Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước long an (Trang 25 - 27)

9. Đóng góp của đề tài

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách nhà nước

1.1.1 Khái niệm về ngân sách nhà nước

NSNN là phạm trù kinh tế, lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà nước ở các quốc gia trên thế giới. Để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu của mình, thì nhà nước phải huy động được nguồn lực trong xã hội. Trong buổi đầu, nguồn đóng góp chủ yếu dưới dạng hiện vật theo phương thức cống nạp, tô thuế hoặc lao dịch của người dân, các khoản thu chi của nhà nước khơng có kế hoạch, khơng có niên độ, khơng có luật điều chỉnh nên thiếu thống nhất, mang tính tùy tiện và khơng được kiểm sốt chặt chẽ.

Cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên thế giới, kinh tế hàng hóa phát triển mạnh. Nhà nước ở các quốc gia lớn mạnh hơn, chức năng và nhiệm vụ phức tạp hơn, nhu cầu chi tiêu tăng lên rất lớn. Việc thu nộp hiện vật được thay thế chủ yếu bằng tiền và được thực hiện rõ ràng, thống nhất theo quy định của pháp luật. Khái niệm về ngân sách và NSNN cũng được hình thành. Như vậy, khái niệm NSNN gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước và quan hệ hàng hóa tiền tệ. Hiện nay, thuật ngữ NSNN được sử dụng khá phổ biến ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới.

"NSNN là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.”1

Việc phân phối hoặc phân phối lại thông qua việc thu - chi NSNN dưới các hình thức khác nhau, về bản chất đó là q trình giải quyết lợi ích kinh tế giữa nhà

nước và các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được giao và thực hiện mục tiêu chung của quốc gia.

1.1.2 Đặc điểm về NSNN

Bản chất của NSNN được nhìn nhận một cách rõ nét thông qua các đặc điểm sau:

Thứ nhất, quy mô quỹ NSNN và các hình thức thu, chi NSNN đều được

quyết định bởi quy mô, tốc độ, chất lượng phát triển của mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi địa phương. Sự phát triển kinh tế sẽ là nền tảng cho sự hình thành nguồn thu NSNN, sự phát triển trong xã hội về cơ bản sẽ đặt ra nhu cầu phải chi NSNN, song các nhu cầu này chỉ có khả năng đáp ứng khi kinh tế có sự phát triển.

Thứ hai, các quan hệ phân phối của NSNN chủ yếu dựa trên nguyên tắc

khơng hồn trả một cách trực tiếp. Cần nhận thức rõ đặc điểm này để lựa chọn và áp dụng các biện pháp trong quản lý thu – chi và phân cấp NSNN cho từng điều kiện kinh tế, xã hội và trong từng thời gian cụ thể.

Thứ ba, sự phát triển và vận động không ngừng của NSNN ln phải được

kế hoạch hóa một cách cao độ. Nền tảng cho việc kế hoạch hóa NSNN là mục tiêu thúc đẩy kinh tế và xã hội mà nhà nước đề ra cho các khoảng thời gian khác nhau từ ngắn hạn đến dài hạn.

Thứ tư, công khai, minh bạch luôn là yêu cầu đòi hỏi phải đáp ứng trong

suốt quá trình quản lý NSNN. Làm tốt được vấn đề công khai, minh bạch ngân sách, thì cơng tác xã hội hóa huy động nguồn thu NSNN sẽ đảm bảo và chi tiêu ngân sách sẽ ít bị thất thốt, lãng phí.

1.1.3 Vai trị của Ngân sách Nhà nước

Vai trị của NSNN được nhìn nhận trên ở các góc độ sau:

Thứ nhất, NSNN đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng cho việc thực thi các

nhiệm vụ và chức năng của nhà nước trong từng thời giai đoạn cụ thể theo quy định của pháp luật. Có được vai trị này là do xuất phát từ mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và công cụ quản lý. Chủ thể của NSNN là nhà nước. Do đó, những việc mà chủ

thể phải làm thì đương nhiên NSNN phải lo đáp ứng về nguồn tài chính. Tuy nhiên, chỉ những nhu cầu hợp pháp thì NSNN mới có nghĩa vụ đáp ứng.

Thứ hai, NSNN là một cơng cụ tài chính quan trọng và được nhà nước sử

dụng để hướng dẫn, điều tiết, kích thích cung cầu hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế trong từng thời gian cụ thể. Chính vì vậy, chính phủ ln phải quan tâm để thiết lập cho quan hệ cung cầu này ln có khả năng ở trạng thái cân bằng. Vai trị này có thể nhận diện thơng qua hai mặt của hoạt động thu NSNN và chi NSNN.

Thứ ba, NSNN giữ vai trị chủ đạo trong hệ thống tài chính của nền kinh tế

quốc dân. Mặc dù hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân của các quốc gia khác nhau có rất nhiều điểm khác biệt, nhưng xét trên góc độ gắn kết các khâu trong hệ thống đó với chủ thể quản lý, thì nó thường bao gồm: các quỹ tiền tệ của khu vực công, các quỹ tiền tệ của khu vực tư. NSNN là quỹ tiền tệ lớn nhất, thuộc quyền quản lý và chi phối của nhà nước. Vai trò này được thừa nhận trong hoạt động thực tiễn thông qua thu chi NSNN.

Thông qua thu NSNN sẽ quyết định đến quy mơ của các quỹ tiền ngồi nhà nước lớn hay nhỏ và ngược lại cũng quyết định đến quy mô của quỹ SNN lớn hay nhỏ. Đây cũng chính là cơ sở cho các nhà nghiên cứu kinh tế xây dựng, đề xuất mối quan hệ giữa tích tụ và tập trung vốn.

Thơng qua chi NSNN sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự hình thành, phát triển của các quỹ tiền tệ khác ngoài NSNN và nằm trong hệ thống tài chính của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước long an (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)