Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước long an (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 2 : Thực trạng cơng tác kế tốn thu NSNN tại KBNN LongAn

2.3 Thực trạng công tác kế toán thu NSNN tại Kho bạc LongAn

2.3.2.5 Kết quả khảo sát

Bảng câu hỏi khảo sát đã được phát cho những đối tượng khảo sát theo đúng đối tượng và phạm vi nghiên cứu như đã trình bày ở trên thì sau một thời gian đã thu hồi, tập hợp lại và xử lý là 61 bảng câu hỏi khảo sát. Sau khi thu thập toàn bộ bảng câu hỏi được tiến hành nhập liệu và xử lý phân tích thống kê mô tả kết quả trên phần mềm SPSS

Phần mềm SPSS đã thống kê về thời gian công tác của những người tham gia khảo sát được thể hiện như sau:

Bảng 2.6: Thể hiện kết quả về thời gian công tác Thời gian công tác

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid

Từ 5 đến 10 năm 17 27.9 27.9 27.9 Từ trên 10 năm đến 20 năm 19 31.1 31.1 59.0 Từ trên 20 năm đến 30 năm 19 31.1 31.1 90.2 Trên 30 năm 6 9.8 9.8 100.0 Total 61 100.0 100.0

Với thời gian công tác từ 1 năm làm việc đến trên 30 năm năm kinh nghiệm công tác nên các quan điểm của người tham gia trả lời bảng câu hỏi khảo sát được xem là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Đề cập đến nội dung thơng tin trên chứng từ kế tốn thu dùng để ghi chép và hạch tốn thì có đến 65,6% người tham gia khảo sát cho rằng nội dung thông tin trên chứng từ thu NSNN là đáp ứng cao. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 34,4 % người tham gia khảo sát cho rằng nội dung thơng tin trên chứng từ cịn thiếu chưa đủ để hạch toán kế toán.

Bảng 2.7: Mức độ đáp ứng về nội dung của chứng từ để hạch tốn Nội dung trên chứng từ có đáp ứng để hạch tốn

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid

Đáp ứng cao 40 65.6 65.6 65.6

Đáp ứng trung bình 16 26.2 26.2 91.8

Đáp ứng thấp 5 8.2 8.2 100.0

Total 61 100.0 100.0

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS)

Hiện tại hệ thống tài khoản kế toán thu NSNN đang sử dụng được quy định theo thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ tài chính đã bổ sung thêm tài khoản 1398 (Phải thu trung gian để điều chỉnh số liệu) và tài khoản 3391 (Phải trả trung gian về thu NSNN) đã giúp việc điều chỉnh các bút toán và hạch toán kế toán trở nên đơn giản hơn. Khi đề cập đến sự thuận lợi của hệ thống tài khoản kế tốn hiện nay thì có đến 83,6% người tham gia khảo sát cho rằng hệ thống tài khoản kế tốn hiện nay có thuận lợi cao. Nhưng vẫn cịn có tới 16,4% ý kiến hệ thống tài khoản kế tốn hiện nay vẫn cịn hạn chế.

Bảng 2.8: Thể hiện kết quả về sự thuận lợi của hệ thống tài khoản Sự thuận lợi của hệ thống tài khoản hiện nay

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid

Thuận lợi cao 51 83.6 83.6 83.6

Thuận lợi thấp 2 3.3 3.3 100.0

Total 61 100.0 100.0

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS)

Bên cạnh sự thuận lợi của hệ thống tài khoản kế tốn thì khi đề cập đến việc ghi chép và hạch tốn tài khoản hiện nay có thuận lợi hay khơng thì có đến 72,1 % ý kiến cho rằng việc ghi chép, hạch tốn tài khoản hiện nay có thuận lợi, nhưng vẫn cịn đến 27,9% ý kiến cho rằng vẫn còn hạn chế. Điều này cho thấy vẫn cần hoàn thiện hơn về hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán.

Bảng 2.9: Thể hiện kết quả về sự thuận lợi của hệ thống tài khoản Việc hạch toán ghi chép tài khoản

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid

Có 44 72.1 72.1 72.1

Không 17 27.9 27.9 100.0

Total 61 100.0 100.0

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS)

- Về mức độ kiểm soát trong q trình ghi chép có 51 người tham gia chiếm 83,6% cho rằng việc ghi chép đã đảm bảo ở mức độ kiểm sốt cao. Nhưng vẫn có 16,2% người tham gia khảo sát cho rằng q trình kiểm sốt ghi chép vẫn chưa thực sự chặt chẽ, vẫn còn một số hạn chế.

