Giới thiệu về Vietinbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 30 - 34)

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Vietinbank

Tên đăng ký tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Tên đăng ký tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

Tên viết tắt giao dịch: Vietinbank

Giấy phép thành lập: Số 142/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 03/7/2009

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Số 0100111948 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 3/7/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 29/4/2014

Vốn điều lệ: 37.234.045.560.000 đồng

Vốn chủ sở hữu: 67.455.517.000.000 đồng (tại thời điểm 31/12/2018) Địa chỉ hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hồn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) là Ngân hàng Thương mại quốc doanh lớn được thành lập trên cơ sở Vụ tín dụng cơng nghiệp và Vụ Tín dụng thương nghiệp tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quận, thị xã. VietinBank bắt đầu hoạt động vào tháng 7 năm 1988 theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 và Quyết định số 402/HĐBT ngày 04/10/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. Đến nay Ngân hàng Công thương (NHCT) đã trở thành một hệ thống rộng lớn có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố và trung tâm thương mại trong cả nước.

3.1.2. Giới thiệu VietinBank Cần Thơ

Ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ tiền thân là Ngân hàng khu vực Thành phố Cần Thơ thuộc Ngân hàng Nhà nước, trụ sở ban đầu đặt tại 39 – 41 Ngô Quyền, Thành phố Cần Thơ. Đến tháng 07/1988, Ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ được chính thức thành lập và có trụ sở đặt tại số 09, Phan Đình Phùng, Thành phố Cần Thơ cho đến ngày nay.

NHCT TP.Cần Thơ là một NHTM chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng, phạm vi hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong các tầng lớp dân cư, thành phần kinh tế và cho vay trong lĩnh vực công thương nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ. Đầu năm 1991, Ngân hàng mở rộng thêm hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt độngkinh doanh ngoại tệ. Đến năm 2004, Ngân hàng triển khai thêm hoạt động thẻ. Là một chi nhánh trực thuộc NHCTVN, Chi nhánh NHCT TP.Cần Thơ hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động tại chỗ và nguồn vốn được điều hòa từ NHCTVN.

Chi nhánh NHCT TP. Cần Thơ với phương châm “Phát triển – An toàn và Hiệu quả” đã ln tìm các biện pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh một cách an tồn và có hiệu quả. Nhiều năm qua chi nhánh không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên và hiện nay đang phát triển lớn mạnh không ngừng với những nội dung kinh doanh đa dạng và có hiệu quả.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc

Giám đốc: Giám đốc chi nhánh NHCTTP Cần Thơ do Tổng giám đốc NHCTVN bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chung, ra quyết định điều hành mọi hoạt động của ngân hàng; có quyền tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên của đơn vị. Đồng thời,tiếp nhận thơng tin từ Hội sở chính và chi nhánh cấp dưới để hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh cho chi nhánh.

Phó Giám đốc: có trách nhiệm hỗ trợ và giúp đỡ Giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công thực hiện.

Phịng Kế tốn: Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến q trình thanh

tốn như: thu tiền theo yêu cầu của khách hàng (ủy nhiệm thu), chi theo yêu cầu (ủy nhiệm chi), tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kết toán các tài khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Ngân hàng, dùng bút toán chuyển khoản trong thanh tốn giữa Ngân hàng với khách hàng.

Phịng Tổ chức hành chính: Quản lý tồn bộ các hoạt động có liên quan đến

cán bộ cơng nhân viên, hoạt động của Ngân hàng, an ninh và an toàn cho hoạt động đó. Cụ thể như: sắp xếp, bố trí cán bộ vào cơng việc phù hợp, cung cấp các đồ dùng hàng ngày cho các phịng, bố trí nhân viên trực bảo vệ, chăm lo việc bảo vệ sức khỏe của cán bộ, giải quyết các vấn đề lương, thưởng, hưu trí, thơi việc…

Phịng Khách hàng doanh nghiệp: Đây là bộ phận quan trọng chịu sự điều

hành trực tiếp của Giám đốc về chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, khách hàng cá thể, tổng hợp kế hoạch kinh doanh, báo cáo thống kê, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiến hành thẩm định, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi cho vay, định giá trị tài sản đảm bảo khoản vay, tính tốn số tiền gốc và lãi phải thu khách hàng vào mỗi kỳ hạn, thu hồi nợ cho vay khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

Phịng Khách hàng cá nhân: Cũng có chức năng như phòng khách hàng doanh nghiệp, nhưng khách hàng ở đây là các cá nhân, ngồi ra phịng khách hàng cá nhân còn thực hiện chức năng huy động tiền gửi từ dân cư.

Phòng kiểm sốt nội bộ: Có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động của Ngân

hàng nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ, các quy định một cách đúng đắn để ngăn ngừa những vi phạm có thể xảy ra, kịp thời phát hiện những sai sót để có giải pháp khắc phục nhanh chóng, hiệu quả.

Phòng quản lý rủi ro: Thường xuyên giám sát tình hình kinh doanh của Ngân

hàng để kịp thời có giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh cũng như không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Phịng thanh tốn xuất nhập khẩu: Thực hiện các nghiệp vụ thanh tốn xuất

nhập khẩu như mở thư tín dụng (L/C), thanh tốn xuất nhập khẩu nhờ thu.

Phịng Ngân quỹ: Là nơi mà các khoản thu chi tiền mặt được thực hiện khi

có nhu cầu về tiền mặt với sự xác nhận của Phịng Kế tốn, khách hàng sẽ đến nộp và lãnh tiền ở Phòng Ngân quỹ và ngược lại Phịng Ngân quỹ cũng có trách nhiệm kiểm tra số tiền khi đơn vị đến nộp tiền vào Ngân hàng; chi trả kiều hối.

Tổ thẻ: Là nơi phát hành thẻ nội địa và thẻ quốc tế.

Các Phịng giao dịch: Có chức năng của một ngân hàng cho vay, thực hiện

huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Riêng điểm giao dịch Xuân Khánh cũng có chức năng huy động vốn, cung cấp các dịch vụ ngân hàng nhưng khơng thực hiện cấp tín dụng.

3.1.4. Các hoạt động chủ yếu tại VietinBank Cần Thơ

a. Huy động vốn

Nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.

Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết kiệm khơng kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng.

b. Cho vay

Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Tài trợ xuất, nhập khẩu. Cho vay tiêu dùng.

c. Bảo lãnh

Bảo lãnh, tái bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.

d. Thanh toán và tài trợ thương mại

Phát hành, thanh tốn thư tín dụng nhập khẩu, thơng báo, xác nhận, thanh tốn thư tín dụng xuất khẩu.

Nhờ thu xuất nhập khẩu, nhờ thu hối phiếu trả ngay và thu chấp nhận hối phiếu.

Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc.

Chi trả lương cho các doanh nghiệp qua tài khoản, qua thẻ ATM và chi trả kiều hối.

e. Ngân quỹ

Mua bán ngoại tệ.

Mua bán các chứng từ có giá.

Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ.

f. Thẻ và ngân hàng điện tử

Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng nội địa, thẻ thanh toán quốc tế, thẻ ATM.

Phone banking. Internet banking

Và một số hoạt động khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)