Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phầnThiên Sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiên Sinh giai đoạn 2019 - 2022 (Trang 67)

1.2.1Mơ hình năm áp lực cạnh tranh của M .Porter

2.4 Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phầnThiên Sinh

Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh nhìn chung cơng ty Cổ phần Thiên Sinh có các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Bên cạnh những ưu điểm đang là thế mạnh thì Thiên Sinh vẫn cịn những nhược điểm cần phải khắc phục. Các yếu tố năng lực cạnh tranh được đánh giá điểm tổng thể có điểm được sắp theo thứ tự từ thấp đến cao (xem bảng 2.15). Theo đó, các giải pháp nhằm khắc phục nhược điểm của các yếu tố được thực hiện với thứ tự ưu tiên như sau: (1) Năng lực nghiên cứu và phát triển, (2) Năng lực trình độ thiết bị cơng nghệ, (3) Năng lực marketing, (4) Năng lực nguồn nhân lực, (5) Năng lực uy tín/thương hiệu, (6) Năng lực quản trị- điều hành và (7) Năng lực tài chính.

Bảng 2.15: Bảng tổng hợp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiên Sinh

STT Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh Trọng số Điểm phân loại Điểm đánh giá

1 Năng lực nghiên cứu và phát triển 0,11 3,09 0,34 2 Năng lực trình độ thiết bị cơng nghệ 0,12 3,44 0,41

3 Năng lực marketing 0,13 3,29 0,43

4 Năng lực nguồn nhân lực 0,15 3,17 0,47 5 Năng lực uy tín/thương hiệu 0,15 3,76 0,56 6 Năng lực quản trị- điều hành 0,16 3,56 0,57

7 Năng lực tài chính 0,18 3,42 0,62

Tổng điểm 1,00 3,40

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ tác giả)

2.4.1 Ưu điểm

a. Năng lực nghiên cứu và phát triển

Tuy trình độ nhân lực nhân lực của Thiên Sinh được đánh giá mức khá trong năng lực nghiên cứu và phát triển của công ty song mức độ đầu từ về trang thiết bị, khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng đổi mới sản phẩm chỉ đạt mức trung bình- yếu.

b. Năng lực trình độ thiết bị cơng nghệ

Dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của cơng ty và trình độ nhân lực được đánh giá khá tốt. Công nghệ sản xuất dòng sản phẩm phân hữu cơ đang là một trong những công nghệ nổi trội của Thiên Sinh.

c. Năng lực marketing

Sản phẩm đảm bảo chất lượng từ nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất và thành phẩm đầu ra do cơng ty có các hệ thống kiểm sốt quy trình hiệu quả về: ISO 9001:2015; ISO 17025:2017 và ISO 14001:2010. Cơng ty cũng có mối quan hệ lâu năm với các nhà cung cấp nguyên liệu nên đảm bảo giá cả hợp lý có tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, các dịch vụ, khuyến mãi của công ty cũng khá hấp dẫn.

d. Năng lực nguồn nhân lực

Hầu hết các nhân viên và cơng nhân chính thức đã gắn bó lâu năm với cơng ty nên họ đều có ý thức xem cơng ty như là một đại gia đình, sẵn sàng đồn kết hỗ trợ lẫn nhau, tất cả đều có ý thức bảo vệ, xây dựng và giúp công ty phát triển.

Ban lãnh đạo chú trọng đào tạo vào chất lượng nguồn nhân lực qua các chương trình đào tạo chun mơn và các lớp nâng cao kỹ năng cho cán bộ nhân viên. Ngoài các kỹ năng chun mơn thì cơng ty cịn cho các cán bộ nhân viên chủ chốt học các lớp nâng cao kỹ năng mềm: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý…

Công ty đã xây dựng được mối quan hệ lâu năm với nhà cung cấp, đại lý, khách hàng và là lựa chọn đáng tin cậy của đối tác.

Thương hiệu KOMIX mang lại cho đối tác và khách hàng sự tin tưởng, hình ảnh của cơng ty rất ấn tượng và chuyên nghiệp.

