Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 68 - 81)

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

4.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại Vietcombank

Từ thực trạng hoạt động tín dụng trong thời gian qua, có thể rút ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng tại Vietcombank như sau:

Nguyên nhân khách quan

- Sự biến động khó lường của kinh tế thế giới: kinh tế thế giới với nhiều biến động có tác động đến nề kinh tế Việt Nam và kéo theo những biến động, rủi ro trong hoạt động ngân hàng và hoạt động tín dụng.

- Hoạt động kinh tế thiếu quy hoạch, phát triển tự phát: cạnh tranh trong nền kinh tế làm các ngành nghề phát triển một cách tự phát, hồn tồn khơng đi vào quy hoạch hợp lý. Điều này dẫn đến đầu tư số lượng vốn lớn vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ, ảnh hưởng đến phương án kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hoạt động thu hồi nợ vay của ngân hàng.

- Hệ thống pháp lý cịn có nhiều khe hở và gặp nhiều bất cập.

Nguyên nhân từ phía người đi vay

- Khách hàng vay vốn sử dụng sau mục đích: khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh thơng thường để đầu tư chứng khoán, bất động sản, dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn. Điều này hay xảy ra đối với các khoản vay có đặc điểm: ngân hàng cho vay nhưng khơng kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn, để hổng khâu kiểm tra việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân cho khách hàng, nội dung kiểm tra sơ sài, chung chung, chưa đầy đủ, chưa kiểm tra cụ thể về sổ sách kế tốn, chưa đề cập các thơng tin liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh, đánh giá về dịng tiền giải ngân dẫn đến ngân hàng khơng kiểm sốt được việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng; cho khách hàng vay số tiền quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động của khách hàng, khách hàng vay có nhiều chi nhánh, cơ sở công ty ở quá xa chi nhánh ngân hàng cho vay dẫn đến kiểm sốt kém hoặc có thể do ngân hàng cho khách hàng vay thời hạn khơng thích hợp với nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng dẫn đến khách hàng sử dụng tiền vay sai mục đích.

- Khách hàng khơng có thiện chí trả nợ, cố tình lừa đảo ngân hàng: thiện chí trả nợ rất quan trọng trong việc cho vay và thu hồi nợ vay. Nhiều khách hàng cố tình khơng trả khi đến hạn, gây khó khăn cho ngân hàng hay làm hóa đơn chứng từ giả để cố tình lừa đảo ngân hàng. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.

- Doanh nghiệp có tình hình kinh doanh kém, thiếu minh bạch, khả năng quản lý kém: khi khách hàng gặp vấn đề về tài chính đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và dẫn đến rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng cho vay.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Vietcombank xây dựng chính sách huy động vốn chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

- Quy trình tín dụng, xây dựng quản lý rủi ro tín dụng tập trung, tuy nhiên, việc này mới chỉ bắt đầu thực hiện nên cịn tồn tại nhiều bất cập và khó khăn.

- Đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo thơng lệ quốc tế nhưng vẫn cịn một số bất cập: Nhiều chỉ tiêu mang tính phụ thuộc vào ý thức chủ quan của cán bộ tín dụng, hệ thống các chỉ tiêu phi tài chính chưa gắn được với đặc điểm của từng khu vực địa lý, vùng miền, từng lĩnh vực đầu tư; đã xây dựng thành công hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ IRB, tuy nhiên vẫn cần nhiều cải tiến và nâng cấp để cơ sở dữ liệu được hoàn thiện hơn,

- Ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng cịn tập trung tỷ lệ lớn vào khách hàng doanh nghiệp, một số ngành trong nền kinh tế nên rủi ro còn tập trung.

- Do cán bộ ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay, trình độ nghiệp vụ . Không thực hiện theo sát tình hình khách hàng, sử dụng vốn của khoản vay, cố tình thực hiện giải ngân sai mục đích. Q trình cấp tín dụng cho khách hàng, cán bộ thiếu kinh nghiệm hoặc cố tình giải ngân một hồ sơ khi chưa đủ điều kiện theo phê duyệt, chứng từ giải ngân không đầy đủ, giải ngân cho vay mới khoản vay cũ hoặc trả lãi vay, có trường hợp giải ngân mà khơng kiểm tra các hoá đơn chứng từ dẫn đến khách hàng giả mạo, sửa chữa nâng giá trị hoá đơn lên nhiều lần để rút vốn ngân hàng.

