không sử dụng dữ liệu chung), mọi thay đôi vê trạng thái, bô sung, sửa đôi các hoạt động chức năng của một đôi tượng chỉ sảy ra bên trong của đôi tượng đó, không ảnh hưởng đên các đôi tượng khác. Mọi sự thay đôi trong thiệt kê, trong hệ thông phân mêm chỉ sảy ra cục bộ đôi với một sô đôi tượng liên quan. Điêu này đảm bảo hệ thông có tính dê mở rộng và dê thích nghi, đáp ứng được nhiêu tính chât quan trọng của sản phâm phân mêm.
Các đối tượng có thể được tổ chức phân tán hoặc song song hay tuân tự theo yêu câu của bài toán ứng dụng và khả năng kỹ thuật thực
tế của dự án phát triển tin học ứng dụng.
2.2. Các bước thực hiện trong thiết kế hướng đối tượng
Nhiện vụ của thiết kế hướng đối tượng là xác định các đối tượng trong không gian bài toán, chuyên chúng sang không gian lời giải, xây dựng mô hình kiến trúc và mô hình tính toán cho hệ thống phần mềm. Đề xây dựng kiến trúc tổng thê cho hệ thống chúng ta sử dụng cách tiếp cận dưới - lên (bottom - up). Điều quan trọng là phải tạo ra được câu trúc phân cấp, xác định được các lớp đối tượng trừu tượng và giảm thiêu được sự trao đổi giữa các đối tượng. ở đây chúng ta cũng đề cập đến khả năng sử dụng lại trong thiết kế, phân loại các đối tượng thành những hệ thông con trong câu trúc phân câp.
Cách tiếp cận TKHĐT gồm các bước sau:
1. Xác định các lớp và các đối tượng, các thành phần cơ bản của lời giải.
2. Xây dựng các đặc tả cho các đối tượng, cá: '“- =` -:“' ~--“
hệ giữa chúng. 595
3. Xây dựng câu trúc phân cấp cho các lớp.
4. Thiết kế các lớp.
5. Thiết kế các hàm thành phân của lớp. 6. Thiết kế chương trình chính.
Xác định các đối trợng trong không gian lời giải
Khi phân tích văn bản mô tả bài toán và các yêu câu của người sử dụng, chúng ta xác định được các thực thể, những đói tượng trong không gian bài toán. Bước tiếp theo là phân tích kỹ các đối tượng, xác định các thuộc tính và các hàm đặc tả cho từng đối tượng. Đồng thời xác định thêm những đối tượng mới xuất hiện trong không gian lời giải. Khi xây dựng các đặc tả cho đối tượng, chúng ta phải xác định được các thuộc tính, dữ liệu mô tả trạng thái của đói tượng và các
hàm mô tả hành vi của đối tượng. Thuộc tính là miền dữ liệu riêng
của lớp đối tượng. là dữ liệu cục bộ trong một lớp. Thực hiện nguyên lý che giấu thông tin, trong một lớp dữ liệu có thê tổ chức thành hai
vùng: vùng sở hữu riêng, chỉ dành riêng cho những đối tượng trong cùng lớp và vùng dùng chung, cho phép những đối tượng trong các lớp có quan hệ với nhau được quyền sử dụng. Các hàm (nhiều sách còn gọi là thủ tục, dịch vụ, phương thức) có thể dùng chung cho một số đối tượng. Quá trình xác định các hàm mô tả đói tượng (còn được
gọi là hàm thành phần của lớp) được thực hiện như sau:
1. Nếu một hàm chỉ cần thiết cho một đối tượng thì hàm này chỉ
hoạt động trong đôi tượng yêu câu.
2. Nếu có hai hoặc nhiều hơn đối tượng cần yêu cầu về một hàm thì cân phải xác định vùng hoạt động riêng của hàm trong các đôi thì cân phải xác định vùng hoạt động riêng của hàm trong các đôi tượng đó.
3. Nếu có một hàm cần nhiều hơn một kiểu đối tượng (liên quan
đến hai hoặc nhiều hơn các lớp đối tượng) thì hàm đó không phải là một hàm có kết, do vậy cần phải phân tách dịch vụ đó ra thành các hàm mịn hơn.
Băng cách đó chúng ta xây dựng được danh sách các hàm mô tả hành vi của các đối tượng. Đồng thời chúng ta cũng loại bỏ được những dư thừa, những thành phân phụ không cần thiết trong câu trúc và trong các đối tượng.
Sự phụ thuộc giữa các lớp
Mục tiêu của thiết kế là xây dựng câu trúc phân cấp cho hệ thống. Do vậy, nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là xác định mối quan hệ giữa các lớp đối tượng cầu thành hệ thống. Lớp là tập hợp các đối tượng có chung một số thuộc tính, một số hàm vừa đủ để phân biệt với những
lớp khác. Đối tượng là thể hiện của lớp. Trong thiết kế, khái niệm lớp
đối tượng và đối tượng là hầu như không phân biệt, các lớp biểu diễn cho các đối tượng trong không gian lời giải. Để xây dựng được mô
hình kiến trúc cho hệ thông phần mềm, chúng ta cần phân biệt ba loại
quan hệ quan trọng giữa các lớp: - Quan hệ kế thừa