1.2.1Mơ hình năm áp lực cạnh tranh của M .Porter
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phầnThiên Sinh
2.2.1.1 Xây dựng thang đo
Đầu tiên, tác giả đã liệt kê các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa vào: phương pháp Thomspon & Strickland trong bài báo “Vận dụng phương
pháp Thompson – Strickland đánh giá so sánh tổng thể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” của (Phạm Minh Hoạt, 2004), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” của (Nguyễn Minh Tuấn, 2010), “Năng lực cạnh tranh của các cơng ty cho th tài chính Việt Nam” của (Lý Hồng Ánh và
Hồng Thị Thanh Hằng, 2014). Sau đó, phương pháp thảo luận nhóm với nhóm chuyên gia được tác giả tiến hành để lựa chọn ra các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón. Nhóm chuyên gia bao gồm: ban TGĐ, trưởng/phó phịng, các chun gia đã và đang hợp tác
với công ty Cổ phần Thiên Sinh và các chuyên viên của các công ty đối thủ. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, tác giả tiến hành thảo luận trực tiếp với ban TGĐ, trưởng/phó phịng của cơng ty Thiên Sinh tại trụ sở chính của cơng ty. Do hạn chế về mặt thời gian, đối với các chuyên gia hợp tác với công ty Thiên sinh và các chuyên gia của các công ty đối thủ tác giả tiến hành trao đổi phỏng vấn qua điện thoại với từng chuyên gia (dàn bày thảo luận được trình bày tại phụ lục 1). Kết quả thảo luận ý kiến các chuyên gia trong ngành phân bón tác giả đã xác định được 7 yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của các công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực phân bón nói chung và cơng ty Cổ phần Thiên Sinh nói riêng gồm: năng lực tài chính, năng lực quản trị- điều hành, năng lực nguồn
nhân lực, năng lực uy tín/thương hiệu, năng lực marketing, năng lực trình độ trang thiết bị, năng lực nghiên cứu và phát triển.
Tiếp theo, để đánh giá được các tiêu chí ảnh hưởng đến 7 yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh, tác giả cũng đã liệt kê ra các tiêu chí dựa vào: “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” của (Nguyễn
Minh Tuấn, 2010), “Năng lực cạnh tranh của các công ty cho th tài chính Việt Nam” của (Lý Hồng Ánh và Hoàng Thị Thanh Hằng, 2014), “Cultural sensitivity, information
exchange and relationship quality” (Nguyen Thi Mai Trang and cs). Tác giả cũng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với nhóm chuyên gia được tiến hành để lựa chọn ra các tiêu chí ảnh hưởng đến 7 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón. Tương tự, nhóm chuyên gia bao gồm: ban TGĐ, trưởng/phó phịng, các chun gia đã và đang hợp tác với công ty Cổ phần Thiên Sinh và các chuyên viên của các công ty đối thủ. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, tác giả tiến hành thảo luận trực tiếp với ban TGĐ, trưởng/phó phịng của cơng ty Thiên Sinh tại trụ sở chính của cơng ty. Do hạn chế về mặt thời gian, đối với các chuyên gia hợp tác với công ty Thiên sinh và các chuyên gia của các công ty đối thủ tác giả tiến hành trao đổi phỏng vấn qua điện thoại với từng chuyên gia (thảo luận các tiêu chí ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trình bày tại phụ lục 2). Qua
kết quả thảo luận, tác giả đã xác định được 30 biến quan sát từ lý thuyết đã liệt kê và 2 biến quan sát được bổ sung từ kết quả thảo luận cùng chuyên gia để phù hợp hơn với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón (phụ lục 3).
- Căn cứ vào kết quả định tính, tác giả đã xây dựng 2 bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến chuyên gia (phụ lục 5) và ý kiến khách hàng (phụ lục 6). Các đối tượng được khảo sát sẽ cho điểm từng yếu tố theo thang đo Likert 5 bậc với các mức: 1-rất yếu; 2-yếu; 3- trung bình; 4-khá mạnh; 5-mạnh.
Bảng câu hỏi khảo sát được phân ra 2 nhóm đối tượng:
- Nhóm đối tượng chuyên gia: Tác giả tiến hành khảo sát 30 chuyên gia từ Ban TGĐ, Trưởng/phó phịng và các chun gia đã và đang hợp tác với công ty Cổ phần Thiên Sinh trong lĩnh vực sản xuất-kinh doanh phân bón với các nhóm câu hỏi liên quan đến các yếu tố: năng lực tài chính, năng lực quản trị-điều hành, năng lực nguồn nhân lực, năng lực nghiên cứu và phát triển.
- Nhóm đối tượng khách hàng: tác giả cũng tiếp tục tiến hành khảo sát 150 khách hàng là đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 và bà con nông dân là đã phân phối và sử dụng trực tiếp sản phẩm phân bón cơng ty mang thương hiệu KOMIX với các nhóm câu hỏi liên quan đến các yếu tố: năng lực uy tín-thương hiệu và năng lực marketing.