.1 Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự thành công của dự án đầu tư xây dựng do tập đoàn TNG holding triển khai tại thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 53)

Vấn đề nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đó và hình thành cơ sở lý thuyết. Nghiên cứu định lượng (khảo sát) Kiểm định phép đo Cronbach’ Alpha Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích hồi quy đa biến

Hình thành mơ hình nghiên cứu sơ bộ

Phân tích độ tin cậy

Kết luận

Nghiên cứu định tính Hình thành mơ hình

3.2 Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát:

Thang đo: Biến phụ thuộc trong nghiên cứu là sự thành công thành công của dự án. Biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án. Các biến độc lập và biến phụ thuộc được tác giả ứng dụng từ các nghiên nghiên cứu có trước. Các biến quan sát sẽ được đo lường bằng thang điểm Likert với dãy giá trị từ 1 đến 5 đo lường cảm nhận của người được khảo sát về thực tế thực hiện dự án tại các dự án đầu tư xây dựng do tập đoàn TNG Holdings triển khai tại tp Hồ Chí Minh.

Bảng 3. 2 Thang đo của các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án đầu tư xây dựng

STT Thang đo Kí hiệu Nguồn Năng lực của nhà quản lý dự án NLQL Nguyễn Quý

Nguyên và Cao Hào Thi

(2010) 1 Nhà quản lý dự án nhận thức tích cực về vai

trị và trách nhiệm của bản thân. NLQL1

2 Nhà quản lý dự án có khả năng chịu đựng áp

lực công việc. NLQL2

3 Năng lực của Ban quản lý dự án. NLQL3

4 Năng lực của giám đốc dự án. NLQL4

Sự ổn định của mơi trường bên ngồi dự án MT Nguyễn Quý Nguyên và Cao Hào Thi

(2010)

5 Một trường kinh tế MT1

6 Môi trường pháp luật MT2

7 Môi trường công nghệ MT3

Công tác kỹ thuật của dự án KT Pinto J.k và

Slevin D.P (1989) 9 Chủ đầu tư sử dụng kỹ thuật công nghệ hiện

đại vào công năng sử dụng của dự án. KT1

10 Công nhân đáp ứng được kỹ thuật trong xây

dựng và lắp đặt trang thiết bị kỹ thuật. KT2

11 Sự tư vấn đầy đủ về biện pháp thi công lắp đặt

trang thiết bị kỹ thuật từ nhà cung cấp. KT3

12 Người tiếp nhận sử dụng sản phẩm được bàn

giao đầy đủ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. KT4

Thực hiện kế hoạch và tiến độ của dự án TD Pinto J.k và

Slevin D.P (1989) 13 Kế hoạch của dự án được lập rõ ràng, đầy đủ,

chi tiết. TĐ1

14 Thời gian thực tế thực hiện của dự án so với kế

hoạch. TĐ2

15 Tốc độ xây dựng. TĐ3

16 Thời gian đáp ứng vật tư, trang thiết bị và công

nhân. TĐ4

Công tác tư vấn khách hàng TV

Pinto J.k và Slevin D.P

(1989) 17 Khách hàng được cung cấp và cập nhật đầy đủ

thông tin về dự án. TV1

18 Khách hàng được giải đáp kịp thời và đầy đủ

những thắc mắc về dự án. TV2

19 Nhân viên tư vấn khách hàng hiểu biết đầy đủ

về dự án và có kỹ năng tư vấn tốt. TV3

20 Nhân viên tư vấn khách hàng truyền tải kịp thời,

đầy đủ ý kiến của khách hàng đến Chủ dự án. TV4

21 Chi phí thực hiện dự án. TC1

Nguyễn Quý Nguyên và Cao Hào Thi

(2010)

22 Yêu cầu kỹ thuật của dự án. TC2

23 Thời gian thực hiện dự án. TC3

24 Sự chấp nhận của khách hàng hay người sử dụng.

TC4

Bảng câu hỏi khảo sát (thể hiện ở phụ lục 4): Nghiên cứu thực hiện nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm để kiểm tra lý thuyết, điều chỉnh mơ hình và hình thành bảng câu hỏi khảo sát. Việc thiết kế bảng hỏi khảo sát được thiết lập thông qua việc kế thừa thang đo và các biến quan sát từ các khái niệm của những nghiên cứu khoa học có trước.

