6. Những đóng góp mới của đề tài:
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hả
2.2.1 Quy trình xử phạt hành chính
Hiện nay, việc XPVPHC trong lĩnh vực Hải quan được cục Hải quan Bình Dương tuân thủ nghiêm ngặt các quy định theo Luật XLVPHC 2012, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP, 127/2013/NĐ-CP, 45/2016/NĐ-CP, và thông tư 155/2016/TT- BTC, quyết định số 113/QĐ-TCHQ.
27 Báo cáo số 42/BC-TCHQ Báo cáo tổng kết năm 2017
Báo cáo số 51/BC-TCHQ Báo cáo tổng kết năm 2018 Báo cáo số 49//BC-TCHQ Báo cáo tổng kết năm 2019
Việc thực hiện quy định tại Điều 56, Luật XLVPHC 2012 được công chức Hải quan đảm bảo ra quyết định XPVPHC tại chỗ. Tuy nhiên, mức phạt “cảnh cáo hoặc
phạt tiền mức tối đa đến 250.000 đồng đối với cá nhân và tối đa 500.000 đồng đối với tổ chức”. Thông thường, qua quá trình hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bình
Dương cho thấy những vi phạm khơng lập biên bản chủ yếu là các sai sót liên quan đến khai báo Hải quan trên tờ khai Hải quan, việc phát hiện tương đối dễ dàng. Đối với trường hợp VPHC được phát hiện nhờ sử dụng thiết bị kỹ thuật, phương tiện, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Do mức phạt không lập biên bản theo quy định mức phạt “tối đa đến 250.000 đồng đối với cá nhân và tối đa 500.000 đồng đối với tổ
chức” được quy định khá lâu, mức tối đa này qua thực tiễn hoạt động tại Hải quan
Bình Dương cho thấy khơng cịn phù hợp. Số lượng VPHC không lập biên bản tuy có tăng nhưng tỷ trọng so với các VPHC có lập biên bản VPHC có xu hướng ngày càng giảm28. Do đó cần xem xét lại mức phạt tối đa hiện tại và xem xét lại theo thực tiễn vi phạm hiện nay ở các cục Hải quan nhằm giảm khối lượng lập biên bản vi phạm.
Các quy định về thẩm quyền ra quyết định xử phạt hiện nay được đánh giá là khá rõ ràng. Qua quá trình hoạt động của cục Hải quan Bình Dương cho thấy việc áp dụng pháp luật trong việc xác định thẩm quyền ra quyết định XPVPHC khá tốt. Trong các năm nghiên cứu khơng có khiếu nại của Doanh nghiệp liên quan đến thủ tục xử phạt cũng như quyền hạn xử phạt của công chức Hải quan.
28
Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm sốt XPHC cục Hải quan Bình Dương
Sơ đồ 2.1 Thể hiện quy trình ra quyết định xử phạt tại cục Hải quan tỉnh Bình Dương. Như đã trình bày ở trên, xử phạt khơng lập biên bản chủ yếu thơng qua q trình kiểm tra các hồ sơ Hải quan mà các cá nhân và doanh nghiệp nộp. Trường hợp xử phạt tại chỗ khơng lập biên bản, các cơng chức Hải quan Bình Dương đảm bảo đưa vào "Sổ theo dõi hồ sơ VPHC về Hải quan" (Biểu mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 4186/QĐ-TCHQ ngày 1/12/2016 về việc “ban hành Bản hướng
dẫn trình tự XPVPHC, giải quyết khiếu nại các QĐHC liên quan đến việc XPVPHC trong ngành Hải quan và Bản hướng dẫn sử dụng mẫu biên bản, quyết định trong XPVPHC và cưỡng chế thi hành QĐHC trong ngành Hải quan”) và đưa vào lưu trữ
theo quy định. Tuy nhiên, với thực trạng là số lượng ngày càng tăng việc lập các biểu mẫu này tạo một khối lượng lớn công việc cho công chức Hải quan ở khâu XPVPHC. Mặt khác, việc thực hiện lưu trữ cũng ngày càng áp lực hơn tạo nên chi phí cao trong hoạt động Hải quan. Do đó, trong tương lai cần xem xét lại việc lập và lưu trữ các biểu mẫu đối với các vi phạm không lập biên bản có cần thiết hay khơng nhằm thực hiện đúng phương châm đơn giản hóa thủ tục Hải quan.
CỤC HẢI QUAN BÌNH DƯƠNG
KIỂM TRA HỒ SƠ HẢI QUAN KIỂM TRA HẢI QUAN
Không lập biên bản, xử phạt tại chổ Lập biên bản VPHC Lập biên bản VPHC Chuyển hồ sơ xử lý hình sự
Về quy trình theo Sơ đồ 2.1, quy trình này đảm bảo theo đúng hướng dẫn của quyết định 4186. Quy trình và biểu mẫu hiện tại cục Hải quan Bình Dương áp dụng theo đánh giá là đúng chuẩn. Việc áp dụng pháp luật liên quan đến quy trình cũng như biểu mẫu, hồ sơ ra quyết định được đánh giá là dễ dàng. Trong giai đoạn nghiên cứu, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương khơng có các vi phạm liên quan đến quy trình và thủ tục ra quyết định xử phạt VPHC.
Đối với các hành vi vi phạm có yếu tố hình sự theo quy định tại thông tư 190/2013/TT-BTC, Nghị định 127/2013/NĐ-CP, cũng như Luật XPVPHC 2012, cục Hải quan Bình Dương áp dụng tốt do các quy định hiện tại rất rõ ràng. Thực tiễn hoạt động của Hải quan Bình Dương cho thấy một số vụ vi phạm trong lĩnh vực Hải quan có thể có dấu hiệu hình sự như vi phạm về thuế, quyền sở hữu trí tuệ… Theo quan điểm của người làm luật, một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm là giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý VPHC. Do đó, việc xác định một hành vi vi phạm bị xử lý hành chính hay hình sự là vơ cùng quan trọng. Hiện nay, cục Hải quan Bình Dương tuân thủ quy trình đánh giá và kiểm sốt các vi phạm nhằm đảm bảo áp dụng đúng các hướng dẫn tại 190/2013/TT-BTC. Tuy không nhiều nhưng những năm gần đây thơng qua q trình kiểm tra, rà xoát và đánh giá các hành vi vi phạm cũng đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm về thuế với số thuế trốn, gian lận lớn có khả năng có dấu hiệu của tội trốn thuế, một số trường hợp có dấu hiệu bn lậu, hoặc một số hàng hóa là hóa chất tiền chất cũng có thể liên quan đến tội phạm ma túy. Những trường hợp này đã được Hải quan Bình Dương dựa vào các quy định pháp luật hiện hành để đánh giá, xác định có dấu hiệu tội phạm hay không để chuyển hồ sơ xử lý hình sự. Do các vụ việc liên quan đến các vụ án mang tính hình sự không quá phức tạp nên việc áp dụng các quy định pháp luật trong việc đánh giá, phân loại vi phạm cũng như quy trình xử lý được thực hiện dễ dàng. Trong giai đoạn 2017-2019, các hồ sơ xử lý hình sự mà Cục chuyển đi đều được tiếp nhận đúng quy định, khơng có trường hợp trả hồ sơ.
Nếu vụ việc được xét thấy khơng có dấu hiệu hình sự, các bộ xử lý vi phạm tại cục Hải quan Bình Dương sẽ lập biên bản VPHC theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Qua quá trình hoạt động của Hải quan Bình Dương liên quan đến việc XPVPHC cho thấy các quy định hiện nay về XPVPHC có lập biên bản là tương đối hoàn thiện, việc áp dụng pháp luật trong việc ra quyết định xử phạt trong các trường hợp này hiện nay rất tốt. Trong thời gian 3 năm nghiên cứu, cục Hải quan Bình Dương khơng có khiếu nại liên quan đến việc lập biên bản sai quy định pháp luật hoặc thẩm quyền lập biên bản xử lý.