Thiên Sinh là một trong những cơng ty phân bón tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế cho Nước nhà được công nhận qua các giải thưởng được trao tặng từ khi thành lập đến nay. Một trong những nét đặc biệt và đáng chú ý tại Thiên Sinh là văn hóa hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng và xã hội. Ngồi các chương trình định kỳ mà cơng ty là nhà sáng lập, nhà tài trợ chính, nhà đồng hàng cùng các chương trình khác thì vẫn có những khoản tài trợ đột xuất tùy vào thời điểm, thiên tai, lũ lụt cần phải chia sẻ kịp thời.

f. Năng lực về quản trị và điều hành

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo là những người đã và đang gắn bó với cơng ty từ những ngày đầu thành lập nên am hiểu về cơng ty, ln tìm định hướng phát triển công ty trong tương lai.

Hệ thống kiểm sốt của cơng ty được xem là nổi trội: cơng ty có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 và quản lý phịng thí nghiệm ISO 17025:2017 nên sản phẩm đảm bảo chất lượng từ nguyên liệu đầu vào đến quá trình sản xuất và sản phẩm đầu ra. Ngồi ra, cơng ty có hệ thống quản lý mơi trường ISO 14001:2015 nên sản phẩm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường xung quanh.

g. Năng lực về tài chính

Các tiêu chí về năng lực tài chính của cơng ty: quy mơ vốn, khả năng thanh toán và lợi nhuận hàng năm được đánh giá mức khá mạnh. Tuy nhiên các chỉ tiêu này vẫn thua các đối thủ được so sánh. Do đó, Thiên Sinh cần có giải pháp nâng cao tính cạnh

tranh cho các tiêu chí về tài chính để phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2.4.1.2 Ưu điểm của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

Việt Nam có lợi thế về phát triển nơng nghiệp. Hiện nay, hàng nơng sản Việt Nam đã có mặt trên nhiều quốc gia.

Việt Nam là thành viên của WTO

Việc áp dụng khoa học và công nghệ của Việt Nam ngày càng phát triển

Nền nông nghiệp nước ta hướng đến nông nghiệp sạch, vững bền nên nhu cầu các sản phẩm phân NPK chất lượng cao, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân chuồng đang là xu thế sử dụng hiện nay.

Các chính sách pháp luật thắt chặt việc quản lý các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón nhằm ngăn chặn các cơ sở sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng tràn lan trên thị trường.

2.4.2 Nhược điểm

2.4.2.1 Nhược điểm của các yếu tố năng cao năng lực cạnh tranh (xem bảng 2.16) a. Năng lực nghiên cứu và phát triển

Hoạt động nghiên cứu và phát triển chưa được đầu tư nhiều và phát triển theo hướng chiều sâu. Cần tập trung nguồn nhân lực, trang thiết bị dành cho nghiên cứu để tăng khả năng đổi mới sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới và nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng.

b. Năng lực trình độ thiết bị cơng nghệ

Trình độ thiết bị cơng nghệ là một năng lực cạnh tranh mạnh của Thiên Sinh, với dịng sản phẩm phân bón hữu cơ, vi sinh và phân chuồng đảm bảo an toàn sức khỏe cho

người sử dụng. Tuy nhiên, ngày ngày có nhiều cơng nghệ rất hiện đại đang được cơng ty Bình Điền sở hữu: dịng phân NPK chất lượng cao, các men vi sinh vật…do đó, Thiên Sinh phải tăng cường khả năng đổi mới công nghệ để không bị tụt hậu so trong thời đại công nghệ tiên tiến hiện nay.

c. Năng lực marketing

Năng lực marketing vẫn chưa là thế mạnh của Thiên Sinh: sản phẩm cần phải đa dạng hơn, nhu cầu của khách hàng chưa khai thác và đáp ứng kịp thời, công tác quảng bá sản phẩm cần được chú trọng đặt biệt là trang bị lại website của công ty nên cập nhật những sản phẩm mới, giá cả sản phẩm hoặc những kiến thức về phân bón, cây trồng… cho khách hàng truy cập hơn và tiêu chí kênh phân phối vẫn chưa cao nên Thiên Sinh cần tiếp tục khắc phục các nhược điểm này.

d. Năng lực nguồn nhân lực

Chính sách đào tạo, phát triển nguồn lao động chưa được đánh giá cao ở Thiên Sinh. Vì vậy việc tuyển dụng, đào tạo và duy trì nhân viên mới phải đảm bảo đúng quy trình và tuyển đúng ngay từ đầu và phải có định hướng phát triển nguồn nhân lực cho cả Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong giai đoạn sắp tới.

