CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Một hạn chế của bài nghiên cứu này là quy mô mẫu nghiên cứu nhỏ của bộ dữ liệu chuỗi thời gian. Do hạn chế của dữ liệu nên tác giả chỉ có được bộ dữ liệu với 25 quan sát mỗi biến, dữ liệu theo năm từ năm 1994 đến 2018. Một hạn chế khác của bài nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu. Tác giả thực hiện nghiên cứu này theo phương pháp phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag – ARDL), một phương pháp được sử dụng nhiều trên thế giới trong thời gian gần đây cho ước lượng dữ liệu chuỗi thời gian với quy mô mẫu bị hạn chế. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu này chưa được thực hiện nhiều ở Việt Nam và chưa có tài liệu hướng dẫn rõ ràng về việc thực hiện phân tích hồi quy dữ liệu chuỗi thời gian theo phương pháp ARDL. Do đó, tác giả gặp nhiều khó khăn trong phân tích và điều sai xót là khơng thể thiếu. Do kết quả nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu với quy mơ mẫu bị hạn chế nên có thể kết quả này chưa phản ánh đầy đủ và đáng tin cậy nhất về mối quan hệ giữa tăng trưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thương mại. Do vậy, các nghiên cứu tiếp theo về đề tài này khi quy mô mẫu càng ngày càng lớn hơn theo thời gian là điều cần thiết để chúng ta có cái nhìn khách quan và đáng tin cậy hơn về chủ đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019. 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.< http://www.trungtamwto.vn/download/16865/K%E1%BB%B7%20yeu%20Hoi% 20nghi%2030%20nam%20-%20Vietnamese.pdf> [Ngày truy cập: 4/10/2019]. Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Hà Thu, 2014. Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 281, trang 37-56.
Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến, 2014. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 283, trang 21-41.
Tổng cục Thống kê, 2019. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép phân theo ngành kinh tế. (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017). < https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=716> [Ngày truy cập: 4/10/2019]. Tài liệu tiếng Anh
Akamatsu, K., 1961. A theory of unbalanced growth in the world economy. Weltwirtschaftliches Archi, Bd. 86: 196-217.
Al Mamuna, K., A., and Nath, H., K., 2005. Export-led Growth in Bangladesh - A Time Series Analysis. Applied Economics Letters, 12: 361–364.
Athukorala, P.P.A.W. 2003. The Impact of Foreign Direct Investment for Economic Growth: A Case Study in Sri Lanka. 9th International Conference on Sri Lanka
Studies, Matara, Sri Lanka 28-30 November 2003: University of Peradeniya, Sri
Baliamoune-Lutz, M., 2004. Does FDI Contribute to Economic Growth? Knowledge about the Effects FDI Improves Negotiating Positions and Reduce Risk for Firms Investing in Developing Countries. Business Economics, Vol. 39, Issue 2: 49-55.
Belloumi, M., 2014. The relationship between trade, FDI and economic growth in Tunisia: An application of the autoregressive distributed lag model.
Economic Systems, 2: 269-287.
Blomstrom, M., Lipsey, R., and Zejan, M., 1992. What explains Developing Country Growth?, NBER Working Paper Series, No. 4132.
Borensztein, E., Gregorio, J.D., and Lee, J.W., 1998. How does foreign direct investment affect economic growth? Journal of International Economics, 45: 115-135.
Boyd, J.H., and Smith, B.D., 1992. Intermediation and the Equilibrium Allocation of Investment Capital: Implications for Economics Development, Journal of Monetary Economics, Vol. 30: 409-432.
Dritsaki, M., Dritsaki, C., and Adamopoulos, A., 2004. A Causal Relationship between Trade, Foreign Direct Investment and Economic Growth for Greece. American Journal of Applied Science, 1: 230-235.
Dunning, J. H., 1977. The eclectic (OLI) paradigm of international production: past, present and future. International journal of the economics of business.
Hoang, T., T., Wiboonchutikula, P., Tubtimtong, B., 2010. Does Foreign Direct Investment Promote Economic Growth in Vietnam. ASEAN Economic Bulletin Vol.27, No.3: 295-311.
Kemp, M. C., 1964. The Pure Theory of International Trade. Englewood Cliffs, NJ. Prentice Hall.
Keynes, J. M., 1936. The General theory of Employment Interest and Money. 1st published. London: Macmillan and Co., Limited. London.
Kohpaiboon, A., 2003. Foreign trade regimes and the FDI–Growth Nexus - a case study of Thailand. The Journal of Development Studies, Vol 40, Issue 2: 55-69. Liu, X., Burridge, P., Sinclair, P.J.N., 2002. Relationships between economic growth,
foreign direct investment and trade: evidence from China. Applied Economics, Vol 34, Issue 11: 1433-1440.