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu và quy mô mẫu khảo sát

Phương pháp khảo sát: Khảo sát thông qua bảng câu hỏi được gửi đến những người đang làm việc tại các dự án đầu tư xây dựng do tập đoàn TNG Holdings làm chủ đầu tư tại tp Hồ Chí Minh. Cụ thể là: các Trưởng Ban, phó Ban, các chuyên viên làm việc tại các Ban quản lý dự án; Chỉ huy trưởng, chỉ huy phó, cán bộ kỹ thuật làm việc cho đơn vị thi công; Chủ trì thiết kế, nhân viên thiết kế làm việc cho đơn vị tư vấn thiết kế; Tư vấn giám sát trưởng, tư vấn giám sát phó, tư vấn giám sát viên làm việc cho đơn vị tư vấn giám sát.

Số lượng mẫu khảo sát: Theo Bollen (1989) thì “tỷ lệ mẫu trên mỗi biến quan sát phải đảm bảo tỷ lệ tối thiểu là 5:1”. Trong nghiên cứu, số lượng biến quan sát là 25. Do đó, số lượng mẫu tối thiểu phải là 24*5 =120 mẫu.

3.4 Cơng cụ phân tích dữ liệu

Theo Đinh Phi Hổ (2017, trang 303) để “định lượng được các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án đầu tư xây dựng, cần thực hiện các ba bước: kiểm định chất lượng thang đo thông qua sử dụng kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha; phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA); Phân tích hồi quy đa biến”.

Bước 1: Kiểm định chất lượng của thang đo

Theo Đinh Phi Hổ (2017, trang 304) sự kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được thực hiện để đánh giá chất lượng của thang đo đã được xây dựng. Thang đo được đánh giá tốt khi: Hệ số Cronbach’ Alpha của tổng thể lớn hơn 0.6, và hệ số tương quan biến của tổng các quan sát lớn hơn 0.3. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008, trang116) nêu rằng “nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo có chất lượng tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Trong khi đó, cũng có nhà nghiên cứu đề nghị Cronbach’sAlpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu”.

Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

“Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thực hiện bằng phương pháp Principal component với phép quay Varimax. Thực hiện phân tích nhân tố để xác định số lượng các nhân tố thích hợp” Đinh Phi Hổ (2017, trang 304).

Kiểm định tính thích hợp của EFA: Sử dụng thước đo KMO (Kaiser-

Meyer-Olkin measure) để đánh giá sự thích hợp của mơ hình EFA đối với ứng dụng của dữ liệu thực tế nghiên cứu. Khi trị số KMO thỏa mãn điều kiện 0.5<KMO<1, thì phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.

Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại điện:

Sử dụng kiểm định Barlett để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo (nhân tố). Khi mức ý nghĩa (Sig.) của kiểm định Barlett nhỏ hơn 0.05, các biến quan sát có liên quan tuyến tính với nhân tố đại diện.

Kiếm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố: Sử

dụng phương sai trích (% cumulative varriance) để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Trị số phương sai trích nhất thiết phải lớn hơn 50% (AVE>50%). Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì “hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.4 trong EFA sẽ bị loại và trị số Eigenvalue có điểm dừng khi các nhân tố trích có hệ số eigenvalue ≥ 1. Theo Jabnoun và AlTamimi (2003) trong nghiên cứu chỉ giữ các biến quan sát có hệ số tải > 0.4, các nhân tố có điểm dừng eigenvalue ≥ 1 và tổng phương sai trích AVE ≥ 50%. Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố”.

Bước 3: Phân tích hồi quy đa biến (Multiple Regression Analysis, MRA)

Theo Đinh Phi Hổ (2017, trang 304) để “mơ hình hồi quy đảm bảm độ tin cậy, cần thực hiện các kiểm định chính như sau:

Kiểm định tương quan từng phần của hồi quy: Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không. Khi mức ý nghĩa (Sig.) của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy ít nhất 95%, thì tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.

Mức độ phù hợp của mơ hình: Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay khơng. Mơ hình được xem xét là phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng khơng, và mơ hình được xem xét là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác khơng. Sử

dụng phân tích phương sai (annalysis of variance, ANOVA) để kiểm định. Nếu mức ý nghĩa đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig.≤0.05), chấp nhận giả thuyết, mơ hình được xem là phù hợp.

