỏi quan sát để đo lường nhân tố, tác giả sử dụng kiểm định Cronbach’s Anpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo. Việc đo lường độ tin cậy thông qua hệ số

Cronbach’s Anpha dựa trên các tiêu chuẩn theo Nunally (1978), Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) như sau:

- Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correction) >=0,3 thì biến đó đạt u cầu.

- Hệ số Cronbach’s Anpha từ 0,6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.

- Hệ số Cronbach’s Anpha từ 0,7 đến gần bằng 0,8: thang đo lường sử dụng tốt.

- Hệ số Cronbach’s Anpha từ 0,8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt. - Nếu giá trị của cột Cronbach’s Anpha if Item Deleted (giá trị hệ số tin cậy thang đo nếu loại biến đang xem xét) lớn hơn hệ số Cronbach’s Anpha của nhóm thì có thể xem xét loại bỏ biến quan sát này.

3.3.1 Phân tích Cronbach’s Anpha thang đo “Sự tin cậy”

Kiểm định Cronbach’s Anpha cho thang đo “Sự tin cậy” với mẫu nghiên cứu gồm 259 quan sát hợp lệ. Kết quả như sau:

Bảng 3-12 Kết quả kiểm định thang đo “Sự tin cậy” Hệ số Cronbach’s Anpha: 0,948

Biến

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

TC1 11,51 5,871 0,934 0,913

TC2 11,53 6,506 0,806 0,952

TC3 11,56 5,999 0,889 0,927

TC4 11,56 5,961 0,872 0,933

Nguồn: tác giả tổng hợp từ phân tích Cronbach’s Anpha

Kết quả kiểm định thang đo “Sự tin cậy” ở bảng 3.12 cho thấy:

Hệ số Cronbach’s Anpha là 0,948, cho thấy thang đo lường rất tốt. Các biến trong thang đo đều đạt yêu cầu với tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Giá trị Cronbach’s Anpha nếu loại biến của TC2 lớn hơn so với hệ số Cronbach’s Anpha

của thang đo, do đó có thể xem xét loại biến này khỏi thang đo. Tuy nhiên, việc loại biến nhằm gia tăng hệ số Cronbach’s Anpha khơng phải lúc nào cũng tốt. Vì khi hệ số tin cậy thang đo quá cao (khoảng từ 0,95 trở lên) có thể xảy ra hiện tượng trùng lắp thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả khơng loại biến TC2 ra khỏi thang đo “Sự tin cậy”. Tóm lại, thang đo “Sự tin cậy” đạt yêu cầu về độ tin cậy.

3.3.2 Phân tích Cronbach’s Anpha thang đo “Phương diện hữu hình”

Kiểm định Cronbach Anpha được tiến hành cho thang đo “Phương diện hữu hình” với mẫu nghiên cứu bao gồm 259 quan sát hợp lệ. Kết quả như sau:

Bảng 3-13 Kết quả kiểm định thang đo “Phương diện hữu hình” Hệ số Cronbach’s Anpha: 0,853

Biến

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

HH1 11,28 7,023 0,585 0,860

HH2 10,29 7,098 0,617 0,845

HH3 10,63 6,024 0,697 0,818

HH4 11,08 6,504 0,951 0,726

Nguồn: tác giả tổng hợp từ phân tích Cronbach’s Anpha

Kết quả kiểm định thang đo “Phương diện hữu hình” ở bảng 3.13 cho thấy: Hệ số Cronbach’s Anpha là 0,853, cho thấy thang đo lường rất tốt. Các biến trong thang đo đều đạt yêu cầu với tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Giá trị Cronbach’s Anpha nếu loại biến đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Anpha của thang đo.

Như vậy, thang đo “Phương diện hữu hình” đạt yêu cầu về độ tin cậy.

3.3.3 Phân tích Cronbach’s Anpha thang đo “Mức độ đáp ứng”

Kiểm định Cronbach Anpha được tiến hành cho thang đo “Mức độ đáp ứng” với mẫu nghiên cứu bao gồm 259 quan sát hợp lệ. Kết quả như sau:

Bảng 3-14 Kết quả kiểm định thang đo “Mức độ đáp ứng” Hệ số Cronbach’s Anpha: 0,875

Biến

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

DU1 10,41 6,460 0,765 0,827

DU2 10,37 6,287 0,808 0,810

DU3 10,52 6,189 0,757 0,829

DU4 10,67 6,657 0,608 0,890

Nguồn: tác giả tổng hợp từ phân tích Cronbach’s Anpha

Kết quả kiểm định thang đo “Mức độ đáp ứng” ở bảng 3.14 cho thấy:

Hệ số Cronbach’s Anpha là 0,875, cho thấy thang đo lường rất tốt. Các biến trong thang đo đều đạt yêu cầu với tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Giá trị Cronbach’s Anpha nếu loại biến của DU4 lớn hơn so với hệ số Cronbach’s Anpha của thang đo, do đó có thể xem xét loại biến này khỏi thang đo. Tuy nhiên, tương tự như biến TC2 ở thang đo “Sự tin cậy”, tác giả không loại biến DU4 ra khỏi thang đo “Mức độ đáp ứng”. Tóm lại, thang đo “Mức độ đáp ứng” đã đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy.