MacDougall, G. D. A., 1960. The benefits and costs of private investment from abroad – A theoretical approach. Economic Record, Vol 36, Issue 73: 13-35.
Makki, S., S., Somwaru, A., 2004. Impact of Foreign Direct Investment and Trade on Economic Growth: Evidence from Developing Countries. American Journal of Agricultural Economics, Vol 86, Issue 3: 795–801.
Mankiw, N.G., 2012. Principles of Economics. 6th ed. Ohio. South-Western: Cengage Learning.
Pesaran, M. H., and Shin, Y., 1999. Pooled Mean Group Estimation of Dynamic Heterogeneous Panels. American Statistical Association, 446: 621-634. Pesaran, M.H., et al., 2001. Bounds testing approaches to the analysis of level
relationships. Jounal of Applied Economics, 16: 289–326.
Smith, A., 1776. The Wealth of Nations. 1st published. London: W. Strahan and T. Cadell, London.
Vernon, R., 1966. International Investment and International Trad in the Product Cycle. Quarterly Journal Economics, Vol. 80, (2): 190-207.
World Bank, 2019. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1994 – 2018. < https://databank.worldbank.org/source/world-development-indicators> [Ngày truy cập: 4/10/2019].
World Bank, 2019. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1994 – 2018. < https://databank.worldbank.org/source/world-development-indicators> [Ngày truy cập: 4/10/2019].
Yao, S., 2006. On Economic Growth, FDI, and Exports in China. Applied Economics, 38 (3): 339-351.
PHỤ LỤC
1. Tổng quan các Hiệp định thương mại, các Tổ chức Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Nhằm phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước và từng bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 28/7/1995. ASEAN được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok, với 5 nước thành viên ban đầu là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thailand. Sau 40 năm tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 nước là Brunei, Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam), là một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Châu Á - Thái Bình Dương và là đối tác khơng thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới. Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao trùm là hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN.
Mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN: (1) mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; nhưng không phải là một tổ chức siêu quốc gia và khơng khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài; (2) cộng đồng ASEAN sẽ được hình thành dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Quan hệ đối ngoại của ASEAN cũng như mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN nhất là cơng nghệ trí tuệ nhân tạo được lồng ghép vào nội dung của từng trụ cột Cộng đồng ASEAN.
Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) nhằm mục tiêu là tạo dựng một mơi trường hịa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thơng qua việc nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngồi; khơng nhằm tạo ra một khối phòng thủ chung. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư – kinh doanh từ bên ngồi; Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) với mục tiêu là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, sẽ tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng và cơng bằng xã hội, bản sắc văn hóa, mơi trường, tác động của tồn cầu hóa và cách mạng khoa học cơng nghệ.
ASEAN – Trung Quốc
ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện tháng 11 năm 2002. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 7 năm 2005), Hiệp định về Thương mại Dịch vụ (có hiệu lực từ tháng 7 năm 2007), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 2 năm 2010) nhằm thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc. Tháng 11 năm 2015, ASEAN và Trung Quốc ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung và các Hiệp định liên quan, trong đó có nhiều nội dung cam kết mới về Hàng hóa, Dịch vụ và Đầu tư. Nghị định này có hiệu lực từ tháng 5 năm 2016.
Các mục tiêu của Hiệp định này là: (1) tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc; (2) tích cực tự do và xúc tiến thương mại hàng hoá và dịch vụ, cũng như cơ chế đầu tư thơng thống và rõ ràng; (3) khai thác các lĩnh vực mới và thết thập các biện pháp thích hợp cho hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa
các Bên; và (4) tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn của các nước thành viên mới của ASEAN và tạo nhịp cầu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các Bên. ASEAN – Ấn Độ
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ hai năm 2003, Hiệp định khung giữa ASEAN và Ấn Độ về Hợp tác kinh tế toàn diện đã được ký kết bởi các lãnh đạo của hai bên. Hiệp định khung này đã tạo tiền đề cho hai bên đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Cụ thể: Hiệp định về thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Ấn Độ được ký kết vào ngày 13/8/2009 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2010; Hiệp định về Đầu tư và Dịch vụ giữa ASEAN và Ấn Độ được ký lần lượt vào ngày 12/11/2014 và 13/11/2014 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2015.
Các mục tiêu của Hiệp định này gồm: (1) củng cố và tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, và đầu tư giữa các Bên; (2) từng bước tự do hóa và thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như thiết lập một chế độ đầu tư minh bạch, tự do và thuận lợi; (3) tìm kiếm những lĩnh vực mới và áp dụng những biện pháp thích hợp để hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa các Bên; (4) tạo thuận lợi cho các nước thành viên mới của ASEAN hội nhập kinh tế hiệu quả hơn và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các Bên. ASEAN – Hàn Quốc
ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện năm 2005. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết bốn Hiệp định khác về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 6 năm 2007); Hiệp định về Thương mại Dịch vụ (có hiệu lực từ tháng 5 măm 2009); Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 6 năm 2009); và Hiệp định về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp ASEAN-Hàn Quốc nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc.