Các chính sách đãi ngộ người lao động: các chế độ lương, thưởng cho người lao động vẫn ở mức thấp và chưa cạnh tranh được so với các cơng ty trong ngành. Chính vì vậy, cơng ty chưa tạo được động lực, chưa kích thích được sự sáng tạo và cống hiến hết mình của nhân viên đối với cơng ty.

e. Năng lực uy tín/thương hiệu

Thương hiệu là một ưu thế nổi trội của Thiên Sinh nhưng logo của công ty chưa được biết nhiều và phổ biến đối với khách hàng. Biểu tượng logo của cơng ty gây khó nhớ, khó liên tưởng hơn so với đối thủ Bình Điền (biểu tượng logo Đầu trâu thân thương

gần gũi với bà con nông dân, xuất hiện trên khắp mọi miền đất nước) hay cơng ty Miền Nam (biểu tượng logo là hình Bơng lúa vàng, đây cũng là biểu tượng khá gần gũi với bà con nông dân).

f. Năng lực quản trị - điều hành

Ban lãnh đạo công ty đa số ở độ tuổi trung niên nên các chiến lược kinh doanh hiện tại mang tính an tồn cao, chưa có tính đột phá.

Mơ hình tổ chức chưa được tinh gọn cịn mang tính chất gia đình, chia bè kéo cánh, bộ máy quản lý còn nhiều cấp, cồng kềnh, tị nạnh nhau và chưa mang lại hiệu quả trong cơng việc.

g. Năng lực tài chính

Khả năng huy động vốn của Thiên Sinh được các chuyên gia đánh giá ở mức thấp. Do đó, cơng ty cần có những chính sách và giải pháp để kêu gọi nguồn đầu tư huy động vốn nhằm tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và tăng thị phần. Ngồi việc mở rộng nguồn vốn thì cơng ty cần có các biện pháp tiết kiệm các nguồn chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng lợi nhuận hàng năm mang lại hiệu quả hoạt động cho công ty.

Bảng 2.16 Tổng hợp nhược điểm của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Thiên Sinh

Tiêu chí Điểm đánh giá

Thiên Sinh Năng lực nghiên cứu và phát triển

Trang thiết bị phục vụ công tác R&D 3,32 Khả năng đổi mới sản phẩm 2,59 Khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm 3,05

Năng lực trình độ trang thiết bị và cơng nghệ

Khả năng đổi mới công nghệ 2,86

Năng lực marketing

Sản phẩm đa dạng 2,81 Công ty hiểu rõ nhu cầu của khách hàng 3,01 Công tác quảng bá sản phẩm tốt 2,58 Kênh phân phối rộng 3,39

Nguồn nhân lực

Chính sách đãi ngộ, khuyến khích nguồn lao động. 2,55 Chính sách đào tạo, phát triển nguồn lao động 3,27

Năng lực uy tín/thương hiệu

Rất dễ dàng nhận biết logo của công ty 3,00

Năng lực quản lý và điều hành

Cơng ty có mơ hình tổ chức phù hợp 2,77 Cơng ty có chiến lược kinh doanh tốt 3,32

Năng lực tài chính

Cơng ty huy động vốn dễ dàng 3,00 Cơng ty có lợi nhuận hàng năm tăng 3,41

2.4.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

Một số nguyên liệu chính để sản xuất các loại phân Kaki, phân SA...phải được cơng ty nhập khẩu từ nước ngồi nên giá cả nguyên liệu không ổn định và thường tăng cao trong các năm qua.

Các dịng sản phẩm cho cây cơng nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu… đang sụt giảm sản lượng nghiêm trọng do mức giá của các loại cây này giảm mạnh nên người trồng đã cắt giảm nhu cầu sử dụng phân bón làm giảm số lượng sản phẩm rất lớn cho công ty.

