CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5.2. Gợi ý chính sách
5.2.2. Khả năng đáp ứng của các tổ chức và kỹ thuật
Về mặt tổ chức, khuôn khổ chi tiêu trung hạn thay đổi cách lập ngân sách vì khi lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn: Quốc hội và Chính phủ đóng vai trị chiến lược hơn: cung cấp hướng dẫn về các ưu tiên và chính sách, mặc dù họ vẫn đang thực hiện các chức năng giám sát và lập pháp tương ứng; Bộ Tài chính cần tập trung vào khung tài chính vĩ mơ, các khía cạnh kỹ thuật của việc thiết lập các ưu tiên chi tiêu và quản lý ngân sách tổng hợp. Bộ Tài chính cũng cần giám sát tất cả các khía cạnh của việc chuẩn bị khn khổ chi tiêu trung hạn; các cơ quan chi tiêu chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược ngành và kế hoạch chi tiêu để quản lý và đánh giá các chương trình. Những điều này khá khác biệt so với cách lập ngân sách truyền thống, trong đó: Bộ Tài chính chuẩn bị ngân sách theo hướng dẫn của Chính phủ và quản lý ngân quỹ nhà nước, Quốc hội phê duyệt ngân sách và các cơ quan chi tiêu thực hiện các chương trình.
Chính vì vậy, khi lập ngân sách theo khn khổ chi tiêu trung hạn, tất cả các cơ quan, ban, ngành tham gia vào quy trình ngân sách đều phải điều chỉnh vai trị của mình và cùng đưa ra quyết định về phân bổ nguồn lực, trong đó, Bộ Tài chính đóng vai trị chủ chốt. Trong q trình lập ngân sách, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm cung cấp hướng dẫn về các ưu tiên liên ngành, giải quyết xung đột liên ngành và cuối cùng là thiết lập trần chi tiêu nhưng không tham gia vào các chi tiết của quyết định chi tiêu. Để thực hiện được vai trị mới khi lập ngân sách theo khn khổ chi tiêu trung hạn:
- Bộ Tài chính cần đưa ra các cách thức để xác định các nguồn lực cơng thay vì kiểm sốt chi tiết việc thực hiện ngân sách, cần có sự đánh giá chính xác về các ưu tiên chiến lược giữa các ngành dựa trên hướng dẫn của Chính phủ và cần phải liên kết chiến lược ngành và phân bổ chi tiêu, có khả năng làm việc với các mơ hình
tài chính vĩ mơ, tạo dự báo tài chính chính xác và quản lý tài chính cơng một cách tổng thể hơn;
- Các cơ quan chi tiêu phải có khả năng tính tốn chi phí các chương trình, lên kế hoạch chiến lược, xác định các ưu tiên trong nội ngành và cuối cùng là đo lường và đánh giá hiệu quả của chương trình, khi đó, các cơ quan chi tiêu cần đặt trọng tâm nhiều hơn vào các kỹ năng phân tích và quản lý thay vì kỹ năng hành chính.
Về mặt kỹ thuật, lập kế hoạch chi tiêu cũng cần có cách tiếp cận tồn diện hơn. Đó là cần có sự hướng dẫn từ trên xuống về các ưu tiên chiến lược. Trong khi, các cơ quan chi tiêu có trách nhiệm chuẩn bị các chiến lược ngành để đưa ra các
chương trình và dự án chiến lược trong một ngành, thì cần có các hướng dẫn từ trên xuống để phân bổ nguồn lực cho các chương trình, dự án mang tính chất chiến lược
quốc gia.
Các quy trình lập kế hoạch và khn khổ chi tiêu trung hạn cũng cần được tích hợp tốt hơn theo thời gian và cuối cùng, quy trình trước có thể được kết hợp hồn tồn vào quy trình sau. Sự cùng tồn tại này đạt được như thế nào và mất bao lâu sẽ cụ thể theo quốc gia, tùy thuộc vào các yếu tố như thách thức phát triển của đất nước, tiến bộ chung với cải cách quản lý chi tiêu cong (PFM) và thành công trong việc hợp nhất cơ quan kế hoạch và Bộ Tài chính hoặc cơ quan kinh tế trung ương khác. Sự hợp nhất của các bộ tài chính và kế hoạch đã góp phần vào việc hợp nhất kế hoạch và khuôn khổ chi tiêu trung hạn.