Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiên Sinh giai đoạn 2019 - 2022 (Trang 63 - 67)

1.2.1Mơ hình năm áp lực cạnh tranh của M .Porter

2.3 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đối với công ty Cổ phần

2.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

- Áp lực từ khách hàng: khách hàng chính của công ty Thiên Sinh là các đại lý, các mơ hình khuyến nơng trồng trọt, hộ gia đình. Áp lực mà Thiên Sinh phải đối mặt với từng nhóm khách hàng cụ thể như sau:

+ Đại lý là khách hàng quan trọng của cơng ty của vì đại lý là nơi phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Ngồi các chính sách bán hàng ổn định kèm theo các chính sách chiết khấu hấp dẫn và quà tặng có giá trị lớn cho các đại lý, cũng như hỗ trợ các đại lý làm bảng hiệu, treo poster, … song do tính cạnh tranh giữa các đại lý, tình trạng bán phá giá của các đại lý trong cùng khu vực, các đại lý bán thấp hơn mức giá mà công ty quy định (giá bán lẻ và giá bán sỉ) hoặc giá có mức chiết khấu cao hơn nhằm tiêu thụ sản nhanh sản phẩm của công ty. Ngồi ra, các đại lý cịn gây áp lực cho công ty khi họ so sánh và kêu cầu quyền lợi được nhận phải nhiều hơn so với các công ty khác.

+ Mơ hình khuyến nơng trồng trọt: những năm gần đây, các mơ hình khuyến nơng ngày càng được nhân rộng khắp cả nước, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Công ty đang tăng cường đẩy mạnh kênh phân phối này và cho các chuyên

viên về kỹ thuật nông nghiệp trực tiếp giám sát, theo dõi để hỗ trợ tối đa cho bà con nông dân chăm sóc trên các mơ hình của mình. Áp lực cho cơng ty là phải có đủ nguồn nhân lực để hỗ trợ kịp thời cho bà con nông dân, chất lượng luôn đảm bảo và giá cả phải ổn định.

+ Hộ nông dân: là khách hàng sử dụng trực tiếp sản phẩm của công ty, họ thường xuyên yêu cầu mức giá sản phẩm phải thấp hơn, chất lượng phải được nâng cao và dịch vụ đi kèm cũng tốt hơn. Duy trì lượng khách hàng trung thành là một trong áp lực không nhỏ đối với công ty.

- Áp lực từ nhà cung cấp: cơng ty có mối quan hệ gắn bó lâu năm với nhà cung cấp nguyên liệu, nguồn nguyên liệu được công ty đánh giá theo quy trình trong tiêu chuẩn ISO 9001, do đó nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng và giá cả tương đối ổn định do hợp đồng ký dài hạn giữa công ty và các nhà cung ứng. Các nhà cung ứng nguyên vật liệu cũng chính là một trong những đối tác lâu năm của công ty (xem phụ lục 10).

- Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng: các nghị định, chính sách pháp luật của nhà nước hiện nay quản lý chặt chẽ hơn trong việc cấp phép cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, đã tạo rào cản khá lớn từ các đối thủ tiềm năng gia nhập ngành. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nền nông nghiệp được dự báo tăng với mức 5,7%/năm tính từ giai đoạn hiện nay đến năm 2025 (Nguồn: Đánh giá 2018 Triển vọng

2019 theo đánh giá của cơng ty Cổ phần Chứng khốn FPTS) do nhu cầu sử dụng hàng

nông sản tăng cả trong nước và xuất khẩu. Như vậy, thị trường phân bón vẫn là một thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp. Thêm vào đó, việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, các nước thành viên sẽ được hưởng quyền lợi và các ưu đãi về mức thuế suất. Một số loại phân bón DAP và MAP khi nhập khẩu sẽ có mức thuế tự vệ (theo Quyết

định 3044/QĐ-BCT, ban hành ngày 04/08/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) sẽ là

một lợi thế rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngồi. Chính vì vậy, áp lực từ đối thủ tiềm năng cũng rất lớn.

- Áp lực từ đối thủ hiện hữu: theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn tính đến hết 6 tháng đầu năm 2018, cả nước có 735 doanh nghiệp xuất kinh doanh phân bón được cấp phép với tổng công suất lên tới 29,5 triệu tấn/năm và hơn 14.000 chủng loại phân bón. Đây là một con số khơng hề nhỏ với số lượng doanh nghiệp hoạt động cũng như chủng loại sản phẩm được sản xuất từ các doanh nghiệp. Chưa kể đến, số lượng phân bón phải nhập khẩu tồn bộ từ nước ngoài (phân đạm SA, phân Kali…) do trong nước không thể sản xuất được. Do đó, việc tranh giành thị phần, phân khúc thị trường và số lượng khách hàng giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước gây áp lực rất lớn. Ngày nay, thị trường hướng đến nền nông nghiệp sạch, công ty Thiên Sinh cần tiếp tục nghiên cứu và cho ra các dòng sản phẩm phân hữu cơ, phân vi sinh, phân vi lượng… tăng áp lực cạnh tranh đối với các đối thủ trong ngành.

- Áp lực từ sản phẩm thay thế: hiện nay chế phẩm sinh học đang dần trở nên quen thuộc với người nông dân, các sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường mà vẫn đạt năng suất cao, chất lượng tốt, hướng đến một nên nông nghiệp sạch, một nền nông nghiệp bền vững. Việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh sinh học, bón phân hữu cơ hay phân bón nano… hiện đang là xu hướng thay thế cho phân bón hóa học.

Đánh giá khả năng thích ứng của cơng ty Cổ Phần Thiên Sinh với các yếu tố bên ngoài:

Qua dữ liệu được tác giả khảo sát, với mức độ quan trọng của từng yếu tố bên ngoài tác động (xem phụ lục 8), điểm phân loại của các yếu tố khảo sát theo phương pháp trung bình thống kê thì ma trận đánh giá khả năng thích ứng của Thiên Sinh với các yếu tố bên ngoài được xác định như sau (xem bảng 2.14):

Bảng 2.14: Ma trận đánh giá khả năng thích ứng của Thiên Sinh với các yếu tố bên ngoài

STT Các yếu tố bên ngoài Trọng số Điểm phân loại

Điểm đánh giá

1 Môi trường kinh tế 0,10 3,45 0,35 2 Mơi trường chính trị-pháp luật 0,12 3,68 0,44 3 Môi trường khoa học-công nghệ 0,13 3,23 0,42 4 Mơi trường văn hóa-xã hội 0,07 3,50 0,25 5 Môi trường tự nhiên 0,08 3,41 0,27

6 Áp lực khách hàng 0,15 3,36 0,50

7 Áp lực nhà cung cấp 0,11 3,95 0,43 8 Áp lực đối thủ hiện hữu 0,16 3,18 0,51 9 Áp lực đối thủ tiềm năng 0,05 3,73 0,19 10 Áp lực sản phẩm thay thế 0,03 3,82 0,11

Tổng 1,00 3,47

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ tác giả) - Tổng điểm đánh giá của Thiên Sinh với mơi trường bên ngồi đạt 3,47 điểm, điều này có nghĩa khả năng thích ứng của Thiên Sinh với các yếu tố bên ngoài là khá mạnh.

- Khả năng thích ứng của từng yếu tố bên ngồi được các chuyên gia đánh giá đạt mức trung bình và khá.

- Thiên Sinh cần cải thiện thêm khả năng thích ứng của mình ở các yếu tố: mơi trường công nghệ, áp lực từ khách hàng và áp lực từ đối thủ hiện hữu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiên Sinh giai đoạn 2019 - 2022 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)