3.3.4 Phân tích Cronbach’s Anpha thang đo “Năng lực phục vụ”

Kiểm định Cronbach Anpha được tiến hành cho thang đo “Năng lực phục vụ” với mẫu nghiên cứu bao gồm 259 quan sát hợp lệ. Kết quả như sau:

Bảng 3-15 Kết quả kiểm định thang đo “Năng lực phục vụ” Hệ số Cronbach’s Anpha: 0,940

Biến

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

NL1 11,82 5,131 0,851 0,925

NL3 11,76 5,088 0,789 0,944

NL4 11,88 4,847 0,850 0,925

Nguồn: tác giả tổng hợp từ phân tích Cronbach’s Anpha

Kết quả kiểm định thang đo “Năng lực phục vụ” ở bảng 3.15 cho thấy:

Hệ số Cronbach’s Anpha là 0,752, cho thấy thang đo lường rất tốt. Các biến trong thang đo đều đạt yêu cầu với tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Giá trị Cronbach’s Anpha nếu loại biến của NL3 lớn hơn so với hệ số Cronbach’s Anpha của thang đo, do đó có thể xem xét loại biến này. Tuy nhiên, tương tự như biến TC2 ở thang đo “Sự tin cậy”, tác giả không loại biến NL3 ra khỏi thang đo “Năng lực phục vụ”. Như vậy, thang đo “Năng lực phục vụ” đạt yêu cầu về độ tin cậy.

3.3.5 Phân tích Cronbach’s Anpha thang đo “Mức độ đồng cảm”

Kiểm định Cronbach Anpha được tiến hành cho thang đo “Mức độ đồng cảm” với mẫu nghiên cứu bao gồm 259 quan sát hợp lệ. Kết quả như sau:

Bảng 3-16 Kết quả kiểm định thang đo “Mức độ đồng cảm” Hệ số Cronbach’s Anpha: 0,942

Biến

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

DC1 11,03 5,476 0,948 0,897

DC2 10,81 5,712 0,833 0,934

DC3 10,80 5,750 0,836 0,932

DC4 10,79 5,912 0,833 0,933

Nguồn: tác giả tổng hợp từ phân tích Cronbach’s Anpha

Kết quả kiểm định thang đo “Mức độ đồng cảm” ở bảng 3.16 cho thấy: Hệ số Cronbach’s Anpha là 0,942, cho thấy thang đo lường rất tốt. Các biến trong thang đo đều đạt yêu cầu với tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Giá trị Cronbach’s Anpha nếu loại biến đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Anpha của thang đo. Như vậy, thang đo “Mức độ đồng cảm” đã đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy.

3.3.6 Phân tích Cronbach’s Anpha thang đo “Hài lòng”

Kiểm định Cronbach Anpha được tiến hành cho thang đo “Hài lòng” với mẫu nghiên cứu bao gồm 259 quan sát hợp lệ. Kết quả như sau:

Bảng 3-17 Kết quả kiểm định thang đo “Hài lịng” Hệ số Cronbach’s Anpha: 0,856

Biến

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

HL1 7,70 1,155 0,761 0,768

HL2 7,58 1,462 0,576 0,930

HL3 7,75 1,109 0,871 0,657

Nguồn: tác giả tổng hợp từ phân tích Cronbach’s Anpha

Kết quả kiểm định thang đo “Hài lòng” ở bảng 3.17 cho thấy:

Hệ số Cronbach’s Anpha là 0,856, cho thấy thang đo lường rất tốt. Các biến trong thang đo đều đạt yêu cầu với tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Giá trị Cronbach’s Anpha nếu loại biến của HL2 lớn hơn so với hệ số Cronbach’s Anpha của thang đo, do đó có thể xem xét loại biến này khỏi thang đo. Tuy nhiên, tương tự như biến TC2 ở thang đo “Sự tin cậy”, tác giả khơng loại biến HL2 ra khỏi thang đo “Hài lịng”.

Như vậy, thang đo “Hài lòng” đã đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ công tại sở công thương tỉnh đồng nai (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)