Các nghiên cứu thực tiễn có liên quan

Một phần của tài liệu Microsoft word mỂi quan há»⁄ giữa tä…ng træ°á»�ng, ä’ầu tæ° trá»±c tiãªp næ°á»łc ngoã€i v〠thæ°æ¡ng mại (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3. Các nghiên cứu thực tiễn có liên quan

2.3.1. Các nghiên cứu thực tiễn ngoài nền kinh tế Việt Nam

Trong quá khứ, đã có nhiều nghiên cứu thực tiễn liên quan đến mối liên hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngồi, và thương mại. Trong số đó, Blomstrom và cộng sự (1992) đã tập trung nghiên cứu của mình vào mức tăng trưởng thực của thu nhập bình quân trên người của 78 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1960 – 1985 và phát hiện ra rằng dòng vốn FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi nền kinh tế nước tiếp nhận là phát triển. Trong khi đó, Boyd và Smith (1992) lại cho thấy dịng vốn FDI có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế do sự phân bổ nguồn lực bị sai lệch khi có một số biến dạng trong thương mại, giá cả và những thứ khác. Cũng liên quan đến

chủ đề này, Borensztein và cộng sự (1998) đã nghiên cứu ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế và kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra rằng nguồn vốn FDI có thể là một cơng cụ quan trọng và là kênh chuyển giao công nghệ hiện đại, nhưng hiệu quả của nó lại phụ thuộc vào nguồn vốn nhân lực ở những nước tiếp nhận nguồn vốn FDI này. Kết quả nghiên cứu mối liên hệ nhân quả giữa thương mại, tăng trưởng kinh tế, và dòng vốn FDI của Liu, Burridge, Sinclair (2002) về nền kinh tế của Trung Quốc trong thời kỳ 1981 – 1997 cho thấy có mối liên hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế, dòng vốn FDI, và xuất khẩu, nhưng nghiên cứu của họ lại cho thấy bằng chứng rất yếu về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế, dòng vốn FDI, và nhập khẩu. Ngược lại với nghiên cứu của Liu, Burridge, Sinclair (2002), nghiên cứu của Anthukorala (2003) lại cho ra kết quả dịng vốn FDI có tác động tích cực đến GDP và quan hệ nhân quả một chiều chạy từ GDP sang FDI ở Sri Lanka. Trong khi đó, nghiên cứu của Baliamoune- Lutz (2004) tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế là tích cực và có mối quan hệ hai chiều giữa xuất khẩu và dòng vốn FDI ở Morocco. Kết quả này ngụ ý rằng FDI cũng có thể thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại. Cùng cho ra kết quả nghiên cứu giống như Baliamoune-Lutz (2004), nghiên cứu của Dritsaki, Dritsaki, Adamopoulos (2004) ủng hộ mối liên hệ hai chiều giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Tuy nghiên, kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả này cũng cho thấy khơng có mối quan hệ giữa dịng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế theo hướng từ dòng vốn FDI đến tăng trưởng GDP và cũng khơng có mối quan hệ giữa dịng vốn FDI với xuất khẩu theo hướng từ dòng vốn FDI đến xuất khẩu. Khác với các kết quả nghiên cứu trên, Mamun và Nath (2005) đã tìm thấy mối quan hệ một chiều dài hạn từ xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh.

Bài nghiên cứu thực nghiệm của Kohpaiboon (2003) về sự ảnh hưởng của chế độ chính sách thương mại đối với đóng góp của dịng vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế Thái Lan. Phân tích thực nghiệm được xây dựng dựa trên giả thuyết

‘Bhagwati’, cụ thể là chế độ thúc đẩy xuất khẩu có nhiều khả năng hơn chế độ thay thế nhập khẩu để tạo ra hiệu ứng thuận lợi từ dòng vốn FDI cho các nước sở tại. Những phát hiện của nghiên cứu này là phù hợp với giả thuyết ‘Bhagwati’. Một nghiên cứu khác của Yao (2006), sử dụng bộ dữ liệu bảng bao gồm 28 tỉnh của Trung Quốc trong giai đoạn 1978 - 2000. Một kết luận chính của nghiên cứu này là xuất khẩu và dòng vốn FDI là rất quan trọng đối với thành công kinh tế của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Makki, Somwaru (2004) thực hiện nghiên cứu trên mẫu của sáu mươi sáu quốc gia đang phát triển trong thời kỳ 1971 – 2000 về sự tương tác giữa dòng vốn FDI, thương mại, và tăng trưởng kinh tế và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng dòng vốn FDI và thương mại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Dịng vốn FDI thường là kênh chính thơng qua đó cơng nghệ tiên tiến được chuyển giao cho các nước đang phát triển. Ngoài ra, một số tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hội nhập khu vực và nguồn vốn FDI. Darrat và cộng sự (2005) trích trong Belloumi (2014) đã điều tra tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở khu vực Trung Âu và Đông Âu (CEE) và Trung Đông và Bắc Phi (MENA). Họ phát hiện ra rằng dịng vốn FDI kích thích tăng trưởng kinh tế ở các nước gia nhập EU, trong khi tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở MENA và ở các nước không gia nhập EU là không tồn tại hoặc tiêu cực.

2.3.2. Các nghiên cứu thực tiễn nền kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa nguồn vốn FDI, thương mại, và tăng trưởng kinh tế. trong số đó, Hoang, Wiboonchutikula, Tubtimtong (2010) đã sử dụng dữ liệu bảng của 61 tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2006 để nghiên cứu sự ảnh hưởng của nguồn vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tác động tích cực và mạnh mẽ của nguồn vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Thêm vào đó, nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Hà Thu (2014) thực hiện phân tích mối quan hệ giữa FDI và

tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam từ quý I năm 2004 đến quý III năm 2012. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả này chỉ ra rằng nguồn vốn FDI có tác động tích cực đến tất cả các biến có mặt trong mơ hình. Đặc biệt, nguồn vốn FDI tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế, tổng vốn đầu tư và trình độ cơng nghệ. Tương tự, Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến (2014) sử dụng dữ liệu bảng với 43 tỉnh thành trong giai đoạn 1997 – 2012. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm kiểm tra: (i) Hiệu ứng lan toả của dòng vốn FDI đến các yếu tố tăng trưởng kinh tế; và (ii) Tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế địa phương trong dài hạn. Kết quả nghiên cứu của họ khẳng định rằng nguồn vốn FDI có vai trị quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Microsoft word mỂi quan há»⁄ giữa tä…ng træ°á»�ng, ä’ầu tæ° trá»±c tiãªp næ°á»łc ngoã€i v〠thæ°æ¡ng mại (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)