TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Microsoft word mỂi quan há»⁄ giữa tä…ng træ°á»�ng, ä’ầu tæ° trá»±c tiãªp næ°á»łc ngoã€i v〠thæ°æ¡ng mại (Trang 32 - 37)

3.1. Tăng trưởng kinh tế

Công cuộc đổi mới của Việt Nam bắt đầu từ năm 1986 với chính sách xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và mở cửa hợp tác với đầu tư nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước, cuối năm 1987, luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời, đánh dấu sự thay đổi mang tính bước ngoặc về nhận thức, quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với ĐTNN. Tiếp đến, năm 1990, luật Công ty và luật Doanh nghiệp tư nhân được ban hành. Sau đó, luật Khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành vào năm 1994. Những luật này đã tạo tiền đề giúp nền kinh tế Việt Nam từng bước phát triển và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Biểu đồ 3.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1994 – 2018 là rất ấn tượng. Trong giai đoạn này, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức thấp nhất là 4.77% vào năm 1999 và đạt mức tăng trưởng cao nhất (9.54%) vào năm 1995. Mức tăng trưởng của năm 1994 là 8.84% và con số này của năm 1996 và 1997 lần lượt là 9.34% và 8.15%. Giai đoạn 10 năm tiếp theo, từ 1998 đến 2007, tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, trên 6%. Riêng năm 1998 và 1999, tăng trưởng kinh tế lần lượt là 5.76% và 4.77%. Đây là thời kỳ nền kinh tế Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở khu vực Châu Á. Sau đó, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có phần sụt giảm so với trước đó, ở mức trên 5%, do chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, tăng trưởng kinh tế nước ta đạt mức tương đối cao, hơn 6%. Riêng năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt mức 7.08%.

3.2. Thương mại

Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1994 – 2018 là rất cao, tổng giá trị xuất nhập khẩu của năm sau luôn cao hơn năm trước (Biểu đồ 3.2). Ngoại trừ năm 2009, tốc độ tăng trưởng là âm. Như đã giải thích ở phần trên, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008. Tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất (47.53%) vào năm 1996. Tốc độ tăng trưởng thương mại của năm 1994, 1995 lần lượt là 44.57% và 22.80%. Trong các năm, từ năm 1997 đến năm 2000, tình hình tăng trưởng thương mại của Việt Nam có phần chậm lại do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở khu vực Châu Á. Từ năm 2001 đến năm 2008, tăng trưởng thương mại của Việt Nam tăng trưởng đều đặn qua các năm và đạt mức cao nhất vào năm 2007 với tốc độ tăng trưởng là 30.38%. Một lần nữa, tình hình thương mại của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rất nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, dẫn đến tình hình tăng trưởng thương mại bị âm và đây cũng là năm duy nhất mà tình hình tăng trưởng thương mại của Việt Nam bị âm trong cả giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2018. Nhưng ngay sau đó, tăng trưởng thương mại của Việt Nam đã tăng trở lại trong năm 2010 và 2011 với mức tăng trưởng trên 20%. Từ năm 2012 đến năm 2017, tình hình thương

mại có phần chậm lại và đạt mức cao nhất trong khoảng thời gian này là 18.28% vào năm 2017. Riêng năm 2018, số liệu về tình hình thương mại chỉ là sơ bộ nên chưa phản ánh được cụ thể về thương mại của Việt Nam trong năm này.

3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nguồn vốn FDI được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế, lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017 (Bảng 3.1) như sau: tổng số dự án được cấp phép là 24,803 dự án với tổng vốn đăng ký là 319,613.20 triệu USD. Trong đó số dự án được cấp phép nhiều nhất rơi vào khu vực công nghiệp chế biến chế tạo với 12,460 dự án, chiếm 50.24% trong tổng số dự án được cấp phép trong giai đoạn này. Đồng thời, tổng nguồn vốn đăng ký của khu vực này là 186,514.20 triệu USD, chiếm 58.36% tổng nguồn vốn đăng ký. Kế đến, lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tơ, mơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác với số dự án được cấp phép là 2,805 dự án, chiếm 11.31% tổng số dự án được cấp phép nhưng chỉ chiếm 1.94% tổng vốn đăng ký. Đứng thứ ba về số lượng dự án được cấp phép là lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ. Tổng số dự án được cấp phép là 2,478, chiếm 9.99%, nhưng số vốn đăng ký thì khá nhỏ, 3,096.30 triệu USD tương đương 0.97% tổng vốn đăng ký. Hai lĩnh vực có cả số lượng dự án được cấp phép thấp và số vốn đăng ký cũng thấp là cung cấp nước, hoạt động

quản lý và xử lý rác thải, nước thải và lĩnh vực hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Số lượng dự án được cấp phép của hai lĩnh vực này lần lượt là 68 và 81, chiếm tỷ lệ lần lượt là 0.27% và 0.33% trong tổng số dự án được cấp phép. Đồng thời, tỷ lệ vốn đăng ký của hai lĩnh vực này lần lượt là 0.73% và 0.47% trong tổng vốn đăng ký. Bảng 3.1 – Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép phân theo ngành kinh tế (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017).

Ngành kinh tế Số dự án Vốn đăng ký

(triệu USD), (*) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. 511 3,521.2

Khai khoáng. 105 4,876

Công nghiệp chế biến, chế tạo. 12,460 186,514.2 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng, hơi nước và điều hồ khơng khí.

115 20,820.9 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý

rác thải, nước thải.

68 2,338.5

Xây dựng. 1,481 10,846.5

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ơ tơ, mơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác.

2,805 6,200

Vận tải, kho bãi. 666 4,646.7

Dịch vụ lưu trú và ăn uống. 644 12,004.2

Thông tin và truyền thông 1,653 3,336.5

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 81 1,487.8 Hoạt động kinh doanh bất động sản 639 53,226 Hoạt động chuyên môn, khoa học và cơng

nghệ

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 298 527.1

Giáo dục và đào tạo 376 759.9

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 134 1,867 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 133 2,781.6

Hoạt động dịch vụ khác 156 762.8

Tổng 24,803 319,613.2

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

(*) Bao gồm vốn cấp mới và vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. Từ năm 2016 bao gồm cả vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Microsoft word mỂi quan há»⁄ giữa tä…ng træ°á»�ng, ä’ầu tæ° trá»±c tiãªp næ°á»łc ngoã€i v〠thæ°æ¡ng mại (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)