Sơ đồ tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiên Sinh giai đoạn 2019 - 2022 (Trang 38)

1.2.1Mơ hình năm áp lực cạnh tranh của M .Porter

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phầnThiên Sinh

2.1.3 Sơ đồ tổ chức

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn (2014-2018)

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Thiên Sinh (2014-2018)

STT Chỉ tiêu Đơn vị: triệu đồng Năm 2014 2015 2016 2017 2018 1. Doanh thu 334.213 325.662 316.676 327.381 296.778

2. Các khoản giảm trừ d/thu 75 167 327 425 595

3. Doanh thu thuần 334.138 325.495 316.349 326.956 296.183

4. Giá vốn hàng bán 210.173 203.457 196.906 200.287 198.624

5. Lợi nhuận gộp 123.965 122.038 119.443 126.669 97.559

6. Doanh thu h/động tài

chính 493 304 258 686 587 7. Chi phí tài chính 5.259 2.659 3.078 2.428 3.264 8. Chi phí bán hàng 50.458 42.978 51.153 54.632 44.450 9. Chi phí quản lý 30.815 28.440 28.533 31.953 30.027 10. Lợi nhuận HĐKD 37.926 48.265 36.937 38.342 20.405 11. Thu nhập khác 344 477 140 154 456 12. Lợi nhuận khác 341 -164 140 154 456

13. Lợi nhuận trước thuế 38.267 48.101 37.077 38.496 20.861

14. Lợi nhuận sau thuế 26.403 32.627 27.656 28.061 14.763

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu quan trọng trong kết quả kinh doanh công ty CP Thiên Sinh giai đoạn 2014-2018

(Nguồn: Kết quả phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty CP Thiên Sinh (2014-2018))

Nhận xét:

- Từ bảng 2.1 và bảng 2.2 doanh thu thuần giảm liên tục giảm trong năm 2015- 2016-2018 (năm 2015 giảm 2.6% so với năm 2014, năm 2016 giảm 2.8% và giảm mạnh là năm 2018 9,3%) chỉ có năm 2017 tốc độ tăng trưởng tăng 3.4% so với năm 2016. Doanh thu thuần trong giai đoạn 2014-2018 có tốc độ tăng giảm vượt quá 5% chủ yếu do sản lượng giảm nhiều ở các vùng thị trường miền nam và cả vùng thị trường tự do của công ty, nguyên nhân là do: thời tiết mưa bão kéo dài, nông sản mất giá, công ty thu hẹp thị trường vùng cao su… do đó sản lượng giảm đáng kể.

- Giá vốn hàng bán trong giai đoạn (2014-2018) có sự dao động nhẹ và xu hướng giảm so với những năm trước đó (năm 2015 giảm 3.2%, năm 2016 giảm 3.2%, năm 2018 giảm 0.8%) và tăng nhẹ vào năm 2017 tăng 1.7% so với năm 2016. Cơng ty kiểm sốt được giá vốn tốt, nằm trong khoảng dao động không nhiều nguyên nhân chính là do giữ được mối quan hệ với các nhà cung cấp uy tín, lâu năm, nên vẫn giữ mức giá hợp lý

STT Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng

2014 2015 2016 2017 2018

1 Doanh thu thuần - -2,6% -2,8% 3,4% -9,3%

2 Giá vốn hàng bán - -3,2% -3,2% 1,7% -0,8%

3 Lợi nhuận gộp - -1,6% -2,1% 6,0% -23,0%

4 Chi phí bán hàng - -14,8% 19,0% 6,8% -18,6%

5 Chi phí quản lý - -7,7% 0,3% 12,0% -6,0%

6 Lợi nhuận HĐKD - 27,3% -23,5% 3,8% -46,8%

7 Lợi nhuận trước thuế - 25,7% -22,9% 3,8% -45,8%

không biến động nhiều khi thị trường thay đổi và ngay cả thời tiết thay đổi, bên cạnh đó diện tích nhà máy cơng ty khá rộng nên có diện tích lưu trữ ngun vật liệu từ trước mùa vụ nên vẫn giữ mức giá nguyên vật liệu ổn định.

- Lợi nhuận sau thuế của công ty biến động mạnh trong giai đoạn 2014-2018 cụ thể: năm 2015 tăng 23.6%, năm 2017 tăng 1.5% còn năm 2016 giảm 15.2% riêng năm 2018 giảm đến 47.4%. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng tăng khá nhiều (năm 2015 tăng 14.8% và năm 2018 tăng 18.6%) và chi phí quản lý trong 2015 và 2018 cũng tăng lên khá nhiều. Nguyên nhân chính làm tăng chi phí là do biến động của thời tiết: mưa, bão kéo dài nên nơng sản bị thất mùa do đó ban lãnh đạo đã tăng cường cơng tác tiếp thị kỹ thuật nhằm hỗ trợ/tư vấn để giúp bà con nơng dân có vốn kiến thức để bón và chăm sóc cây trồng hiệu quả, hỗ trợ về giá bán, bán trả chậm. Bên cạnh đó, cơng ty cũng bỏ ra chi phí khá lớn cho cơng tác quản lý.

2.2 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiên Sinh

2.2.1 Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiên Sinh

2.2.1.1 Xây dựng thang đo

Đầu tiên, tác giả đã liệt kê các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa vào: phương pháp Thomspon & Strickland trong bài báo “Vận dụng phương

pháp Thompson – Strickland đánh giá so sánh tổng thể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” của (Phạm Minh Hoạt, 2004), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” của (Nguyễn Minh Tuấn, 2010), “Năng lực cạnh tranh của các cơng ty cho th tài chính Việt Nam” của (Lý Hoàng Ánh và

Hoàng Thị Thanh Hằng, 2014). Sau đó, phương pháp thảo luận nhóm với nhóm chuyên gia được tác giả tiến hành để lựa chọn ra các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón. Nhóm chuyên gia bao gồm: ban TGĐ, trưởng/phó phịng, các chun gia đã và đang hợp tác

với công ty Cổ phần Thiên Sinh và các chuyên viên của các công ty đối thủ. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, tác giả tiến hành thảo luận trực tiếp với ban TGĐ, trưởng/phó phịng của cơng ty Thiên Sinh tại trụ sở chính của cơng ty. Do hạn chế về mặt thời gian, đối với các chuyên gia hợp tác với công ty Thiên sinh và các chuyên gia của các công ty đối thủ tác giả tiến hành trao đổi phỏng vấn qua điện thoại với từng chuyên gia (dàn bày thảo luận được trình bày tại phụ lục 1). Kết quả thảo luận ý kiến các chuyên gia trong ngành phân bón tác giả đã xác định được 7 yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của các công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực phân bón nói chung và cơng ty Cổ phần Thiên Sinh nói riêng gồm: năng lực tài chính, năng lực quản trị- điều hành, năng lực nguồn

nhân lực, năng lực uy tín/thương hiệu, năng lực marketing, năng lực trình độ trang thiết bị, năng lực nghiên cứu và phát triển.

Tiếp theo, để đánh giá được các tiêu chí ảnh hưởng đến 7 yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh, tác giả cũng đã liệt kê ra các tiêu chí dựa vào: “Nâng cao năng lực

cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” của (Nguyễn

Minh Tuấn, 2010), “Năng lực cạnh tranh của các công ty cho th tài chính Việt Nam” của (Lý Hồng Ánh và Hoàng Thị Thanh Hằng, 2014), “Cultural sensitivity, information

exchange and relationship quality” (Nguyen Thi Mai Trang and cs). Tác giả cũng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với nhóm chuyên gia được tiến hành để lựa chọn ra các tiêu chí ảnh hưởng đến 7 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón. Tương tự, nhóm chuyên gia bao gồm: ban TGĐ, trưởng/phó phịng, các chun gia đã và đang hợp tác với công ty Cổ phần Thiên Sinh và các chuyên viên của các công ty đối thủ. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, tác giả tiến hành thảo luận trực tiếp với ban TGĐ, trưởng/phó phịng của cơng ty Thiên Sinh tại trụ sở chính của cơng ty. Do hạn chế về mặt thời gian, đối với các chuyên gia hợp tác với công ty Thiên sinh và các chuyên gia của các công ty đối thủ tác giả tiến hành trao đổi phỏng vấn qua điện thoại với từng chuyên gia (thảo luận các tiêu chí ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trình bày tại phụ lục 2). Qua

kết quả thảo luận, tác giả đã xác định được 30 biến quan sát từ lý thuyết đã liệt kê và 2 biến quan sát được bổ sung từ kết quả thảo luận cùng chuyên gia để phù hợp hơn với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón (phụ lục 3).

- Căn cứ vào kết quả định tính, tác giả đã xây dựng 2 bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến chuyên gia (phụ lục 5) và ý kiến khách hàng (phụ lục 6). Các đối tượng được khảo sát sẽ cho điểm từng yếu tố theo thang đo Likert 5 bậc với các mức: 1-rất yếu; 2-yếu; 3- trung bình; 4-khá mạnh; 5-mạnh.

Bảng câu hỏi khảo sát được phân ra 2 nhóm đối tượng:

- Nhóm đối tượng chuyên gia: Tác giả tiến hành khảo sát 30 chuyên gia từ Ban TGĐ, Trưởng/phó phịng và các chun gia đã và đang hợp tác với công ty Cổ phần Thiên Sinh trong lĩnh vực sản xuất-kinh doanh phân bón với các nhóm câu hỏi liên quan đến các yếu tố: năng lực tài chính, năng lực quản trị-điều hành, năng lực nguồn nhân lực, năng lực nghiên cứu và phát triển.

- Nhóm đối tượng khách hàng: tác giả cũng tiếp tục tiến hành khảo sát 150 khách hàng là đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 và bà con nông dân là đã phân phối và sử dụng trực tiếp sản phẩm phân bón cơng ty mang thương hiệu KOMIX với các nhóm câu hỏi liên quan đến các yếu tố: năng lực uy tín-thương hiệu và năng lực marketing.

2.2.1.2 Lựa chọn đối thủ cạnh tranh

Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, tính đến tháng 06/2018, hiện cả nước có 735 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép sản xuất và kinh doanh phân bón và hơn 14.000 sản phẩm phân bón. Đối thủ trong ngành có số lượng khá lớn vì thế khi lựa chọn đối thủ cạnh tranh trong đề tài của mình thì tác giả đã dựa vào tiêu chí sau:

- Cơng ty có uy tín và thương hiệu trên thị trường;

- Khách hàng (đại lý và bà con nông dân) thường so sánh phân bón KOMIX với các đối thủ này.

Từ những tiêu chí đưa ra, tác giả có thể xác định: cơng ty Cổ phần Phân bón Bình Điền và cơng ty Cổ phần Phân bón Miền Nam là hai đối thủ được so sánh.

Các đối thủ được chọn để khảo sát năng lực cạnh tranh nhằm xác định các chỉ số trung bình so sánh với công ty Cổ phần Thiên Sinh. Qua kết quả phân tích ta sẽ thấy được ưu điểm, nhược điểm của Thiên Sinh.

2.2.1.3 Phương pháp xử lý dữ liệu

Thông qua kết quả khảo sát thực tế đã được tác giả nhập liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsolf Excel xác định giá trị trung bình của 7 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty và so sánh với giá trị trung bình của các doanh nghiệp đối thủ của cơng ty nhằm so sánh sức mạnh năng lực cạnh tranh của công ty Thiên Sinh so với các đối thủ.

Các chỉ số trung bình được tính tốn và dựa vào thang đo likert và theo từng cấp độ mà tác giả sẽ nhận định về năng lực cạnh tranh của công ty như sau:

- Rất yếu: điểm trung bình ≤ 1,80 - Yếu: điểm trung bình từ 1,81 đến 2,60

- Trung bình: điểm trung bình từ 2,61 đến 3,40 - Khá mạnh: điểm trung bình từ 3,41 đến 4,20 - Mạnh: điểm trung bình từ 4,21 đến 5,00

2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty CP Thiên Sinh

2.2.2.1 Năng lực tài chính

Đánh giá các tiêu chí giữa Thiên Sinh và đối thủ được tác giả khảo sát và thu được kết quả (xem bảng 2.3) như sau:

Bảng 2.3: Bảng đánh giá năng lực tài chính của cơng ty Cổ phần Thiên Sinh với các công ty đối thủ cạnh tranh

STT Tiêu chí Điểm đánh giá

Thiên Sinh Bình Điền Miền Nam 1 Năng lực tài chính

1.1 Quy mơ vốn của công ty 3,72 4,27 4,18 1.2 Công ty huy động vốn dễ dàng 3,00 4,45 4,23 1.3 Cơng ty có lợi nhuận hàng năm tăng 3,41 4,14 4,00 1.4 Cơng ty có tính thanh khoản 3,54 4,09 3,95

Điểm trung bình 3,42 4,24 4,09

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ tác giả) • Điểm mạnh

Điểm đánh giá của các tiêu chí về năng lực tài chính của cơng ty Thiên Sinh khơng cao như đối thủ song Thiên Sinh vẫn có chỉ số ở mức khá: quy mô vốn (3,72/5 điểm), lợi nhuận hàng năm (3,41/5 điểm) khả năng thanh khoản (3,54/5 điểm). Thông qua báo cáo tài chính của cơng ty (xem bảng 2.1) thì doanh thu và lợi nhuận có tăng nhưng khơng ổn định so với những năm trước đó.