- Việc thẩm định tài sản đảm bảo còn chưa chuyên nghiệp, tài sản đảm bảo chưa được thực hiện tái thẩm định một cách chuẩn mực, chưa thực hiện định giá lại một cách đầy đủ. Xếp hạng khách hàng chưa chính xác.

Tóm tắt chương 4

Trong chương này tác giải đã phân tích rõ thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Vietcombank dựa trên các chỉ tiêu nêu tại cơ sở lý thuyết trong chương 3. Nêu cụ thể thực trạng rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng và cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng này.

CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT.

Giải pháp 1: Cần xây dựng chính sách, kế hoạch huy động và sử dụng vốn huy

động song song và phù hợp với chính sách về hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Kết hợp phân tích các thơng tin, diễn biến của nền kinh tế để linh hoạt chủ động trong việc huy động vốn và thực hiện hoạt động tín dụng sao cho vốn huy động được sử dụng để cho vay một cách hiệu quả, an toàn và phù hợp về cả chất lượng, kỳ hạn và chi phí.

 Tính khả thi và phù hợp của giải pháp

Điều này có thể hồn tồn thực hiện cân đối được dựa trên các tính tốn phân tích và lấy mục tiêu tín dụng đặt ra làm cơ sở xây dựng chính sách huy động vốn sao cho phù hợp. Ngân hàng hồn tồn có thể điều chỉnh số tiền huy động và cho vay theo định hướng mục tiêu đã đặt ra bẳng lãi suất.

Bằng những chương trình hiện tại, việc tính tốn và điều chỉnh sao hoạt động huy động và cho vay hiệu quả theo định hướng là hồn tồn có thể thực hiện và kiểm sốt một cách chặt chẽ.

 Xây dựng kế hoạch thực hiện

Đầu mỗi năm tài chính, ngân hàng hoạch định rõ chỉ tiêu cần thực hiện về các lĩnh vực trong đó có huy động và cho vay. Trong đó, lên rõ, mục tiêu cho vay theo từng thời hạn là bao nhiêu, cho từng phân nhóm khách hàng là bao nhiêu, tập trung trong mảng nào để từ đó bộ phận hoạch định nguồn vốn sẽ lên kế hoạch huy động tương ứng, thích hợp về thời hạn, phân nhóm khách hàng cũng như chi phí để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng là an tồn và hiệu quả. Sau đó, xây dựng văn bản nêu cụ thể về các chỉ tiêu này và thực hiện truyền thông, phổ biến tới bộ phận, các chi nhánh, từng phòng ban và từng nhân viên để đảm bảo rằng toàn bộ đều nắm được mục tiêu phải làm là gì.

Dựa trên kế hoạch mục tiêu đó, bộ phận chính sách và sản phẩm xây dựng các sản phẩm huy động cũng như cho vay để đảm bảo mọi sản phẩm là phù hợp cho việc thực hiện mục tiêu. Các chi nhánh cần tiếp cận làm rõ mục tiêu, sau đó lên kế hoạch thực hiện cụ thể nhưng cũng cần phân tích cụ thể để việc thực hiện mục tiêu là phù hợp với đặc điểm kinh tế địa phương, phát huy được nhất điểm mạnh của đặc trưng kinh tế vùng.

Bộ phận nguồn vốn phải kết hợp một cách thống nhất, hài hịa với bộ phận tín dụng để thống nhất kế hoạch hành động, thực hiện mục tiêu. Hàng tháng, phải thực hiện rà sốt, đối chiếu, so sánh tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay nhằm xác định đã phù hợp, an toàn, đi đúng định hướng khơng và có biện pháp điều chỉnh kịp thời nếu như phát hiện điều bất thường, không phù hợp.

 Đánh giá hiệu quả thực hiện giải pháp

Đây là giải pháp ngân hàng luôn luôn phải thực hiện cũng như thường xuyên rà soát và điều chỉnh cho phù hợp. Vietcombank đã thực hiện giải pháp này tương đối tốt. Hoạt động huy động vốn và tín dụng đã ngày một hiệu quả và an toàn hơn.

