Từ kết quả trên ta có thể trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu ở phần I như sau:
Thứ nhất, giáo dục và mức độ phát triển tài chính đều có tác động lên tinh thần khởi nghiệp của một quốc gia. Cụ thể, biến giáo dục có tác động cùng chiều với tinh thần khởi nghiệp, tức là khi tỷ lệ tuyển sinh đại học (đại diện cho trình độ giáo dục của một quốc gia) tăng lên thì tỷ lệ khởi nghiệp của quốc gia đó cũng tăng lên và ngược lại. Tỷ lệ tuyển sinh đại học ở đây thể hiện các yếu tố như trình độ học vấn, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Quả thật vậy, Schultz (1959), Becker (1964), Mincer (1974); Davidsson (2003) cũng cho rằng vốn nhân lực lớn hơn giúp tăng cường khả năng nhận thức và do đó, các cá nhân sẽ có đánh giá tốt hơn và nhạy bén hơn trong việc xác định các cơ hội sinh lời có thể tồn tại của một dự án khởi nghiệp, từ đó tinh thần khởi nghiệp của quốc gia sẽ tăng lên. Kết quả này tiếp tục hỗ trợ và tăng tính vững chắc cho kết quả của những tác giả trước đó như Haber và Reichel (2007), Cassar (2006), Van der Sluis et al., (2005), Bosma et.al., (2004).
Bên cạnh đó, mức độ phát triển tài chính của một quốc gia cũng ảnh hưởng đến tinh thần khởi nghiệp của quốc gia đó. Ba thước đo để đo lường mức độ phát triển tài chính được nhắc đến trong nghiên cứu này là: tín dụng tư nhân, nợ có tính thanh khoản cao và tiền gửi ngân hàng đều có ý nghĩa và chúng đều tác động cùng chiều với tinh thần khởi nghiệp, khi tăng một trong ba yếu tố trên (hoặc cả ba) thì tỷ lệ doanh nghiệp mới của một quốc gia cũng theo đó mà tăng lên và ngược lại. Mặc dụ trước đây có các nghiên cứu của Gwartney, Holcombe và Lawson (2006); Bowen và Clercq (2007) từng nghiên cứu về vốn tài chính với tinh thần kinh doanh nhưng cũng chưa làm rõ tác động của từng yếu tố cụ thể đại diện cho mức độ phát triển tài chính như trong nghiên cứu này. Do đó đây là một phát hiện mới và có thể khai thác tiếp tục trong những nghiên cứu sau này.
Thứ hai, mức độ phát triển tài chính có tác động phi tuyến tính đến tinh thần khởi nghiệp. Theo kết quả mơ hình, hệ số hồi quy của cả ba biến phát triển tài chính phi tuyến
của biến phát triển tài chính và tỷ lệ khởi nghiệp có dạng hàm số lồi. Cho thấy ở các quốc gia có mức độ phát triển tài chính thấp thì sự gia tăng của vốn tài chính sẽ dẫn đến sự gia tăng trong tinh thần khởi nghiệp, nhưng khi một quốc gia có mức độ phát triển tài chính cao hơn thì sự tác động của sự gia tăng của vốn tài chính lên tinh thần khởi nghiệp sẽ giảm dần, đến một mức độ nhất định sẽ khơng cịn làm tăng tinh thần khởi nghiệp, thậm chí cịn làm giảm tỷ lệ doanh nghiệp mới hình thành.
Thứ ba, mức độ phát triển tài chính sẽ ảnh hưởng lớn đến sự tác động của nguồn vốn nhân lực lên tinh thần khởi nghiệp. Cụ thể hơn, đối với một quốc gia có mức độ phát
triển tài chính cao, thì sự tăng lên của giáo dục khơng cịn làm tinh thần khởi nghiệp tăng lên nữa và thậm chí là giảm đi. Trong trường hợp khơng có đủ vốn tài chính, các quốc gia được hưởng lợi rất nhiều từ sự gia tăng tuyển sinh đại học, khi mà giáo dục đại học cung cấp nhiều kỹ năng cần thiết giúp nhận biết nhiều cơ hội kinh doanh và do đó tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp mới tăng lên mạnh mẽ. Nhưng một khi sự phát triển tài chính được cải thiện đối với các quốc gia, thì tác động của giáo dục trong việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp bị giảm đi và thậm chí là làm giảm tỷ lệ khởi nghiệp. Nói một cách đơn giản, tác động của giáo dục đại học lên tỷ lệ khởi nghiệp mạnh nhất ở các quốc gia có mức độ vốn khả dụng và phát triển tài chính thấp nhất.
Cuối cùng là ở những nước đang phát triển – có thu nhập thấp hơn mức trung bình, để tăng tỷ lệ khởi nghiệp thì nên tập trung cải thiện giáo dục hơn là tập trung vào phát triển tài chính. Bởi vì đối với nhiều nước đang phát triển, việc có cả lĩnh vực tài chính mạnh và mức vốn con người cao có thể khó xảy ra do hạn chế về nguồn lực. Theo kết quả nghiên cứu trên ta có thể thấy rằng đối với các nước này mức độ tuyển sinh đại học thấp thì sẽ khơng mang lại lợi ích gì cho tinh thần khởi nghiệp ngay cả khi sự phát triển tài chính trở nên tốt hơn. Do đó, các quốc gia có thu nhập bình qn đầu người dưới mức trung bình thì sự gia tăng vốn nhân lực lành nghề và kinh nghiệm làm việc sẽ làm tăng tinh thần khởi nghiệp nhiều hơn so với các quốc gia có thu nhập bình qn đầu người cao hơn trung bình. Đây cũng là một phát hiện mới mẻ và có nhiều khía cạnh khác để khai thác sâu hơn cho các nghiên cứu sau này.