Hiện tượng phương sai của phần dư thay đổi: Phương sai của phần dư thay đổi là hiện tượng các giá trị của phần dư phân phối không giống nhau, và giá trị phương sai không như nhau. Bỏ qua phương sai của phần dư thay đổi sẽ làm cho ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) của các hệ số hồi quy không hiệu quả, các kiểm định của giả thuyết khơng cịn giá trị, các dự báo khơng còn hiệu quả. Để kiểm định hượng tượng này, sử dụng kiểm định Spearman, nếu mức ý nghĩa (Sig.) của các hệ số tương quan hạng Spearmen đảm bảo lớn hơn 0.05, thì phương sai của phần dư khơng đổi”.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TẬP

ĐOÀN TNG HOLDINGS 4.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện với cỡ mẫu ban đầu là 137 mẫu, có 137 bảng khảo sát được in ra và gửi trực tiếp (hoặc thông qua bộ phận văn thư) đến 137 Người đang làm việc ở các đơn vị Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công tại các dự án đầu tư xây dựng của tập đoàn TNG Holdings triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thu về 134 bảng khảo sát, Người được khảo sát không nộp lại 3 bảng khảo sát, có 4 bảng khảo sát không hợp lệ với lý do người được khảo sát nhầm lẫn đơn vị đang cơng tác và chức vụ cơng tác, ví dụ như chức vụ là nhân viên thiết kế thì đơn vị cơng tác phải là đơn vị thiết kế, nhưng người được khảo sát trả lời đơn vị công tác là Ban quản lý dự án thuộc Chủ đầu tư. Tất cả có 130 mẫu khảo sát hợp lệ sẽ được mã hóa vào nhập dữ liệu vào phần mềm spss 22 để tiến hành phân tích.

Về đơn vị cơng tác: có 43 đối tượng đang làm việc cho chủ đầu tư, chiếm 33.1%. Có 14 đối tượng đang làm việc cho đơn vị tư vấn thiết kế, chiếm 10.8%. Có 48 đối tượng đang làm việc cho nhà thầu, chiếm 36.9%. Có 35 đối tượng đang làm việc cho đơn vị tư vấn giám sát, chiếm 19.2% trong tổng số 130 bảng trả lời hợp lệ (bảng số 2, phụ lục 5).

Về mặt chức vụ cơng tác: có 8 đối tượng là Trưởng/phó Ban QLDA, chiếm 6.2%; Có 35 đối tượng là chuyên viên Ban QLDA, chiếm 26.9%; Có 4 đối tượng là Giám sát trưởng, chiếm 3.1%; Có 21 đối tượng là giám sát viên, chiếm 16.2%; Có 12 đối tượng là Chỉ huy trưởng/chỉ huy phó chiếm 9.2%; Có 36 đối tượng là

kỹ thuật nhà thầu, chiếm 27.7%; Có 4 đối tượng là Chủ trì thiết kế, chiếm 3.1%. Có 10 đối tượng là nhân viên thiết kế, chiếm 7.7% trong tổng số 130 bảng trả lời hợp lệ (bảng 1, phụ lục 5).

4.2. Kiểm định chất lượng thang đo

4.2.1 Kiểm định chất lượng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án đầu tư xây dựng của dự án đầu tư xây dựng

Các yếu tố liên quan đến năng lực của nhà quản lý dự án (NLQL) có hệ số Cronbach’ Alpha là 0.895 > 0.6 đạt yêu cầu, và hệ số tương quan biến-tổng của các biến quan sát của các biến còn lại đều lớn hơn 0.3. Thang đo NLQL đã đảm bảo chất lượng.

Các yếu tố liên quan đến sự ảnh hưởng của mơi trường (MT) có hệ số Cronbach’ Alpha là 0.851 > 0.6 đạt yêu cầu, và hệ số tương quan biến-tổng của các biến quan sát của các biến còn lại đều lớn hơn 0.3. Thang đo MT đã đảm bảo chất lượng.

Các yếu tố liên quan đến công tác kỹ thuật của dự án (KT) có hệ số Cronbach’ Alpha là 0.899> 0.6 đạt yêu cầu, và hệ số tương quan biến-tổng của các biến quan sát của các biến còn lại đều lớn hơn 0.3. Thang đo KT đã đảm bảo chất lượng.