Việc áp dụng quy trình rõ ràng chặt chẽ giúp việc áp dụng pháp luật trong XLVPHC trong lĩnh vực Hải quan trở nên dễ dàng hơn và tránh được nhiều sai sót. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật trong q trình xử phạt gặp nhiều khó khăn như sau:
Thứ nhất, một số hành vi vi phạm xảy ra trong thực tế hoạt động Hải quan tại Bình Dương nhưng chưa có chế tài xử phạt cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành gây khó khăn trong cơng tác quản lý Hải quan và ra quyết định xử phạt hành chính.
Hiện tại, thơng tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của bộ tài chính (sửa đổi, bổ sung một số Điều của thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của bộ tài chính) quy định: “Người khai Hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc
khai Hải quan sau thời điểm cơ quan Hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thơng quan thì được khai bổ sung hồ sơ Hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên theo nghị định 127/2013/NĐ-CP (đã được sửa
đổi, bổ sung tại nghị định 45/NĐ-CP) thì chế tài xử phạt đối với hành vi khơng khai hoặc khai sai liên quan đến loại hình chịu thuế (kinh doanh, đầu tư…) quy định như sau: Nếu không khai hoặc khai sai ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì xử phạt theo Điều 8; có hành vi gian lận, trốn thuế thì xử phạt theo Điều 13. Riêng Điều 7 nghị định 127/2013/NĐ-CP chỉ quy định chế tài xử phạt đối với các hành vi không khai, hoặc khai sai thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, hàng hóa đưa ra, đưa vào
khu phi thuế quan, hàng kinh doanh xuất khẩu khai khống… Như vậy hành vi khai sai tên hàng, chủng loại, xuất xứ, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá liên quan đến loại hình XNK chịu thuế nhưng khơng ảnh hưởng đến thuế là khơng có chế tài xử phạt.
Thứ hai, khơng có chế tài xử phạt hành vi không khai hoặc khai sai làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hồn, khơng thu sau thời điểm cơ quan Hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước thời điểm cơ quan Hải quan kiểm tra trực tiếp hồ sơ Hải quan.
Theo điểm b, khoản 1, Điều 8 nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 thì người nộp thuế có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn giảm, hồn, khơng thu thì ngồi việc nộp đủ số thuế, tiền chậm nộp theo quy định còn bị xử phạt 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hồn, khơng thu thuế cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế đối với hành vi: “Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất sứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau thời điểm cơ quan Hải quan kiểm tra trực tiếp hồ sơ Hải quan và trước thời điểm thơng quan hàng hóa”. Như vậy, trường hợp người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau thời điểm cơ quan Hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước thời điểm cơ quan Hải quan kiểm tra trực tiếp hồ sơ Hải quan thì hiện tại khơng có chế tài xử phạt.
Thứ ba, khơng có chế tài xử phạt đối với một số hành vi trong hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu. Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của bộ tài chính (sửa đổi, bổ sung một số điều của thơng tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của bộ tài chính) có rất nhiều quy định mới về trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp thực hiện hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu như: 1. “Thông báo định
quan khi báo cáo quyết toán” (khoản 2, Điều 55 TT39); 2. “Trước khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư…; tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công cho chi cục Hải quan quản lý nơi đã thông báo cơ sở sản xuất” (điểm a, khoản 2 Điều 59 thông tư 39); 3.
“Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán… tổ chức, cá nhân mới
phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết tốn thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan Hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về XLVPHC” (điểm c, khoản 2, Điều 60 thông tư 39. Tuy nhiên,
hiện tại các hành vi vi phạm này khơng có chế tài xử phạt.