Bảng 2.10: Thể hiện kết quả về việc kiểm sốt q trình ghi chép chứng từ Việc kiểm sốt q trình ghi chép

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid

Kiểm soát cao 51 83.6 83.6 83.6

Kiểm sốt trung bình 5 8.2 8.2 91.8

Kiểm soát thấp 5 8.2 8.2 100.0

Total 61 100.0 100.0

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS)

Liên quan đến những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thu NSNN của KBNN Long An thì có 9% người tham gia khảo sát cho rằng quy trình thu NSNN

của KBNN Long An hiện nay vẫn còn có những rủi ro. Điều này cho thấy các rủi ro trong công tác thu NSNN qua KBNN vẫn phải được quản lý, kiểm soát một cách hệ thống và hiệu quả hơn, chủ động trong nhận biết, phát hiện, quản lý và khắc phục một cách kịp thời, triệt để.

Bảng 2.11: Thể hiện kết quả về việc kiểm sốt q trình ghi chép chứng từ Quy trình thu NSNN của KBNN Long An có rủi ro khơng

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid

Có 9 14.8 14.8 14.8

Không 52 85.2 85.2 100.0

Total 61 100.0 100.0

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS)

Việc truyền dẫn dữ liệu điện tử giữa Kho bạc – Cơ quan quản lý thu – NHTM được thực hiện hằng ngày, các sai sót trong q trình hạch tốn được hạn chế ở mức thấp nhất. Các cơ quan quản lý thu giảm tải việc giao nhận chứng từ giấy với KBNN, chỉ cần khai thác từ dữ liệu của KBNN, NHTM là có thể nhận đầy đủ thơng tin về đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, theo khảo sát có tới 10% nhận định việc truyền nhận dữ liệu điện tử chưa thật sự hiệu quả như mong đợi. Điều này thể hiện rõ trong kết cấu dữ liệu của Kho bạc – Cơ quan quản lý thu – NHTM đôi khi chưa đồng bộ (do ứng dụng các phần mềm khác nhau nên các cơ quan quản lý thu không nhận được dữ liệu phải hạch tốn thủ cơng vào hệ thống)

Bảng 2.12: Thể hiện kết quả về việc truyền nhận dữ liệu điện tử Truyền nhận dữ liệu điện tử

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid

Kịp thời, đầy đủ, đúng thời gian quy

định 51 83.6 83.6 83.6 Chậm trễ, thiếu sót, khơng đúng thời

gian quy định 10 16.4 16.4 100.0

Total 61 100.0 100.0

Bên cạch cơng tác truyền nhận dữ liệu điện tử thì việc in ấn, lưu trữ và sử dụng dữ liệu điện tử cũng đặc biệt được quan tâm. Luật kế toán năm 2015, Nghị định 174, Nghị định 165, Thông tư 77 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng chứng từ kế toán điện tử trong thực tiễn. Chứng từ kế toán và sổ kế toán của các đơn vị kế toán trước khi đưa vào lưu trữ phải được in ra giấy để lưu trữ theo quy định trừ trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ trên phương tiện điện tử. Việc lưu trữ tài liệu kế toán trên phương tiện điện tử phải bảo đảm an tồn, bảo mật thơng tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ (Khoản 1, Điều 10, Nghị định 174). KBNN được sử dụng chứng từ điện tử (gồm có: chứng từ điện tử của KBNN, chứng từ điện tử do ngân hàng và các cơ quan liên quan chuyển đến) để thực hiện thanh toán, hạch toán kế toán theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính (Khoản 1, Điều 19, Thơng tư 77). Khi đề cập đến vấn đề sử dụng, in ấn và lưu trữ dữ liệu điện tử thì đa số người tham gia cuộc khảo sát cho rằng rần phải in và lưu dữ liệu điện tử. Tuy nhiên vẫn có 11% người tham gia khảo sát cho rằng không cần thiết phải in và lưu dữ liệu điện tử.

Bảng 2.13: Thể hiện kết quả về in và lưu dữ liệu điện tử In và lưu dữ liệu điện tử

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid

Có 50 82.0 82.0 82.0

Không 11 18.0 18.0 100.0

Total 61 100.0 100.0

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS)

Tóm lại, kết quả thu được từ phần khảo sát trên đã trình bày được thực trạng cơng tác kế toán thu NSNN tại KBNN Long An hiện nay. Qua đó, giúp tác giả có thể nhận diện được những hạn chế cịn tồn tại trong cơng tác kế tốn thu NSNN tại KBNN Long An hiện nay, từ đó tác giả sẽ đi sâu hơn tìm hiểu ngun nhân của những hạn chế đó và đề xuất các giải pháp góp phần hồn thiện trong những nội dung sau của luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước long an (Trang 63 - 68)