(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
1.1.3 Các mô hình nghiên cứu trước đây đo lường mức độ thỏa mãn với công việc:
1.1.3.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài:
Nghiên cứu của Smith, Kendall vad Hullin (1969) : đã xây dựng các chỉ số mô
tả công việc JDI (Job Descriptive Index) để đánh giá mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên thông qua các nhân tố: bản chất công việc, cơ hội đào tạo thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương.
Nghiên cứu của Spector (1997): đã xây dựng mơ hình JSS (Job Satisfaction
Survey) để đánh giá mức độ hài lòng và thái độ của nhân viên trong công việc ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, gồm chín yếu tố: lương, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc, sự giám sát, cơ hội thăng tiến, đồng nghiệp, u thích cơng việc, giao tiếp thông tin, phần thưởng bất ngờ và phúc lợi.
1.1.3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, mơ hình JDI được nhiều tác giả sử dụng để làm cơ sở cho việc nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên trong công việc, như:
Trần Kim Dung (2005) với đề tài “Nhu cầu, sự thỏa mãn của nhân viên và mức
độ gắn kết đối với tổ chức”: tác giả đã nghiên cứu, đo lường mức độ thỏa mãn của nhân viên trong công việc áp dụng ở điều kiện của Việt Nam bằng cách sử dụng chỉ số mô tả công việc (JDI) của Smith và đồng nghiệp. Để phù hợp với tình hình cụ thể ở
Việt Nam tác giả đã đưa thêm nhân tố nữa là phúc lợi cơng ty vào mơ hình. Thang đo gồm sáu yếu tố: bản chất cơng việc, cơ hội đào tạo thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương và phúc lợi.
Lý Loan Loan (2016) thực hiện nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên với đề tài:
“Các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ nghệ Việt Nam”đã sử dụng thang đo gồm sáu yếu tố: bản chất công việc, cơ hội đào tạo thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương và phúc lợi.
Với mỗi một mơ hình nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên trong cơng việc đều có nhưng ưu điểm và nhược điểm khác nhau và nó phù hợp với từng mơi trường làm việc khác nhau. Do đó, để có thể thỏa mãn được nhân viên để họ làm tốt cơng việc của mình thì nhà quản trị đóng vai trị vơ cùng quan trọng, phải biết chọn lựa ra mơ hình phù hợp nhất với doanh nghiệp để đáp ứng được nhu cầu của nhân viên.
1.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất:
Từ cơ sở lý thuyết về sự thỏa mãn của nhân viên trong cơng việc, việc chọn lựa mơ hình dựa trên sự kế thừa và phát triển trong việc sử dụng một số cơ sở lý thuyết và nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khoa học đi trước phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tác giả kế thừa mơ hình của Trần Kim Dung (2005) điều chỉnh thang đo JDI vào điều kiện của Việt Nam. Qua các phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp phỏng vấn 20 ý kiến, phỏng vấn tay đơi, phỏng vấn nhóm để loại những biến ở thang đo gốc và thêm vào những biến mới phù hợp với tình hình thực tế của công ty MobiFone, tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu phù hợp với tổ chức cụ thể là công ty MobiFone.
Các giả thuyết được đặt ra là:
Bản chất công việc: nhân viên được thực hiện những công việc mà họ thấy thú
vị, phù hợp với chun mơn, có quyền tự chủ trong cơng việc
Tiền lương: khoản thù lao mà nhân viên nhận được từ cơng việc của mình, liên quan đến cảm nhận của nhân viên về tính cơng bằng trong việc trả lương.
Lãnh đạo: liên quan đến mối quan hệ giữa nhân viên lãnh đạo cấp trên trực tiếp
như: sự quan tâm, hỗ trợ, thừa nhận năng lực cá nhân,… của lãnh đạo đối với nhân viên.
Đồng nghiệp: mối quan hệ đồng nghiệp ở nơi làm việc: đồng nghiệp vui vẻ, thân
thiện, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ nhau trong công việc
Phúc lợi: mong muốn của nhân viên được hưởng thêm những lợi ích khác ngồi khoản tiền lương nhận được hàng tháng.
Cơ hội đào tạo-thăng tiến: nhân viên mong muốn được tham gia các khóa học đào tạo kỹ năng để phục vụ cho cơng việc của mình để có cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp của bản thân.
Bản chất công việc
Sự thỏa mãn của nhân viên trong
công việc Tiền lương
Lãnh đạo
Cơ hội đào tạo - thăng tiến Đồng nghiệp
Phúc lợi
Hình 1.5 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
Phần trước trình bày về lý thuyết thỏa mãn trong cơng việc và một số các mơ hình nghiên cứu của các nhà khoa học. Tác giả thực hiện các phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp phỏng vấn 20 ý kiến, phỏng vấn tay đơi, phỏng vấn nhóm, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu phù hợp và đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất. Trong đề tài sẽ trình bày các phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý số liệu được sử dụng để xây dựng và
đánh giá thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu cũng như kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu trong chương 1.