Giải pháp 2: Khơng ngừng hồn thiện, đổi mới và cải tiến quy trình tín dụng,

khắc phụ các khe hở cịn tồn tại trong quy trình. Ban quản lý điều hành cùng Ban kiểm sốt nội bộ, Các phịng ban kinh doanh cần góp ý để hồn thiện quy trình cấp tín dụng đảm bảo quy trình được chặt chẽ, đầy đủ và an tồn. Cần tách biệt vai trò giữa cán bộ khách hàng và cán bộ thẩm định, hiện tại theo quy trình của Vietcombank, 2 cơng việc này đang được kiêm nhiệm bởi một cán bộ khách hàng. Bên cạnh đó, việc đánh giá lại tài sản đảm bảo và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng cói được sử dụng đúng mục đích sau giải ngân cũng cần được thực hiện bởi một bộ phận tách biệt để đảm bảo việc kiểm tra, kiểm sốt chéo có hiệu quả.

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, các bộ phận đều phối hợp chặt chẽ để cùng kiểm sốt, thực hiện góp ý để khơng ngừng hồn thiện Quy trình cấp Tín dụng.

 Tính khả thi và phù hợp của giải pháp

Đây là giải pháp cần thiết và tất yếu vì bên cạnh việc nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng thì việc hồn thiện quy trình cấp tín dụng cịn là một yêu cầu để Vietcombank thực hiện Hiệp ước Basel 2, đưa hoạt động ngân hàng theo đúng thông lệ quốc tế.

 Xây dựng kế hoạch thực hiện

Việc thực hiện hoàn thiện, cải tiến quy trình cấp tín dụng là một cơng tác mang tính chất hệ thống. Chính vì vậy, cần xây dựng một ban chính sách, nghiên cứu hồn thiện quy trình tín dụng để quy trình thêm chặt chẽ, an tồn.

Để kết quả của việc thẩm định tài sản được minh bạch, chính xác Vietcombank đã tham khảo, sử dụng kết quả của công ty định giá. Bên cạnh đó, Vietcombank đã thực hiện việc tái thẩm định tài sản. tách biệt rõ vai trò của cán bộ khách hàng và cán bộ thẩm định. Điều này tạo ra được sự kiểm tra chéo và đảm bảo tính khách quan của kết quả thẩm định.

Cần thực hiện các khóa học tập huấn nghiệp vị tín dụng, nâng cao nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, cần có hệ thống văn bản, quy định để nhân viên, đặc biệt là cán bộ tín dụng dễ dàng tiếp cận được những quy định mới, các thay đổi trong quy trình cấp tín dụng.

Ban hành bộ quy định trong đó nêu rõ ràng, cụ thể hướng dẫn từng bước thực hiện trong quy trình cấp tín dụng.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình cấp tín dụng. Thực hiện kiểm tra nghiệp vụ, chun mơn cán bộ tín dụng để đảm bảo việc nắm bắt quy định được thực hiện nghiêm túc.

 Đánh giá hiệu quả của giải pháp

Quy trình cấp tín dụng là yếu tố quan trọng quyết định đến việc hoạt động tín dụng an tồn và hiệu quả. Đây là cách thức để thực hiện hoạt động tín dụng, chính vì thế Vietcombank ln chú trọng đến đổi mới, hồn thiện, cải tiến quy trình, có thể thấy

rõ điều này thơng qua hàng loạt các thay đổi của Vietcombank trong quy trình cấp tín dụng như áp dụng quản lý tín dụng tập trung, phân chia rõ vai trị, trách nhiệm của từng bộ phận, hàng loạt các dự án thay đổi trong cơng tác tín dụng và kết quả mang lại rất tốt, hoạt động tín dụng của Vietcombank ngày một hiệu quả hơn.

Giải pháp 3:Thực hiện nghiên cứu, ứng dụng các chương trình cơng nghệ để

nâng cao chất lượng dữ liệu, chất lượng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.  Tính khả thi và phù hợp của giải pháp

Việc nâng cao tính chính xác của dữ liệu là một điều kiện tiên quyết để công tác xếp hạng, đánh giá khách hàng được chính xác và kịp thời. Yêu cầu này hoàn tồn Vietcombank có thể đạt được với điều kiện phải thực hiện nâng cấp phần mềm quản lý thông tin, dữ liệu.

