Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiên Sinh giai đoạn 2019 - 2022 (Trang 77 - 79)

1.2.1Mơ hình năm áp lực cạnh tranh của M .Porter

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phầnThiên

3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển

Nội dung giải pháp

Hoạt động nghiên cứu và phát triển của công ty Thiên Sinh chưa được chú trọng đầu tư, phần lớn do phòng marketing kết hợp với phịng kỹ thuật thực hiện. Do đó, cần thành lập phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm để công tác nghiên cứu thị trường được chú trọng hơn. Đồng thời, khai thác hết tính năng sản phẩm và phát triển những

dòng sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Qua khảo sát và đánh giá của các chuyên gia ta thấy các tiêu chí đều ở mức trung bình-yếu: trang thiết bị phục vụ cơng tác R&D (3,32/5 điểm), khả năng đổi mới sản phẩm (2,59/5 điểm), khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm (3,05/5 điểm). Vì vậy, Thiên Sinh cần quan tâm và đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển hơn nữa, qua một số đề xuất của tác giả:

- Công ty cần thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển để tập trung chuyên môn cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, kịp thời ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Tuyển dụng, đào tạo và phát triển thêm cán bộ nhân viên giỏi có năng lực trong hoạt động nghiên cứu và phát triển cho cơng ty.

- Trích lập ngân sách hợp lý để phục vụ cho phòng nghiên cứu và phát triển thực hiện công tác chuyên sâu vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, các công nghệ kỹ thuật mới mới, phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu phát triển sản phẩm.

- Bộ phận nghiên cứu và phát triển liên kết với bộ phận marketing, bộ phận kỹ thuật của cơng ty tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và phối hợp với các Viện nghiên cứu, các nhà khoa học, các trường đại học chuyên nghiên cứu về nơng nghiệp-cơng nghệ tiên tiến để tìm ra sản phẩm tối ưu nhất, phù hợp với trình độ sản xuất, nhu cầu thị trường và năng lực cốt lỗi của công ty. Để công tác nghiên cứu và phát triển thị trường đạt hiệu quả thì Ban lãnh đạo cần phải đưa ra các chỉ tiêu cụ thể như: tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận, tỷ trọng các phân khúc thị trường… có như vậy cơng ty mới nắm bắt được thị trường và khai thác thị trường một cách hiệu quả.

- Bộ phận nghiên cứu cần tập trung phát triển những sản phẩm mang tính khác biệt (sản phẩm không mùi và an toàn sức khỏe với người sử dụng, sản phẩm khơng những tốt cho cây trồng mà cịn phải cải tạo cho các vùng đất xấu: đất phèn, đất nhiễm

mặn, đất nghèo hữu cơ…), nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tạo ra những sản phẩm mới gần giống sản phẩm cũ có bổ sung vài tính năng mới để tăng thêm lựa chọn cho khách hàng ở các vùng thị trường khác nhau.

- Để động viên và phát huy được năng lực của nhân viên phịng nghiên cứu và phát triển, cơng ty cần có các chính sách thu hút, mức khen thưởng hợp lý để khuyến khích các ý tưởng, các cơng trình nghiên cứu ứng dụng trong tương lai.

Nguồn lực triển khai:

+ Nhân sự tham gia: Ban TGĐ, cán bộ phòng marketing và kỹ thuật và phòng HCNS cùng tham gia việc công tác tuyển chọn, đào tạo và thành lập phòng nghiên cứu và phát triển.

+ Ngân sách: trích lập nguồn quỹ dự phịng cho cơng tác nghiên cứu và phát triển. ❖ Thời gian thực hiện: thực hiện ngay trong quý IV năm 2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiên Sinh giai đoạn 2019 - 2022 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)