Thu Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước long an (Trang 27 - 31)

9. Đóng góp của đề tài

1.2 Thu Ngân sách Nhà nước

1.2.1 Khái niệm thu Ngân sách Nhà nước

“Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật”2

Thu NSNN ở xã hội nào cũng luôn được gắn liền với quyền lực chính trị, các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, do vậy, thu NSNN mang tính bắt buộc

cưỡng chế vì nhà nước là đại diện của nhân dân, chủ sở hữu tất cả tài sản quốc gia, tài nguyên đất nước. Đồng thời thu NSNN cũng là sự phân phối nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước và các chủ thể khác trong một nước dựa trên quyền lực nhà nước. Nhà nước sử dụng quyền lực để thu NSNN được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: ban hành các chính sách thu, hướng dẫn thực hiện quy trình thủ tục thu, áp dụng các biện pháp thoái thu hoặc cưỡng chế chấp hành nghĩa vụ nộp NSNN.

1.2.2 Đặc điểm thu NSNN

Hoạt động thu NSNN có đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, thu NSNN phải thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, nhà nước phải ban hành các văn bản pháp lý quy định rõ ràng về hình thức thu, nội dung thu. Pháp luật hóa các khoản thu mới, mỗi khi cần đưa thêm một khoản thu mới vào áp dụng trong thực tiễn.

Thứ hai, hoạt động thu NSNN nhằm huy động một bộ phận giá trị sản phẩm

xã hội, vì vậy, hoạt động này ln gắn chặt với thực trạng kinh tế của đất nước. Cơ sở chủ yếu của hoạt động thu NSNN là giá trị các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sáng tạo ra từ các khu vực kinh tế. Như vậy, chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chỉ số tăng trưởng kinh tế đều là những chỉ tiêu chủ yếu chi phối tỷ lệ giá trị sản phẩm xã hội mà nhà nước có thế tập trung vào quỹ NSNN.

Thứ ba, thu NSNN được tiến hành thông qua hai cơ chế điển hình là tự

nguyện và bắt buộc. Trong đó, bắt buộc được xem là chủ yếu. Thông thường, cơ chế bắt buộc được áp dụng trong trường hợp nhà nước tiến hành tập trung các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí vào NSNN, cịn cơ chế tự nguyện lại được nhà nước áp dụng trong trường hợp cần huy động các khoản tiền viện trợ của nước ngoài, của các tổ chức quốc tế hay các khoản đóng góp tự nguyện khác của cơng chúng cho Nhà nước.

Thứ tư, về chủ thể tham gia vào hoạt động thu NSNN được phân thành hai

nhóm. Một là, những chủ thể đại diện cho nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu như tài chính, thuế, hải quan và các cơ quan khác được BTC ủy quyền,

KBNN. Hai là, những chủ thể đóng góp vào thu NSNN dựa trên tinh thần tự nguyện hoặc theo nghĩa vụ bắt buộc gồm các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp NSNN.

1.2.3 Vai trị của thu NSNN

- Thứ nhất, thu NSNN là công cụ động viên, huy động các nguồn tài chính

cần thiết nhằm tạo lập quỹ tiền tệ tập trung của NSNN.

Nhà nước muốn thực thi những nhiệm vụ, chức năng của mình thì tất yếu phải có nguồn tài chính. Để thực hiện đầy đủ vai trị này, điều cần thiết đối với hệ thống thu NSNN là phải dự đoán, phát hiện, khai thác, tính tốn chính xác các nguồn lực tài chính của đất nước mà có thể huy động được; khơng ngừng hồn thiện về cơ chế chính sách, cách thức tổ chức thu nộp NSNN.

- Thứ hai, thu NSNN là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước

trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế.

Thu NSNN là cơng cụ góp phần hướng dẫn và điều tiết hoạt động kinh doanh sản xuất. Động lực cơ bản của mọi hoạt động kinh doanh sản xuất là thu nhập ngày tăng cho cá nhân và cho cơ sở. Mối quan hệ phân chia tỷ lệ giữa các khoản thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến xu hướng phát triển kinh doanh và sản xuất, điều này trở nên rõ ràng hơn trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

Vì vậy, thu ngân sách góp phần quan trọng giúp cho nhà nước thực hiện việc hướng dẫn, kích thích hoặc điều tiết hoạt động kinh doanh và sản xuất bằng cách hình thành nên một hệ thống thu đồng bộ, với những tỷ lệ phân chia thích hợp kết hợp với việc quy định chế độ miễn giảm thu có phân biệt, thu ngân sách góp phần hướng dẫn, kích thích và điều tiết sản xuất.

- Thứ ba, thu NSNN cịn là cơng cụ quan trọng góp phần thực hiện chức

năng kiểm soát và kiểm tra của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội.

1.2.4 Các nguồn thu NSNN

Trong Điều 5 của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 thì thu NSNN bao gồm:

a) Tồn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí

b) Tồn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khốn chi phí hoạt động thì được khấu trừ, các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp Nhà nước thực hiện nộp NSNN theo quy định của pháp luật.

c) Các khoản viện trợ không hồn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngồi nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương

Trong đó thuế là khoản thu mang tính cưỡng chế do nhà nước huy động từ các tổ chức, cá nhân và tập trung vào quỹ NSNN. Thu từ thuế là nguồn thu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu NSNN.

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ. Khoản thu từ phí vào NSNN chỉ bao gồm những khoản thu từ những đối tượng thụ hưởng các dịch vụ do Nhà nước cung cấp.

Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước. Chỉ có những chủ thể cung cấp các dịch vụ gắn với chức năng quản lý nhà nước mới được phép thu lệ phí.

Các khoản thu từ những hoạt động kinh tế của nhà nước bao gồm các khoản thu nhập của nhà nước từ việc góp vốn vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của nhà nước; tiền thu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi các khoản tiền cho vay của nhà nước (cả gốc và lãi) đối với các tổ chức, cá nhân. Những khoản thu khác hình thành nên quỹ NSNN gồm các khoản đóng góp của những cá nhân và tổ chức dưới hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như thu từ các di sản nhà nước được hưởng, thu các khoản tiền phạt, tịch thu, thu hồi dự trù nhà nước; các khoản viện trợ khơng hồn lại của Chính phủ các nước, của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước long an (Trang 27 - 31)