Tổng quan các nghiên cứu trước về rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

3.6. Tổng quan các nghiên cứu trước về rủi ro tín dụng

Theo nghiên cứu của tác giả PGS-TS. Võ Thị Quý và Th.s. Bùi Ngọc Toản trên Tạp chí Khoa Học Trường Đại học Mở Tp.HCM năm 2014 đã chỉ rõ mức độ rủi ro tín dụng được đo lường bằng bằng tỷ lệ nợ xấu và mức trích dự phịng nợ khó địi. Để góp phần làm sáng tỏ bức tranh nợ xấu của NHTM Việt Nam, bài viết đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trên 26 NHTM giai đoạn 2009 – 2012. Với dữ liệu bảng cùng việc sử dụng phương pháp GMM để khắc phục hiện tượng tự tương quan bậc nhất giữa các sai số và hiện tượng biến nội sinh để đảm bảo các ước lượng thu được vững và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong quá khứ với độ trễ một năm và tỷ lệ tăng trưởng GDP trong quá khứ với độ trễ một năm là các yếu tố tác động có ý nghĩa đến rủi ro tín dụng NHTM Việt Nam.

Hay theo như kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Đại học Đà Nẵng Số 4 năm 2009 về vấn đề đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Huế của tác giả Hồng Văn Hoa và Tơn Thị Nga, bằng việc phân tích khái qt tình hình thực trạng quản trị rủi ro tại Vietcombank chi nhánh Huế, trên cơ sở đó đề xuất phương án nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro tín

dụng tại ngân hàng này. Nghiên cứu đã nêu ró các giải pháp cần thực hiện gồm: đổi mới mơ hình tổ chức và quy trình cho vay trong hoạt động tín dụng; hồn thiện mơ hình kiểm tra, kiểm sốt nội bộ; nâng cao chất lượng thẩm định; tăng cường kiểm tra, giám sát vốn vay và xử lý nợ xấu và đổi mới công nghệ quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng và sự phối hợp giữa các bộ phận.

Về vấn đề đo lường rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cũng là một vấn đề nghiên cứu được quan tâm, cũng là một nghiên cứu liên quan đến vấn đề đo lường rủi ro tín dụng của tác giả Nguyễn Đức Trung đăng trên Tạp chí Cơng nghệ xuất bản tháng 03/2017 đã trình bày nội dung “Phương pháp ước lượng tổn thất tín dụng dựa trên cơ sở dữ liệu đánh giá IRB và những ứng dụng trong quản trị rủi ro” đã khẳng định rõ phương thức ước lượng tổn thất tín dụng này là xu thế tất yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập. Bài viết dựa trên cơ sở quy định quả Basel 2 về u cầu các ngân hàng sẽ sử dụng mơ hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng (EL – Expected Loss – tổn thất có thể ước tính) theo các biến số sau:

+ PD: Probability of Default – xác suất khách hàng không trả được nợ + LGD: Loss Given Default – tỷ trọng tổn thất ước tính

+ EAD: Exposure at Default – tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.

Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính tồn theo cơng thức sau: EL= PD x EAD x LGD

Bài nghiên cứu chỉ rõ cách thức xác định, tính tốn và ý nghĩa của từng biến số trong cơng thức tính EL và nêu rõ các tác dụng của phương pháp tính này đối với ngân hàng thương mại, giúp ngân hàng thương mại thực hiện được nhiều mục tiêu: ngoài xác định EL thì với phương pháp này giúp ngân hàng tăng cường khả năng quản trị

nhân sự, giúp ngân hàng xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dự phịng rủi ro tín dụng, việc xác định được PD (xác suất khách hàng không trả được nợ) giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng của việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng, việc xác định chính xác được tổn thất có thể giúp ngân hàng xác định chính xác được giá trị khoản vay. Cũng từ nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Đức Trung cũng nêu rõ được những khó khăn khi các ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng phương pháp ước tính tổn thất tín dụng là việc tính tốn 3 chỉ tiêu PD, EAD, LGD rất phức tạp, địi hỏi ngân hàng phải có một cơ sở dữ liệu đầy đủ, lưu trữ khoa học, chương trình phần mềm hiện đại và để có được điều đó các ngân hàng thương mại phải đầu tư nguồn lực về tài chính, con người, thời gian và xây dựng lộ trình thực hiện khoa học.

Tóm tắt chương 3

Tại chương này, tác giả đã khái quát các khái niện về tín dụng, rủi ro tín dụng, một số lý thuyết liên quan đến đo lường rủi ro tín dụng và giới thiệu một số mơ hình đo lường rủi ro tín dụng cùng với phân tích ưu nhowcj điểm của từng mơ hình.

Bên cạnh đó, tác giả nếu ra một số nghiên cứu trước về vấn đề rủi ro tín dụng tại ngân hàng để làm cơ sở nhìn nhận lại cơng việc cũng như kết luận của các nghiên cứu trước đó và làm cơ sở lý thuyết để phát triển mở rộng vấn đề nghiên cứu trong bài viết của tác giả.

CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)