Mục tiêu của Thỏa thuận khung này là: (1) tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các Bên; (2) dần dần tự do hóa và thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như tạo ra một chế độ đầu tư minh bạch, tự do và thuận lợi; (3) khai thác các lĩnh vực mới và phát triển các biện pháp phù hợp để hợp tác và hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn; (4) tạo điều kiện cho sự hội nhập kinh tế hiệu quả hơn của các quốc gia thành viên ASEAN mới và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các Bên; và (5) thiết lập khuôn khổ hợp tác để tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế giữa các Bên.
ASEAN – Nhật Bản
Tháng 4 năm 2008, ASEAN và Nhật Bản ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP). AJCEP được đánh giá là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) toàn diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. Trước đó hai bên đã ký Hiệp định khung về đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản năm 2003. Hiệp định AJCEP có hiệu lực từ ngày 1/12/2008.
Các mục tiêu của Hiệp định này gồm: (1) từng bước tự do hóa và tạo thuận lợi thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các Bên; (2) cải thiện các cơ hội đầu tư và bảo đảm bảo hộ vốn đầu tư và các hoạt động đầu tư của các Bên; và (3) thiết lập khuôn khổ tăng cường hợp tác giữa các Bên nhằm hỗ trợ hội nhập kinh tế ASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các Quốc gia thành viên ASEAN, và thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các Bên.
ASEAN – Australia và New Zealand
Ngày 27/2/2009, ASEAN với Australia và New Zeland đã ký Hiệp định Thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA). Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Đây là thỏa thuận thương mại toàn diện nhất mà ASEAN tham gia từ trước đến nay, bao gồm rất nhiều cam kết về hàng hóa và dịch vụ (gồm cả dịch vụ tài chính và viễn thơng), đầu tư, thương mại điện tử, di chuyển thể
nhân, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và hợp tác kinh tế. Đây cũng là thỏa thuận liên khu vực đầu tiên của ASEAN, và là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên mà Australia và New Zealand cùng tham gia đàm phán.
Các mục tiêu của Hiệp định này là: (1) từng bước tự do hoá và tạo thuận lợi cho thương mại hàng hố giữa các Bên thơng qua, nhưng khơng hạn chế, xoá bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong hầu hết thương mại hàng hoá giữa các Bên; (2) từng bước tự do hoá thương mại dịch vụ giữa các Bên, với phạm vi ngành đáng kể; (3) tạo thuận lợi, thúc đẩy và tăng cường cơ hội đầu tư giữa các Bên thông qua việc phát triển hơn nữa môi trường đầu tư thuận lợi; (4) thành lập một khuôn khổ hợp tác nhằm tăng cường, đa dạng hoá và đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư và kinh tế giữa các Bên; và (5) dành đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các Quốc gia Thành viên ASEAN, đặc biệt là đối với các Quốc gia Thành viên mới, để tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế hiệu quả hơn nữa.
ASEAN – Hong Kong
Ngày 12/11/2017, ASEAN và Hong Kong (Trung Quốc) đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do (AHKFTA) và Hiệp định Đầu tư (AHKIA), dự kiến có hiệu lực sớm nhất từ ngày 1/1/2019. Hiệp định này bao hàm toàn diện các lĩnh vực từ thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, công cụ giải quyết tranh chấp và các lĩnh vực liên quan khác. Hiệp định được kỳ vọng sẽ cải thiện luật pháp, phát triển mở cửa thị trường và đối xử cơng bằng, bình đẳng trong thương mại và đầu tư, đồng thời đem lại nhiều cơ hội kinh doanh, đầu tư và hợp tác giữa Hong Kong và ASEAN.
Mục tiêu của Thỏa thuận này là: (1) dần dần tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa giữa các Bên thơng qua việc xóa bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong tất cả các giao dịch hàng hóa giữa các Bên; (2) dần dần tự do hóa và tạo
điều kiện thuận lợi cho thương mại dịch vụ giữa các Bên với phạm vi bao phủ rộng trong nhiều khu vực kinh tế; (3) thúc đẩy và tăng cường cơ hội đầu tư; (4) tăng cường đa dạng hóa và tăng cường liên kết thương mại, đầu tư và kinh tế giữa các Bên; và (5) cung cấp đối xử đặc biệt và khác biệt cho các quốc gia thành viên ASEAN, đặc biệt là các quốc gia thành viên ASEAN mới hơn, để tạo điều kiện hội nhập kinh tế hiệu quả hơn.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
Ngày 22/11/2015 tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo