CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN NGÂN HÀNG TMCP NA MÁ
4.4 Nguyên nhân phát sinh rủi ro thẻ tín dụng
4.4.1 Ngun nhân bên ngồi NamABank
Thứ nhất, tình hình thị trường cạnh tranh khốc liệt của các NHTM đối với việc phát triển mở rộng thẻ tín dụng với khách hàng khiến một khách hàng có quá nhiều thẻ tín dụng dẫn đến dễ sa vào việc lạm chi từ đó mất khả năng chi trả và nợ xấu phát sinh.
Thứ hai, khách hàng chưa thực sự hiểu rõ về tầm quan trọng của thẻ tín dụng mình đang sở hữu nên trong quá trình sử dụng để lộ thông tin hoặc phát sinh các giao dịch không rõ ràng nhưng cho rằng không phải trách nhiệm thanh tốn của mình nên phớt lờ và khơng thực nghĩa vụ chi trả. Bên cạnh đó, một số khách hàng có chủ đích làm giả hồ sơ để được phát hành thẻ để chiếm đoạt tài sản ngân hàng.
Thứ ba, do luật định mà các nhóm nợ của các khách hàng phải được điều chỉnh ở mức cao nhất giữa các tổ chức tín dụng có quan hệ với khách hàng đó. Ví dụ: Khách hàng A vay ở Ngân hàng B và NamABank, nếu khách hàng này phát sinh nợ nhóm 2 ở Ngân hàng B thì NamABank vẫn phải trích lập dự phịng theo nợ nhóm 2 cho khách hàng này tại Ngân hàng mình dù khách hàng khơng hề vi phạm. Với vấn đề này, việc ghi nhận thông tin nhóm nợ sai của khách hàng ở một tổ chức tín dụng sẽ liên đới làm ảnh hưởng tới quan hệ tín dụng của khách hàng ở các tổ chức tín dụng khác.
Một số nguyên nhân khác, việc đánh cắp thông tin chủ thẻ tín dụng của tội phạm cơng nghệ cũng là vấn đề khó khăn chung cho hệ thống NHTM tại Việt Nam và đối với NamABank thì việc này cũng được xử lý vơ cùng khó khăn khi yếu tố cơng nghệ vẫn ln là yếu tố khó kiểm sốt. Ngồi ra, trong q trình vận hành vẫn có những lỗi khách quan từ hệ thống và phải xử lý trong thời gian dài gây khá nhiều phiền hà cho khách hàng và ngân hàng.
4.4.2 Nguyên nhân bên trong NamABank
Thứ nhất, NamABank phát triển thẻ tín dụng sau các NHTM khác nên để có thể thu hút khách hàng, các chính sách của NamABank cho việc phát hành thẻ khá dễ dàng so với các NHTM trước đó và phân khúc khách hàng chủ yếu là người có thu nhập khá thấp, đây là đối tượng khách hàng có rủi ro cao vì việc vấn đề tài chính của họ khơng vững và nếu có khó khăn họ sẽ sẵn sàng trốn nợ.
Thứ hai, hầu hết các chính sách phát hành thẻ tín dụng tại NamABank là tín chấp nên vấn đề này tạo tâm lý chung cho khách hàng là khơng phải mất gì nếu thật sự không trả được nợ sau khi đã suy xét đến vấn đề tín nhiệm của bản thân. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên viên xử lý nợ không theo kịp với quy mơ mở rộng thẻ tín dụng tại NamABank.
Thứ ba, có một số CBNV lạm dụng sơ hở của hệ thống để thực hiện trục lợi từ thẻ tín dụng của khách hàng như sử dụng số điện thoại của mình để đánh cắp nhân dạng của khách hàng hoặc không tư vấn cho khách hàng hiểu rõ về thẻ tín dụng trong quá trình sử dụng mà chỉ để đạt chỉ tiêu đề ra dẫn đến khách hàng không đồng ý thực hiện thanh tốn thẻ tín dụng cho NamABank.
Ngồi các nguyên nhân nêu trên, một số nguyên nhân khác dẫn đến rủi ro thẻ tín dụng có thể phát sinh như khách hàng bị đánh cắp thông tin thẻ một cách vô ý do sử dụng các ATM bị gắn thiết bị skimming, dẫn đến phát sinh các khoản giao dịch khơng rõ nguồn gốc. Yếu tố kiểm sốt giao dịch tại các điểm giao dịch chấp nhận thẻ khá lỏng lẻo, thể hiện cụ thể ở việc người cầm thẻ không phải chủ thẻ nhưng vẫn có thể thực hiện giao dịch bình thường.
Tóm tắt chương 4
Trong chương này, tác giả trình bày chi tiết về thực trạng thẻ tín dụng tại NamABank và rủi ro thẻ tín dụng phát sinh tại ngân hàng này trong giai đoạn 2013 – 2018. Qua phân tích các số liệu từ việc xử lý dữ liệu thứ cấp thu thập được từ chính nội bộ NamABank, tác giả rút ra được các biểu hiện và nguyên nhân chính cho việc phát sinh rủi ro thẻ tín dụng tại NamABank.