Các yếu tố liên quan thực hiện kế hoạch và tiến độ của dự án (TD) có hệ số Cronbach’ Alpha là 0.77 > 0.6 đạt yêu cầu, và hệ số tương quan biến-tổng của các biến quan sát của các biến còn lại đều lớn hơn 0.3. Thang đo TD đã đảm bảo chất lượng.

Các yếu tố liên quan công tác tư vấn khách hàng (TV) có hệ số Cronbach’ Alpha là 0.723 > 0.6 đạt yêu cầu, và hệ số tương quan biến-tổng của các biến quan sát của các biến còn lại đều lớn hơn 0.3. Thang đo TV đã đảm bảo chất lượng.

Như vậy, qua phân tích kiểm định Cronbach’ Alpha, Mơ hình cịn đủ 5 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 20 biến đặc trưng, kết quả được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4. 1 Kiểm định chất lượng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án đầu tư xây dựng

Biến quan sát Tỷ lệ trung bình nếu loại Biến Tỷ lệ phương sai nếu loại Biến Hệ số tương quan Biến – Tổng Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại Biến

Năng lực của nhà quản lý dự án (NLQL): có hệ số Cronbach’ Alpha là 0.895

Nhà quản lý dự án nhận thức tích cực về vai trò và trách nhiệm của bản thân (NLQL1).

9.57 3.084 .836 .853

Nhà quản lý dự án có khả năng chịu

đựng áp lực cơng việc (NLQL2). 10.33 2.394 .846 .837

Năng lực của Ban quản lý dự án

(NLQL3). 9.61 3.015 .711 .885

Năng lực của giám đốc dự án

(NLQL4). 9.19 2.730 .731 .880

Sự ổn định của mơi trường bên ngồi dự án (MT): có hệ số Cronbach’ Alpha là 0.851

Một trường kinh tế (MT1) 7.80 4.518 .784 .768

Môi trường pháp luật (MT2) 8.15 5.945 .673 .830

Môi trường tự nhiên (MT4) 7.92 4.714 .582 .876

Công tác kỹ thuật của dự án (KT): có hệ số Cronbach’ Alpha là 0.899

Chủ đầu tư sử dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại vào công năng sử dụng của dự án (KT1).

7.47 4.406 .917 .814

Công nhân đáp ứng được kỹ thuật trong xây dựng và lắp đặt trang thiết bị kỹ thuật (KT2).

8.22 5.539 .807 .866

Sự tư vấn đầy đủ về biện pháp thi công lắp đặt trang thiết bị kỹ thuật từ nhà cung cấp (KT3).

7.38 4.764 .690 .915

Người tiếp nhận sử dụng sản phẩm được bàn giao đầy đủ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật (KT4).

8.15 5.651 .757 .881

Thực hiện kế hoạch và tiến độ của dự án (TD): có hệ số Cronbach’ Alpha là 0.770

Kế hoạch của dự án được lập rõ ràng,

đầy đủ, chi tiết (TD1). 8.90 3.967 .623 .687

Thời gian thực tế thực hiện của dự án

so với kế hoạch (TD2). 8.95 3.827 .577 .717

Tốc độ xây dựng (TD3). 8.91 4.301 .675 .672

Thời gian đáp ứng vật tư, trang thiết

bị và công nhân (TD4). 8.68 4.683 .443 .779

Cơng tác tư vấn khách hàng (TV): có hệ số Cronbach’ Alpha là 0.723

Khách hàng được cung cấp và cập

nhật đầy đủ thông tin về dự án (TV1). 9.54 3.196 .442 .701

Khách hàng được giải đáp kịp thời và đầy đủ những thắc mắc về dự án (TV2).

10.40 2.691 .515 .660

Nhân viên tư vấn khách hàng hiểu biết đầy đủ về dự án và có kỹ năng tư vấn tốt (TV3).

Nhân viên tư vấn khách hàng truyền tải kịp thời, đầy đủ ý kiến của khách hàng đến Chủ dự án (TV4).

9.87 2.704 .506 .666

4.2.2 Kiểm định chất lượng thang đo các tiêu chí thành cơng của dự án đầu tư xây dựng tư xây dựng

Thang đo sự thành công của dự án (TC) có hệ số Cronbach’ Alpha là 0.803>0.6 đạt yêu cầu, và các hệ số và các hệ số tương quan biến-tổng của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự thành công của dự án đầu tư xây dựng do tập đoàn TNG holding triển khai tại thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)