Thời hiệu xử phạt và hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan –thực tiễn tại tỉnh bình dương (Trang 25 - 29)

6. Những đóng góp mới của đề tài:

1.3 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan

1.3.2 Thời hiệu xử phạt và hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hả

vực Hải quan

1.3.2.1 Thời hiệu xử phạt xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan Căn cứ vào thời hiệu XLVPHC thì thời hiệu XLVPHC trong lĩnh vực Hải quan là thời hạn để áp dụng các biện pháp XLVPHC đối với cá nhân, tổ chức VPPL về hành chính ở lĩnh vực Hải quan.

Việc quy định thời hiệu trong XPVPHC là một yêu cầu không thể thiếu đối với những cá nhân và cơ quan có thẩm quyền XPVPHC, các đối tượng có thẩm quyền phải nhanh chóng giải quyết các vụ việc vi phạm đảm bảo nhanh chóng, khách quan, đúng pháp luật nhất có thể. Ngồi ra, mục đích của việc quy định thời hiệu trong XPVPHC cịn nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lý thống nhất trong việc ra quyết định xử phạt cũng như thi hành các quyết định XPVPHC nói chung9.

Thời hiệu XLVPHC được quy định tại Điều 6 Luật XLVPHC 2012 và Điều 137 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. Theo quy định của Luật XLVPHC thì thời hiệu XPVPHC nói chung là một năm kể từ ngày VPHC được thực hiện. Đồng thời Luật quản lý thuế 2019 quy định thời hiệu cho hành vi trốn thuế là 2 năm kể từ khi thực hiện hành vi trốn thuế.

8 Khoản 6, Điều 18, nghị định 129/2013/NĐ-CP 9

Cụ thể trong lĩnh vực Hải quan, nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ cũng đưa ra thời hiệu cụ thể như sau:

- Thứ nhất, về thời hiệu xử phạt VPPL về các hành vi như trốn thuế, gian lận thuế mà mức độ được xác định là chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, một số hành vi khác như hành vi khai sai dẫn đến nộp thuế thiếu hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, hồn thì thời hiệu XPVPHC trong các trường hợp này là sẽ là năm năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đó. Nếu quá thời hiệu xử phạt được quy định như trên thì người nộp thuế khơng bị xử phạt nhưng sẽ vẫn phải nộp đủ số tiền thuế đã nộp thiếu so với quy định vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày hành vi VPPL về thuế bị phát hiện. Quy định này cũng được áp dụng trong trường hợp XPVPHC đối với cá nhân do các cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì áp dụng thời hiệu giống như trên. Đối với trường hợp này, thời gian mà các cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý và xem xét sẽ được tính vào thời hiệu XPVPHC.

- Thứ hai, đối với các hành vi vi phạm khác thì thời hiệu xử phạt sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật XLVPHC 2012.

- Thứ ba, nếu cá nhân hoặc tổ chức vi phạm có hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt trong thời hạn theo quy định thì thời hiệu sẽ được bắt đầu tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi đó.

1.3.2.2. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan

Căn cứ quy định của Luật XLVPHC 2012, Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ thì các hình thức xử phạt các hành vi VPHC trong lĩnh vực Hải quan gồm có có các dạng sau đây: hình thức xử phạt chính (hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền) và dạng hình thức xử phạt bổ sung (như tước giấy

phép, chứng chỉ hành nghề; hoặc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi VPHC). Quy định cụ thể cho từng hình thực như sau:

- Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp các cá nhân, tổ chức VPHC những chủ yếu là những vi phạm nhỏ, vi phạm lần đầu, hoặc có tình tiết giảm nhẹ10

. Hình thức xử phạt này có thể hiện sự đánh giá của Nhà nước về mức độ vi phạm đối do người thực hiện hành vi gây ra, nhưng bản chất của hình thức xử phạt này hầu như mang tính giáo dục nhiều hơn là tính xử phạt vì tính răn đe thấp, khơng gắn liền với lợi ích vật chất của người vi phạm. Theo quy định, hình thức xử phạt này phải được quyết định bằng văn bản. Việc áp này được tiến hành với thủ tục đơn giản, không nhất thiết phải lập biên bản vi phạm.

- Phạt tiền là hình thức xử phạt chính và được áp dụng nhiều nhất đối với các hành vi VPHC trong lĩnh vực Hải quan hiện nay. Khác với hình thức xử phạt cảnh cao, hình thức xử phạt này tác động trực tiếp đến quyền lợi vật chất, gây hậu quả bất lợi về mặt tài chính cho người vi phạm. Về ý nghĩa, mức phạt tiền mà người có thẩm quyền đưa ra thể hiện mức độ cưỡng chế của Nhà nước đối với người vi phạm trong lĩnh vực hành chính, đồng thời thể hiện sự đánh giá của Nhà nước về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm của người vi phạm. Do đó, đây được đánh giá là hình thức xử phạt đem lại hiệu quả cao nhất trong cơng tác phịng, chống các hành vi VPPL hành chính về Hải quan nói riêng và các hành vi VPHC nói chung.

Nhà nước quy định mức phạt tối thiểu và mức tối đa. Trên cơ sở mức phạt đó, người có thẩm quyền sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, đồng thời cũng căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng như nhân thân người vi phạm… để ra quyết định mức phạt phù hợp. Trong lĩnh vực Hải quan dựa trên nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ có quy định như sau:

10

+ Đối với các hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì mức phạt tiền được quy định là từ 1 đến 3 lần số thuế mà các đối tượng vi phạm đã trốn và gian lận.

+ Đối với hành vi khai thiếu nghĩa vụ thuế hoặc khai tăng số thuế được miễn, giảm hoặc được hồn theo quy định hiện hành thì mức phạt tiền sẽ là từ 10% đến 20% số tiền thuế thực thế theo quy định.

Nếu như có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt sẽ được giảm xuống nhưng phải không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt tương ứng với vi phạm đó. Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên nhưng phải không được vượt mức tối đa của khung tiền phạt tương ứng với hành vi vi phạm đó.

Đối với mỗi VPHC, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì cá nhân, tổ chức vi phạm cịn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung được quy định nhằm mục đích hỗ trợ cho hình thức xử phạt chính, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

Ngồi các hình thức phạt cảnh cáo và phạt tiền như đã nêu trên, trong lĩnh vực Hải quan cịn có các hình thức xử phạt bổ sung như sau:

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Theo Điều 25 Luật XLVPHC, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (có thời hạn hoặc khơng có thời hạn) là hình thức xử phạt bổ sung, hình thức này ln được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong lĩnh vực Hải quan, khi phát hiện giấy phép là giả mạo, được cấp khơng đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái với pháp luật hiện hành, cơ quan Hải quan cần phải lập biên bản thu giữ các giấy phép đó, sau đó thơng báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức Nhà nước có liên quan biết.

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC. Theo Điều 26 Luật XLVPHC 2012, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC và sung vào ngân sách Nhà nước là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức

xử phạt chính với mục đích nhằm tước bỏ quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức vi phạm đối với tang vật, phương tiện có liên quan trực tiếp đến hành vi VPHC. Tuy nhiên, hình thức xử phạt này khơng được áp dụng phổ biến. Hầu như, biện pháp này chỉ được áp dụng nếu các Nghị định XPVPHC liên quan có quy định cụ thể. Hình thức này hiện nay được quy định tại khoản 6 Điều 10, khoản 4 Điều 11, khoản 6 Điều 12, khoản 6 Điều 14, khoản 5 Điều 15, nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan –thực tiễn tại tỉnh bình dương (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)