Sự thay đổi của chính sách pháp luật liên quan đến ngành phân bón ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc sản xuất và kinh doanh của công ty. Công tác quản lý nhà nước còn chồng chéo nhau giữa của một số Bộ (Bộ Công Thương & Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm cho một vài sản phẩm của công ty phải thay đổi thành phần, nhãn mác, số đăng ký trên bao bì để phù hợp với nghị định mới, làm mất thời gian khi công ty cải tiến tính năng sản phẩm hoặc cho ra sản phẩm mới lưu thông trên thị trường.

Mức lương tối thiểu cho người lao động cũng được tăng lên theo vùng qua nghị định 141/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ đầu năm 2018 đã làm cho chi phí chi trả người lao động của công ty tăng lên.

Hiện nay, các công nghệ hiện đại đã được đưa vào rất nhiều trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm "sạch" có năng suất cao, chất lượng tốt khơng chỉ xuất khẩu mà cịn phục vụ cho chính người tiêu dùng đã tạo áp lực hết sức lớn cho các doanh nghiệp. Vì thế, Thiên Sinh khơng ngừng cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang bị công nghệ hiện đại, nâng cao công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm để mang hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã xác định các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các cơng ty sản xuất và kinh doanh phân bón qua phương pháp định tính. Kế tiếp, tác giã sử dụng phần mềm dữ liệu excel qua khảo sát định lượng ý kiến của các chuyên gia trong ngành và khách hàng đang sử dụng sản phẩm công ty để đánh giá mức tác

động của 7 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh bao gồm: “Năng lực tài chính”;

“Năng lực quản trị điều hành”; “Nguồn nhân lực”; “Năng lực uy tín thương hiệu”; “Năng lực marketing”; “Trình độ thiết bị cơng nghệ”; “Năng lực nghiên cứu và phát triển”.

Đồng thời, trong chương 2 tác giả đã phân tích các yếu tố thuộc mơi trường vi mô và vĩ mô tác động đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty Cổ phần Thiên Sinh, đánh giá mức độ đáp ứng từng tiêu chí ảnh hưởng năng lực cạnh tranh. Dựa vào khảo sát ý kiến chuyên gia và khảo sát ý kiến khách hàng để phân tích được điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của cơng ty cho từng tiêu chí. Qua kết quả khảo sát và phân tích, xét về tổng thể thì cơng ty Cổ phần Thiên Sinh đang được xếp mức trung bình và đứng sau cơng ty Phân bón Bình Điền và cơng ty Phân bón Miền Nam. Năng lực uy tín thương hiệu và trình độ thiết bị cơng nghệ đang là ưu thế cạnh tranh của Thiên Sinh song nhìn chung các yếu tố cịn lại vẫn còn thấp so với đối thủ.

Để giúp công ty không ngừng phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để phát triển bền vững trên thương trường, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiên Sinh trong chương 3.

Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN SINH GIAI ĐOẠN 2019-2022

3.1. Mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển của công ty Cổ phần Thiên Sinh giai đoạn 2019-2022 giai đoạn 2019-2022

3.1.1. Mục tiêu chiến lược của công ty Thiên Sinh trong giai đoạn 2019-2022

Mục tiêu hàng đầu của Thiên Sinh là phấn đấu để KOMIX trở thành biểu tượng của chất lượng và là niềm tự hào của ngành nông nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế.

Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại nguồn nhân lực theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Duy trì và phát huy giá trị cốt lỗi của cơng ty, tiếp tục xây dựng văn hóa riêng của Thiên Sinh.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kế thừa có năng lực và trình độ cao. Tăng cường công tác nghiên cứu R&D hiệu quả.

Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm an tồn, thân thiện với mơi trường và đáp ứng được nhu cầu cho người sử dụng.

Duy trì và nâng cao các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm năng cao chất lượng sản phẩm và giảm tối đa chi phí trong hoạt động sản xuất.

Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu, phấn đấu mức doanh thu 750 tỷ đồng tương đương với 140.000 tấn sản phẩm.

Tập trung phát triển quan hệ khách hàng nhằm gia tăng sản lượng; trong điều kiện kinh tế hội nhập cơng ty có điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường và khách hàng; nhằm tiêu thụ được sản phẩm với giá cả cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiên Sinh giai đoạn 2019 - 2022 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)