Điểm yếu

Tổng điểm tuyệt đối về năng lực cạnh tranh của công ty Thiên Sinh thấp nhất so với các đối thủ đạt 3,42/5 điểm, đứng đầu là Bình Điền đạt 4,24/5 điểm, đứng thứ 2 là Miền Nam đạt 4,09/5 điểm. Bình Điền và Miền Nam là hai cơng ty có cổ phần Nhà nước nên các tiêu chí thuộc năng lực tài chính đều rất mạnh. Đặc biệt khả năng huy động vốn của hai công ty này thu hút rất nhiều nhà đầu tư vì cổ phiếu của hai công ty đều đã niêm

yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Như vậy, xét về tổng thể thì năng lực tài chính của Thiên Sinh chưa thật sự cạnh tranh trong giai đoạn hiện tại.

Thiên Sinh cũng là một công ty cổ phần nhưng còn hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn, chưa thu hút nhiều các nhà đầu tư do cổ phiếu chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nên khả năng huy động vốn của cơng ty cịn thấp rất nhiều so với các đối thủ được so sánh, cụ thể: khả năng huy động vốn của Thiên Sinh đạt mức trung bình (3,00/5 điểm) cịn Bình Điền (4,45/5 điểm) và Miền Nam (4,23/5 điểm) đều đạt mức cao. Thiên Sinh là một công ty lâu năm nhưng khả năng tiếp cận và thu hút vốn chưa cao, do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa thật sự hiệu quả. Lợi nhuận đạt (3,41/5 điểm) được các chuyên gia đánh giá có tăng trưởng nhưng vẫn chưa đủ sức hấp dẫn với các đối tác.

2.2.2.2 Năng lực quản trị-điều hành

Dựa vào kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia (xem bảng 2.4), năng lực quản trị điều hành của Thiên Sinh đạt 3,56/5 điểm được đánh giá đứng vị trí thứ 3.

Bảng 2.4: Bảng đánh giá năng lực quản lý và điều hành của công ty Cổ phần Thiên Sinh với các công ty đối thủ cạnh tranh

STT Tiêu chí Điểm đánh giá

Thiên Sinh Bình Điền Miền Nam 2. Năng lực quản lý và điều hành

2.1 Lãnh đạo cơng ty có năng lực tốt 3,95 4,18 3,91

2.2 Cơng ty có mơ hình tổ chức phù hợp 2,77 3,59 2,95

2.3 Cơng ty có chiến lược kinh doanh tốt 3,32 3,90 3,59

2.4 Cơng ty có hệ thống kiểm sốt hữu hiệu 4,22 4,05 3,95

Điểm trung bình 3,56 3,93 3,60

Điểm mạnh

Năng lực của đội ngũ lãnh đạo được đánh giá khá mạnh, đạt 3,95/5 điểm. Công ty Cổ phần Thiên Sinh được thành lập hơn 20 năm trong ngành phân bón. Đội ngũ Ban lãnh đạo là những người có năng lực và kinh nghiệm lâu năm trong ngành phân bón, am hiểu tình hình hoạt động của cơng ty và đã gắn bó với cơng ty từ những ngày đầu thành lập giúp Thiên Sinh trở thành một công ty mạnh như hiện tại.

Hệ thống kiểm soát của Thiên Sinh được đánh giá cao nhất so với các đối thủ, đạt 4,22/5 điểm, Bình Điền đạt 4,05/5 điểm và Miền Nam đạt 3,95/5 điểm: Hiện nay, Thiên Sinh là một trong những cơng ty phân bón đạt được chứng nhận hệ thống quản lý mơi trường theo ISO 14001:2015 và đi đầu trong việc nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015; đồng thời phịng kỹ thuật của cơng ty cũng được công nhận đạt ISO 17025:2017. Đặc biệt phịng thí nghiệm của cơng ty được Cục Bảo Vệ Thực Vật quyết định cơng nhận là Phịng thí nghiệm được chỉ định có thể nhận mẫu và phân tích mẫu chuẩn của các cơng ty khác.

Điểm yếu

Mơ hình tổ chức của cơng ty được các chuyên gia cho rằng chưa phù hợp và chưa hiệu quả, đạt điểm trung bình 2,77/5 điểm xếp vị trí cuối so với các đối thủ: Bình Điền đạt 3,59/5 điểm, Miền Nam đạt 2,95/5 điểm. Đứng trước những biến động của môi trường kinh doanh và sự suy thối kinh tế tồn cầu, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, ban lãnh đạo cơng ty Thiên Sinh cũng đang có kế hoạch cơ cấu lại bộ máy tổ chức. Lý do chính là mơ hình quản lý của Thiên Sinh cịn mang tính chất gia đình, chia bè kéo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiên Sinh giai đoạn 2019 - 2022 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)