CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.4. Kiểm định mối quan hệ đồng liên kết
Bước đầu tiên của phương pháp kiểm định mối quan hệ đồng liên kết là ước lượng 5 phương trình trên (1, 2, 3, 4 và 5) theo bình phương tối thiểu thơng thường (OLS). Ước lượng của 5 phương trình trên nhằm kiểm tra sự tồn tại của mối quan hệ lâu dài giữa các biến bằng cách tiến hành kiểm định F của các hệ số với các mức độ trễ của các biến, nghĩa là: H0: b1i = b2i = b3i = b4i = b5i = 0 so với giả thuyết đối: H1: b1i b2i b3i ≠ b4i ≠ b5i ≠ 0 với i = 1, 2, 3, 4, 5. Chúng tôi biểu thị thống kê F của kiểm định thông thường trên Y theo FY (Y \ K, L, F, T). Hai giá trị tới hạn cho một mức ý nghĩa nhất định có thể được xác định (Pesaran và cộng sự, 2001). Mức thứ nhất được tính dựa trên giả định rằng tất cả các biến có trong mơ hình ARDL được liên kết theo I(0), trong khi mức thứ hai được tính dựa trên giả định rằng các biến được liên kết theo bậc I(1). Giả thuyết không về không đồng liên kết bị bác bỏ khi giá trị kiểm định thống kê F vượt quá giá trị tới hạn cận trên, trong khi nó được chấp nhận nếu thống kê F thấp hơn giá trị tới hạn cận dưới. Những kết quả khác, kiểm định đồng liên kết khơng có kết luận. Việc thực hiện kiểm định mối quan hệ đồng liên kết được thực hiện trên phần mềm STATA đối với các biến Dln(Y), DLn(K), DLn(L), DLn(F), DLn(T). Các biến này lần lượt là biến phụ thuộc trong mơ hình. Để xác định kết quả của kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến, chúng ta dựa vào thống kê F. Nếu giá trị của thống kê F nhỏ hơn giá trị tới hạn cận dưới I(0) ở mức ý nghĩa 5% thì ta kết luận các biến khơng có mối quan hệ đồng liên kết. Nếu giá trị của thống kê F lớn hơn giá trị tới hạn cận trên
I(1) ở mức ý nghĩa 5% thì ta kết luận các biến có mối quan hệ đồng liên kết. Nếu giá trị thống kê F lớn hơn giá trị tới hạn cận dưới I(0) nhưng nhỏ hơn giá trị tới hạn cận trên I(1) thì ta khơng thể kết luận về mối quan hệ của các biến.
Bảng 4.5 - Kết quả tử kiểm định mối quan hệ đồng liên kết.
Biến phụ thuộc AIC lags F-Statistic Kết quả kiểm định FY (Y \ K, L, F, T) (2 2 1 2 0) 4.705 Đồng liên kết FK (K \ Y, L, F, T) (1 0 0 0 2) 17.034 Đồng liên kết FL (L \ Y, K, F, T) (2 2 2 0 0) 0.061 Không đồng liên kết FF (F \ Y, K, L, T) (1 0 0 0 2) 4.749 Đồng liên kết FT (T \ Y, K, L, F) (1 0 1 1 2) 3.654* Đồng liên kết Giá trị tới hạn cận dưới tại mức 5% 2.86 Giá trị tới hạn cận trên tại mức 5% 4.01
Nguồn: Tác giả tự tính tốn thơng qua phần mềm Stata.
(*): Giá trị thống kê F lớn hơn giá trị tới hạn cận trên ở mức ý nghĩa 10%.
Kết quả kiểm định mối quan hệ đồng liên kết được báo cáo trong Bảng 4.5. Từ kết quả này cho thấy rằng các biến Ln(Y), Ln(K), Ln(F), và Ln(T) khi chúng lần lượt là biến phụ thuộc trong mơ hình thì giá trị thống kê F của chúng lớn hơn giá trị tới hạn cận trên ở mức ý nghĩa 5%, riêng biến Ln(T) có giá trị thống kê F lớn hơn giá trị tới hạn cận trên ở mức ý nghĩa 10%. Do đó, các biến Ln(Y), Ln(K), Ln(F), và Ln(T) đều có mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn với các biến cịn lại trong mơ hình. Tuy nhiên, kết quả kiểm định mối quan hệ đồng liên kết đối với biến DLn(L) khi biến này là biến phụ thuộc thì kết quả cho ra giá trị thống kê F nhỏ hơn giá trị tới hạn cận dưới ở các mức ý
nghĩa 1%, 5%, và 10% và có thể kết luận khơng có mối quan hệ đồng liên kết giữa biến Ln(L) với các biến khác trong dài hạn.