1.3.1 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu mức độ thỏa mãn của nhân viên trong công việc tại MobiFone được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ: nghiên cứu sơ bộ được thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách khảo sát bảng 20 ý kiến, phỏng vấn tay đơi, từ đó thảo luận nhóm 9 người nam và nhóm 9 người nữ là nhân viên của MobiFone để đánh giá các yếu tố đưa vào thang đo nháp.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ tiếp theo sẽ khảo sát 150 nhân viên MobiFone theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện để hiệu chỉnh lại thang đo phù hợp với điều kiện của tổ chức.
Nghiên cứu chính thức: nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ. Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được lấy bằng phương pháp thuận tiện với 236 nhân viên MobiFone.
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và các mơ hình nghiên cứu trong và ngồi nước
Bảng câu hỏi sơ bộ Mơ hình nghiên cứu kế thừa và
thang đo đã được kiểm định
Nghiên cứu định lượng sơ bộ (N = 150)
Phương pháp 20 ý kiến Phỏng vấn tay đơi Thảo luận nhóm
Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA Nghiên cứu định tính
Bảng câu hỏi chính thức
Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích tương quan và hồi quy kiểm định sự phf hợp mơ hình Nghiên cứu định lượng chính thức (N = 236)
Phân tích thực trạng Ưu nhược điểm và ngun nhân
GIẢI PHÁP
Hình 1.6: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
1.3.2 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là phương pháp tiếp cận nhằm phân tích và diễn giải dữ liệu dạng định tính nhằm mục đích khám phá các quy luật của hiện tượng khoa học chúng ta cần nghiên cứu. Ngày nay, nghiên cứu định tính được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực của ngành kinh doanh, cung cấp thơng tin tồn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành.
Mục đích của nghiên cứu định tính, tác giả muốn khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn của nhân viên trong công việc tại MobiFone.
Quy trình nghiên cứu định tính thơng qua 3 bước sau:
Bước 1: Phương pháp 20 ý kiến: là kỹ thuật thu thập dữ liệu bằng cách phát cho
người được khảo sát phiếu trắng đánh số từ 1 đến 20, mục đích để khai thác tìm ra các biến mới mà khơng có bất kỳ gợi ý nào cho người được khảo sát.
Tác giả đã gửi bảng khảo sát 20 ý kiến cho 20 nhân viên tại MobiFone (Phụ Lục 1A)
Bước 2: Nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn tay đôi: là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa hai người: nhà nghiên cứu và đối tượng thu thập dữ liệu (Nguyễn Đình Thọ,2013). Trong quá trình phỏng vấn, tác giả cần nêu rõ lý do, mục đích thực hiện cuộc phỏng vấn và đưa ra một số gợi ý theo dàn bài cho trước để đối tượng phỏng vấn nắm rõ được vấn đề cần trao đổi. Mục đích để khám phá thêm các biến quan sát mới có ảnh hưởng đến sự thoả mãn của nhân viên trong công việc
Tác giả đã thực hiện 10 cuộc phỏng vấn tay đôi với các nhân viên trong MobiFone (Phụ Lục 2A). Kết quả tác giả thu về được có thêm 13 biến quan sát mới, nâng tổng số biến lên 50 biến với 7 nhóm yếu tố
Bước 3: Nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm: là kỹ thuật
thu thập dữ liệu phổ biến trong dự án nghiên cứu định tính (Morgan 1996). Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thơng qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu với nhau dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu. Trong qua trình thảo luận nhà nghiên cứu tìm cách đào sâu bằng cách hỏi gợi ý trực tiếp, đào sâu vào những câu hỏi kích thích thảo luận của đối tượng nghiên cứu.
Mục đích của tác giả khi thực hiện việc thảo luận nhóm là tìm thêm ra được những biến quan sát mới của các nhân viên tham gia thảo luận. Bên cạnh đó tác giả muốn thơng qua các cuộc thảo luận nhóm để đánh giá mức độ quan trọng của các biến quan sát trong đề tài nghiên cứu. Căn cứ vào các mức độ quan trọng của các biến được đánh số từ 1 đến 4 và loại bỏ bớt các biến không quan trọng để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát của đề tài nghiên cứu.
Tác giả đã tổ chức hai buổi thảo luận với hai nhóm: một nhóm gồm 9 nhân viên nam và một nhóm gồm 9 nhân viên nữ. Kết quả thu được ở (Phụ Lục 3C) là cơ sở để tác giả thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn chính thức.
1.3.3 Phân tích định lượng
Phương pháp định lượng là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khoa học. Khác với nghiên cứu định tính, trong đó dữ liệu được dùng để khám phá quy luật của hiện tượng khoa học chúng ta cần nghiên cứu, nghiên cứu định lượng nhằm vào mục đích thu thập dữ liệu để kiểm định các lý thuyết khoa học được suy diễn từ lý thuyết đã có (Nguyễn Đình Thọ,2013).