 Xây dựng kế hoạch thực hiện

Lên rõ kế hoạch thực hiện, xác định rõ các điểm yếu của hệ thống xếp hạng tín nhiệm và thực hiện lên dự án, ý tưởng hoàn thiện hệ thống.

Đầu tư công nghệ là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo các dữ liệu được quản lý, truy xuất một cách đầy đủ, dễ dàng, khách quan.

Tồn thể nhân viên cùng tham gia cơng tác hồn thiện hệ thống, góp ý những điểm yếu, điểm cần đối với dữ liệu trong khâu nghiệp vụ của mình. Từ đó, Vietcombank thực hiện tổng hợp ý kiến, ý tưởng để xây dựng hệ thống dữ liệu được toàn diện hơn.

 Đánh giá hiệu quả của giải pháp

Vietcombank thời gian qua đã không ngừng thực hiện giải pháp này. Bằng nhiều cuộc thi ý tưởng sáng tạo, Vietcombank đã nhận về hàng ngàn ý tưởng để nhằm xây dựng Vietcombank ngày càng hoàn thiện. Hệ thống xếp hạng nội bộ ngày càng được hồn thiện thay vì chỉ là các tiêu chí đơn giản như trước thì nay để chấm đ iểm một khách hàng, hệ thống xếp hạng nội bộ của Vietcombank đã có sự kết hợp, tổng

hợp nhiều tiêu chí. Bên cạnh đó, khách hàng cịn được thẩm định, đánh giá lại sau thời gian nhất định.

Giải pháp 4: Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức của cán bộ nhân

viên ngân hàng. Mở các lớp đào tạo về kinh nghiệm, chia sẻ các bài học những khó khăn vướng mắc trong q trình cấp tín dụng để mỗ cá nhân tự hoàn thiện, nâng cao năng lực đánh giá khách hàng, nhận diện rủi ro.

 Tính khả thi và phù hợp của giải pháp

Đây là giải pháp tác động đến yếu tố con người mà mọi ngân hàng đều cần thực hiện. Yếu tố con người là yếu tố mang tính chất quyết định, chính vì thế giải pháp này được Vietcombank rất chú trọng thực hiện.

 Xây dựng kế hoạch thực hiện

Vietcombank đã thành lập Trung tâm đào tạo chuyên chịu trách nhiệm về việc lên các nội dung kháo học để thực hiện đào tạo đến các nhân viên. Nội dung bái học được xây dựng theo từng chuyên đề, chú trọng vào các nội dung phổ biến những quy định mới, sản phẩm mới, các kỹ năng bán hàng, xử lý tình huống hay các bước áp dụng chương trình, phần mềm mới…

Mọi nhân viên đều phải tham gia đào tạo đầy đủ khi mới được tuyển dụng vào, trong suốt q trình cơng tác, nhân viên liên tục được cử đi học, tập huấn các nghiệp vụ liên quan đến phần hành cơng việc của mình. Đặc biệt là cán bộ tín dụng, là đối tượng nhân viên được chú trọng đào tạo nhất, do tính chất cơng việc liên tục phải cập nhật quy định mới, luật mới, sản phầm mới cũng như các yêu cầu về quản trị rủi ro.

Thực hiện đào tạo kết hợp thực hành và kiểm tra. Hằng năm, Vietcombank vẫn thực hiện đều đặn cuộc thi tay nghề cho nhân viên để nhân viên trau dồi kiến thức chuyên môn, đánh giá được những khuyết điểm để lên kế hoạch củng cố và đào tạo.

 Đánh giá hiệu quả của giải pháp

Vietcombank tự hào với đội ngũ nhân viên có năng suất lao động cao, trình độ chun mơn và nghiệp vụ vững vàng.

Bản thân mỗi nhân viên Vietcombank cũng ý thức được tầm quan trọng của việc trau dồi kiến thức, hiểu biết nghề nghiệp để phục vụ càng tốt cơng việc của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 68 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)