Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan –thực tiễn tại tỉnh bình dương (Trang 44 - 48)

6. Những đóng góp mới của đề tài:

2.1 Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan tỉnh Bình Dương

2.1.1 Thực trạng hoạt động Hải quan tỉnh Bình Dương

2.1.1.1 Cơng tác cải cách hành chính, hiện đại hóa Hải quan

Từ năm 2014, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương là một trong những đơn vị Hải quan đi đầu trong tồn Ngành về việc ứng dụng chương trình thơng quan điện tử VNACC/VCIS vào hoạt động quản lý Hải quan, theo đó đã đạt được nhiều thành cơng đáng kể. Cơng tác cải cách hành chính và hiện đại hóa Hải quan một mặt giúp nâng cao chất lượng dịch vụ công, một mặt tạo sự thuận lợi trong quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực Hải quan. Từ đó sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật trong việc XPVPHC trong lĩnh vực Hải quan trở nên dễ dàng hơn. Đối với công tác nay, những năm qua, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã khơng ngừng thực hiện và đạt được nhiều thành quả nhất định. Một số điểm đạt được như sau:

Từ năm 2017, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương xây dựng và trình Tổng cục Hải quan xem xét, ban hành “Kế hoạch cải cách hành chính và hiện đại hóa giai đoạn 2016 – 2020” để làm cơ sở xây dựng và phát triển Cục Hải quan tỉnh Bình Dương theo hướng “Hiện đại – Chuyên nghiệp – Hiệu quả” đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành và địa phương (Quyết định 1399/QĐ-TCHQ ngày 18/4/2017). Từ đó, cục không ngừng tập trung cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa Hải quan. Gần đây, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã xây dựng kế hoạch số 232/QĐ-HQBD ngày 14/03/2019 để tiếp tục triển khai Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Cục HQBD giai đoạn 2016-2020. Nhờ đó cơng tác quản lý hành chính trở nên dễ dàng

hơn. Số lượng ngân hàng thương mại đã phối hợp thu với đơn vị đã trên 40 Ngân hàng, trong đó có 26 Ngân hàng đã triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7. Công tác phối kết hợp giữa 3 đơn vị Hải quan- Kho bạc- Ngân hàng tại Bình Dương ln thuận lợi, định kỳ đều có sơ kết, đánh giá và đề ra các giải pháp phối hợp ngày một tốt hơn, tiếp tục rút ngắn được thời gian thu nộp thuế, kiểm tra đối chiếu các chứng từ và xử lý kịp thời những sai sót. Số thuế thu nộp qua ngân hiện nay chiếm tỷ lệ trên 97,26% tổng số thuế thu nộp NSNN. Chính việc này đã tạo điều kiện quản lý thuế hiệu quả, phát hiện dễ dàng các VPHC liên quan đến thuế.

Ngồi ra, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương cũng thực hiện quản lý giám sát Hải quan tự động (VASSCM) tại các cảng, kho, bãi tạo được thuận lợi hơn trong công tác thống kê, báo cáo và phát hiện cũng như XPVPHC.

2.1.1.2 Công tác giám sát quản lý về Hải quan

Những năm qua, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã khơng ngừng nâng cao công tác quản lý về Hải quan và từng bước nâng cao năng lực áp dụng pháp luật trong quản lý Hải quan. Năm 2019, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng có liên quan đến cơng tác giám sát quản lý. Theo đó, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã tích cực góp ý xây dựng cũng như nghiên cứu triển khai hiệu quả các văn bản ngay khi được ban hành. Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng đại lý làm TTHQ giai đoạn năm 2019 đến năm 2022; kế hoạch tăng cường kiểm tra, giám sát chống gian lận xuất xứ…; ban hành các Sổ tay nghiệp vụ để hướng dẫn thống nhất cơng tác quản lý về Hải quan trong tồn đơn vị; trang bị hai máy soi container phục vụ công tác kiểm tra hàng hóa xuât khẩu, nhập khẩu trong đơn vị được nhanh chóng, hiệu quả giảm thời gian và chi phí phát sinh cho Doanh nghiệp. Ngoài ra, Cục thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề về chống gian lận xuất xứ hàng hóa, kiểm tra việc nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dung ... từ đó nâng cao

năng lực của cơng chức Hải quan trong việc quản lý hành chính về Hải quan cũng như XLVPHC trong lĩnh vực Hải quan.

2.1.2 Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trong ba năm từ 2017-2019, từ thực tiễn hoạt động của Hải quan Bình Dương Các hành vi vi phạm phổ biến trong năm: gian lận thương mại về trị giá tính thuế, mã số hàng hóa (HS); gian lận về định mức sử dụng nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm trong đó xét về số trường hợp vi phạm thì ít trường hợp được xử lý bằng hình thức đơn giản không lập biên bản VPHC mà chủ yếu là hình thức lập biên bản. Trong giai đoạn 8/2016-8/2018 theo thống kê số vụ vi phạm xảy ra là 1.499 vụ vi phạm trong đó số vụ ra quyết định xử phạt là 1.496 vụ và 3 vụ việc thuộc trường hợp khơng XLVPHC mà có dấu hiệu tội phạm. Trong 1.496 trường hợp VPHC về Hải quan phát sinh tại Cục Hải quan Bình Dương chủ yếu rơi vào Điều 6 (vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục Hải quan, nộp hồ sơ thuế), Điều 7 (vi phạm quy định về khai Hải quan) và Điều 8 (vi phạm quy định về khai thuế)… của nghị định 127/2013/NĐ-CP26. Các vi phạm này có tính chất đơn giản, khơng gây hậu quả nghiêm trọng, mức phạt mỗi trường hợp không cao. Các doanh nghiệp vi phạm thường tập trung vào các doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc…hoạt động theo loại hình đầu tư sản xuất xuất khẩu, gia cơng, tạm nhập-tái xuất. Cụ thể như sau: - Vi phạm Điều 6 và 7 nghị định 127 có 949 vụ, chiếm 63.43% tổng số vụ vi phạm - Vi phạm Điều 8 nghị định 127 có 515 vụ chiếm 34.42% tổng số vụ vi phạm - Các vi phạm khác có 32 vụ chiếm 2.13% tổng số vụ vi phạm.

26 Báo cáo số 2702/HQBD-CBL&XL, tổng kết thực hiện Nghị định 127/2013-CP và Nghị định 45/2016/NĐ- CP.

Trong đó, tổ chức doanh nghiệp vi phạm phát sinh 1.495 vụ và cá nhân chỉ có 1 vụ. Kết quả nhìn chung cho thấy hầu hết đối tượng vi phạm là các doanh nghiệp. Tất cả các trường hợp đều được phát hiện và xử lý theo thẩm quyền của cơng chức Hải quan được trình bày tại phần 1.3.4 ở trên.

Các trường hợp vi phạm xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng dịch vụ khai Hải quan cịn yếu kém, khơng chuyên nghiệp dẫn đến vi phạm các quy định về quản lý trong lĩnh vực Hải quan, các doanh nghiệp vi phạm chủ yếu là các doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới thực hiện thủ tục Hải quan gần đây do đó các quy định về Hải quan các doanh nghiệp này vẫn chưa nắm được. Bên cạnh đó, một số trường hợp thay đổi nhân sự cũng khiến các doanh nghiệp chậm trể trong việc bàn giao công việc về thủ tục Hải quan từ đó dẫn đến sai phạm.

Ngồi ra, những năm gần đây, các doanh nghiệp nước ngồi ở Bình Dương ngày càng nhiều, trong khi đó, các doanh nghiệp này gặp khó khăn vì bất đồng ngơn ngữ, chưa nắm rõ quy định pháp luật Việt Nam đặc biệt là các quy định pháp luật về quản lý hành chính trong lĩnh vực Hải quan dẫn đến nhiều vi phạm.

Một số doanh nghiệp kinh doanh những loại hàng hóa đặc thù khó xác định mã số như hóa chất, sợi, giấy…; sau khi chấp nhận khai báo của doanh nghiệp, công chức Hải quan tiến hành lấy mẫu phân tích phân loại, khi có kết quả phân tích phân loại thay đổi mã số thuế suất thì trường hợp này xử phạt do khơng đáp ứng điều kiện của trường hợp khai đúng tên nhưng khai sai mã số, thuế suất lần đầu theo quy định tại khoản 5, Điều 4 thông tư 155/2016/TT-BTC. Các vi phạm này một phần xuất phát từ việc quản lý Hải quan. Các công chức Hải quan vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho những loại hàng có những đặc trưng riêng và khó xác định mã số. Đây cũng là những vi phạm có nhiều khiếu nại nhất.

Ngoài ra, một nguyên nhân đáng chú ý khác là các doanh nghiệp cố ý vi phạm với mục đích nhập khẩu những mặt hàng khơng đáp ứng điều kiện nhập khẩu như

máy đã qua sử dụng quá 10 năm, hoặc khai không đúng mặt hàng nhập khẩu nhằm trốn thuế. Các hành vi này chủ yếu rơi vào vi phạm Điều 7 (vi phạm quy định về khai Hải quan) và Điều 8 (vi phạm quy định về khai thuế), Điều 14 (vi phạm các quy định về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu)… của Nghị định 127/2013/NĐ-CP. Trong 3 năm từ 2017-2019, qua quá trình kiểm tra, Hải quan Bình Dương đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm thông qua máy soi container. Giữa năm 2019, số hàng hóa được kiểm tra qua máy soi là 4.223 container thuộc 3.213 tờ khai Hải quan. Phát hiện và xử lý 44 trường hợp vi phạm. Đến hết năm 2019, tại 2 địa điểm kiểm tra hàng hóa tại Chi cục Hải quan quản lý hàng XNK NKCN và Chi cục Hải quan Sóng Thần đã soi chiếu được 16.655 container thuộc 12.151 tờ khai. Qua đó cũng đã phát hiện 106 vụ vi phạm với số tiền xử phạt nộp ngân sách Nhà nước hơn 976 triệu đồng, truy thu hơn 3 tỷ 813 triệu đồng27. Qua đó cho thấy các trường hợp cố ý VPHC trong lĩnh vực Hải quan ngày càng tăng cao.

Thực trạng trên cho thấy, việc VPHC trong quá trình khai Hải quan ngày càng tăng thể hiện tính phức tạp trong kiểm soát và XPHC trong lĩnh vực Hải quan những năm gần đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan –thực tiễn tại tỉnh bình dương (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)