Trong nghiên cứu định lượng phương pháp khảo sát là dạng phổ biến nhất vì nó cho phép chúng ta thu thấp được nhiều dạng dữ liệu khác nhau phù hợp cho từng dự án nghiên cứu cụ thể. Công cụ thu thập dữ liệu chủ yếu là các phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực diện, phỏng vấn qua điện thoại, gửi thư và qua mạng internet. Tất cả các biến quan sát đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc.
Bước 1: Khảo sát sơ bộ
Căn cứ vào kết quả của nghiên cứu định tính, tác giả đã hình thành bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ với 48 biến quan sát (6 yếu tố độc lập với 44 biến quan sát và 1 yếu tố phụ thuộc với 4 biến quan sát). Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ (Phụ Lục 5) được gửi đến các nhân viên của MobiFone. Kết quả thu được 167 phiếu, trong đó có 150 phiếu đạt yêu cầu được dùng là dữ liệu phân tích sơ bộ.
Tác giả tiến hành mã hoá dữ liệu (Phụ Lục 6), rồi nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 20. Tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronchbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA để xác định các yếu tố độc lâp, yếu tố phụ thuộc và các biến quan sát phù hợp nhất để hình thành bảng câu hỏi để khảo sát chính thức.
Bước 2: Khảo sát chính thức
Căn cứ vào kết quả khảo sát sơ bộ, tác giả đã hình thành bảng câu hỏi chính thức để đi khảo sát (Phụ Lục 7). Tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi chính thức cho các đối tượng là nhân viên MobiFone bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua email. Dữ liệu sau khi thu thập được nhập vào phần mềm SPSS 20 để tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronchbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, thử phân tích tương quan hồi quy và kiểm định sự khác biệt của các biến quan sát. Kết quả phân tích dữ liệu cụ thể được
tác giả trình bày cụ thể trong chương 2 làm cơ sở để phân tích thực trạng sự thoả mãn của nhân viên trong công việc tại MobiFone.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả trình bày cơ sở lý thuyết, các khái niệm về sự thoả mãn của nhân viên trong công việc bao gồm: Các khái niệm về sự thoả mãn của nhân viên trong công việc, lý thuyết xây dựng thang đo mức độ thoả mãn của nhân viên trong cơng việc, mơ hình nghiên cứu đề xuất và phương pháp nghiên cứu.
Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc tại MobiFone, tác giả xác định và trình bày sáu yếu tố tác động bao gồm: bản chất công việc, tiền lương; lãnh đạo, đào tạo- thăng tiến, đồng nghiệp, phúc lợi. Các yếu tố này được tác giả tham khảo từ mơ hình nghiên cứu của Trần Thị Kim Dung (2005).
Những lý luận cơ bản trong chương này sẽ là cơ sở để phân tích và đánh giá về sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc tại công ty MobiFone được trình bày trong chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ SỰ THOẢ MÃN CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG VIỆC TẠI MOBIFONE GIAI ĐOẠN 2013-2017
2.1. Giới thiệu về MobiFone
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về MobiFone
Tên chính thức: Tổng cơng ty Viễn thơng MobiFone Tên giao dịch quốc tế: MobiFone Corporation Tên giao dịch quốc tế viết tắt: MobiFone
Trụ sở: Tồ nhà MobiFone, lơ VP1, Phường n Hồ, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Website: http://www.mobifone.vn Logo:
Slogan: mọi lúc mọi nơi
Lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ viễn thông truyền thống, VAS, Data, Internet & truyền hình IPTV/cable TV, sản phẩm khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ công nghệ thông tin, bán lẻ và phân phối và đầu tư nước ngồi.
Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngày 16/04/1993: MobiFone được thành lập với tên gọi là Công ty thông tin di động.
Ngày 01/12/2014: đổi tên thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Năm 1993: Thành lập Công ty Thông tin di động.
Năm 1994: Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực I & II.
Năm 1995: Ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thuỵ Điển) thành lập trung tâm Thông tin di động Khu vực III
Năm 2005: Thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh với tập đoàn Kinnevik/Comvik. Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thơng (nay là Bộ Thông tin và Truyền thơng) có quyết định chính thức về việc cổ phần hố cơng ty Thông tin di động.
Năm 2008: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V, thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng
Năm 2009: Thành lập Trung tâm Tính cước và Thanh khoản
Năm 2010: Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Năm 2014: Ngày 01/12 nhận quyết định thành lập Tổng công ty Viễn Thông MobiFone trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Thông tin di động.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của MobiFone 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức của MobiFone
Hiện nay, MobiFone ngồi các Phịng, Ban chức năng chủ chốt có thêm 20 đơn vị trực thuộc gồm: 9 Công ty Dịch vụ MobiFone tại 9 khu vực, Trung tâm Viễn thông Quốc tế, Trung tâm Quản lý và điều hành mạng (NOC), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển MobiFone, Trung tâm Dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng MobiFone, Trung tâm Công nghệ Thông tin MobiFone, Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị